Cần có cơ chế hỗ trợ người có HIV không bảo hiểm y tế
Phát hiện thuốc điều trị ung thư phổi có thể tiêu diệt các tế bào HIV | |
Tỷ lệ nam giới có nguy cơ tử vong vì HIV/AIDS cao hơn nữ giới | |
[Infographics] Những tiến bộ vượt bậc trong công tác điều trị HIV |
Điều trị cho bệnh nhân có HIV tại Hải Phòng. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN) |
Hội thảo tổ chức nhằm thảo luận về các rào cản trong việc tiếp cận dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho các nhóm dễ bị tổn thương trong phòng, chống HIV/AIDS và thu thập các ý kiến của cộng đồng về dự thảo sửa đổi luật Luật phòng, chống HIV/AIDS. Tại hội thảo, nhiều ý kiến chia sẻ cho hay, nhiều người nhiễm HIV/AIDS có tâm lý lo sợ bị kỳ thị, phân biệt đối xử nên không muốn cung cấp thông tin để tham gia bảo hiểm y tế.
Đặc biệt, một số bệnh nhân tuy có thẻ bảo hiểm y tế nhưng sẵn sàng bỏ tiền túi ra khám chữa bệnh hoặc đến nơi không được hưởng bảo hiểm y tế để che giấu tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người nhiễm HIV chưa sẵn sàng mua thẻ bảo hiểm y tế do còn trông chờ sự hỗ trợ của Nhà nước hoặc các dự án.
Người có HIV cũng thường gặp những khó khăn về giấy tờ tùy thân, không có hộ khẩu, gặp nhiều rào cản về chính sách bảo trợ xã hội…Vì vậy, nhiều người không tiếp cận được với việc mua thẻ bảo hiểm y tế để điều trị. Vì vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần có cơ chế hỗ trợ người có HIV không có bảo hiểm y tế hoặc những người nhiễm HIV thi hành án trong trại giam… để họ được điều trị tốt nhất với kinh phí không quá lớn.
Ông Chu Quốc Ân – chuyên gia, nguyên Cục trưởng Cục phòng chống HIV/AIDS, kiến nghị xem xét, đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cho phù hợp với bối cảnh mới và nguyện vọng của người có HIV. Bên cạnh đó, các vấn đề cần xem xét sửa đổi bổ sung tập trung vào tiếp cận phổ cập dịch vụ dự phòng, xét nghiệm HIV, điều trị HIV cho tất cả, đảm bảo bí mật, đặc biệt là chống kỳ thị và phân biệt đối xử.
Theo báo cáo của Cục Phòng chống HIV/AIDS, luỹ tích đến nay, số người nhiễm HIV còn sống là 208.371 người và số bệnh nhân AIDS còn sống là 90.493 người... Bảo hiểm y tế được Chính phủ xác định là giải pháp bền vững cho việc đảm bảo điều trị HIV/AIDS nói chung và điều trị bằng thuốc ARV cho người nhiễm HIV./.
Theo Thùy Giang/vietnamplus.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39