Cam kết không để bệnh nhân nằm ghép: Đẩy bệnh nhân ra viện sớm?

Lâu nay, việc nằm đôi, nằm ba thậm chí nằm cả dưới đất là nỗi ám ảnh của bệnh nhân mỗi khi phải vào viện điều trị nội trú. Nhằm giảm tải, mới đây, 13 bệnh viện thuộc tuyến trung ương đã ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép. Động thái này khiến không ít người vui, nhưng cũng khiến nhiều người lo khi mà cơ sở hạ tầng tại các bệnh viện chưa được cải thiện thì việc cam kết này liệu có khả thi?

Dồn khó lên bệnh nhân

Theo Phó cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Trần Quý Tường, sẽ không có chuyện bệnh nhân bị cơ sở y tế "đẩy" ra ngoài điều trị ngoại trú để BV đạt chỉ tiêu về giảm tải. Việc điều trị bệnh vẫn được bảo đảm đúng theo quy trình của Bộ Y tế. Hiện nay, ở nước ngoài, các BV cũng đang thực hiện mục tiêu giảm số giờ nội trú của bệnh nhân, tăng hiệu suất điều trị.

Tại khoa D3, Bệnh viện E – một trong 13 bệnh viện đầu tiên ký cam kết không để bệnh nhân nằm ghép, ông Ngô Trí T. (Cầu Giấy, Hà Nội) suốt tuần qua vẫn trong cảnh nằm tráo đầu đuôi với một bệnh nhân khác cùng giường. Ông bảo, khoa toàn người già lại mắc các bệnh thần kinh, huyết áp (người béo quá khổ, người thì đặt lưng là ngáy hoặc rên) trong khi phòng bệnh chưa đến  10m2 lại kê tới 6 giường với 12 người bệnh cộng với người chăm nuôi khiến phòng lúc nào cũng chật ních, ngột ngạt. Tình trạng này diễn ra tương tự tại các phòng kế bên. Chỉ đến thứ 6 tuần trước, một số bệnh nhân ra viện thì ông T. cùng các bệnh nhân còn lại mới được nằm mỗi người một giường.

Tương tự, tại Bệnh viện Nhi trung ương, tuyến cuối chuyên ngành nhi, dù lãnh đạo bệnh viện khẳng định 4 tháng qua không còn tình trạng nằm ghép nhưng  ngay tại buổi ký cam kết với Bộ Y tế (20/1), vẫn có ý kiến cho rằng, trong những ngày qua, nhiều bệnh nhân vào bệnh viện vẫn phải nằm ghép nếu không khám chữa bệnh dịch vụ. Thậm chí, để thực hiện mục tiêu giảm tải, có bệnh nhi phải chuyển sang hình thức điều trị ngoại trú, nhưng vì nhà xa nên người nhà đã phải thuê trọ ở gần bệnh viện để hằng ngày tiện vào viện điều trị.

Câu hỏi được đặt ra, phải chăng vì chạy theo thành tích, chạy theo cam kết với Bộ Y tế, mà bệnh viện đã dồn khó khăn lên bệnh nhân, nhất là những bệnh nhân ngoại tỉnh?. Không trả lời thẳng vào câu hỏi, ông Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho rằng, cam kết này khả thi. Vì bệnh viện đã đưa ra một loạt biện pháp giảm tải như  mở rộng khoa, kê thêm được 290 giường, nâng cao năng lực quản lý, khám chữa bệnh, mỗi bác sĩ chỉ khám 50-60 bệnh nhân/ngày thay vì 80 bệnh nhân như trước... Ông Hải  nhấn mạnh, thay vì chỉ định cho nhập viện ồ ạt như trước, giờ bệnh viện sẽ phải sàng lọc bệnh nhân. Nếu là bệnh nhân nặng thì sẽ cho nhập viện, nhẹ được chuyển tuyến dưới; bệnh nhân cần theo dõi sẽ được lưu lại trong khoảng từ 12 giờ đến 24 giờ, sau đó mới quyết định có điều trị nội trú hay không. Lãnh đạo Bệnh viện Nhi cho rằng, phải đợi đến giữa 2015 mới đánh giá các biện pháp  giảm tải có bền vững hay không. Về lâu dài, bệnh viện sẽ đưa tòa nhà 16 tầng vào hoạt động và xây thêm cơ sở 2, khi đó chắc chắn không còn tình trạng nằm ghép.

Bệnh nhân vẫn phải nằm ghép tại Bệnh viện E

57698

Liệu có khả thi?

Theo kế hoạch mà Bộ Y tế đặt ra, trong năm 2015, không chỉ có 13 bệnh viện ký cam kết giải quyết dứt điểm tình trạng quá tải khiến bệnh nhân phải nằm ghép mà mục tiêu sẽ là 38 bệnh viện tuyến trung ương  ký cam kết này. Đây được coi như là nhiệm vụ trọng tâm của ngành mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định.  Bộ trưởng nhấn mạnh, tới đây, những hình ảnh bệnh nhân nằm, ngồi vạ vật ở hành lang BV, những đứa trẻ khóc ngặt chờ được khám bệnh sẽ chỉ còn trong dĩ vãng.

Rõ ràng từ quyết tâm hành động đến hiệu quả thực tế có thể là một chặng đường dài không dễ thực hiện. Nhất là trong bối cảnh cơ sở vật chất của ngành y còn có sự hạn chế. Thẳng thắn trả lời lý do vì sao không ký cam kết trong đợt này, PGS.TS Đỗ Doãn Lợi, Phó giám đốc BV Bạch Mai thừa nhận bệnh viện chưa chuẩn bị đủ cơ sở vật chất để "nói không với nạn nằm ghép". Hiện, tại bệnh viện còn 10/25 khoa (tim mạch, ung thư, hô hấp, thận, nội tiết, thần kinh...) vẫn xảy ra tình trạng quá tải.

Một vấn đề khác được đặt ra, liệu mục tiêu giảm tải được thực hiện một cách nửa vời hay không, và Bộ Y tế có cách nào giám sát được việc này với những bệnh viện không thực hiện đúng cam kết? Về vấn đề này, ông Trần Quý Tường, Cục phó Cục Khám chữa bệnh ( Bộ Y tế) cho rằng, hiện chưa có chế tài phạt hay xử lý bệnh viện vi phạm cam kết. Trước mắt, Bộ Y tế sẽ đề xuất thực hiện cắt thi đua khen thưởng, thậm chí là cả phần thu nhập tăng thêm, quy trách nhiệm  với cán bộ lãnh đạo nếu bệnh viện vẫn để xảy ra tình trạng bệnh nhân nằm ghép.  Từ ngày 27/2, Bộ Y tế sẽ thành lập các đoàn kiểm tra giám sát việc thực hiện cam kết của các bệnh viện. Nếu phát hiện bệnh viện không thực hiện đúng, hoặc vi phạm nội dung cam kết, bệnh nhân và người nhà có thể gọi điện phản ánh qua đường dây nóng Bộ Y tế.

Nội dung của bản cam kết được đưa ra là tùy theo khả năng của từng nơi, các bệnh viện sẽ thực hiện một trong số nội dung: Bảo đảm mỗi người bệnh sẽ được bố trí một giường bệnh ngay sau khi vào điều trị nội trú; bảo đảm tối đa sau 24 hoặc 48 giờ kể từ khi nhập viện, mỗi người được bố trí một giường bệnh chậm sau 48 giờ bệnh nhân nhập viện phải bố trí mỗi người bệnh có một giường nằm. Bộ Y tế cho biết, trong năm 2015 sẽ tiến hành 3 đợt ký cam kết.  Đợt đầu tiên gồm 13 bệnh viện: Nhi trung ương, Lão khoa quốc gia, Việt - Đức, E, Da liễu trung ương, Răng hàm mặt trung ương, Nhiệt đới trung ương, Châm cứu trung ương, Tâm thần trung ương 1, Đa khoa trung ương Huế, Đa khoa trung ương Thái Nguyên, Việt Nam - Thụy Điển (Uông Bí) và Việt Nam - Cuba (Đồng Hới)

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao

Một số địa phương cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID đạt tỷ lệ cao

(LĐTĐ) Đến thời điểm hiện tại, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chính thức triển khai cấp Phiếu Lý lịch tư pháp ( LLTP) qua VneID trên địa bàn. Một số địa phương đạt tỷ lệ cấp Phiếu LLTP qua VNeID cao như: Hà Nội (82%), Thừa Thiên Huế (80%), Thành phố Hồ Chí Minh (trên 40%)…
Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

Hôm nay (25/12): Giá dầu thế giới tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (25/12), giá dầu thế giới quay đầu tăng hơn 1%, so với mức giảm của phiên trước đó do triển vọng ngắn hạn và nguồn cung được thắt chặt. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 70,17 USD/thùng, tăng 1,34%; giá dầu Brent ở mốc 73,65 USD/thùng, tăng 1,31%.
Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private

Techcombank nâng tầm phong cách sống qua những trải nghiệm xứng tầm dành cho hội viên Private

(LĐTĐ) “Kiến tạo những chuẩn mực mới và riêng biệt dành cho khách hàng cao cấp” là phương châm Techcombank luôn hướng tới khi xây dựng các chương trình đặc quyền dành cho các Hội viên Private.
Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024

Mỹ Đức: Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng trong hoạt động công đoàn năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 24/12, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) năm 2024; triển khai nhiệm vụ và phát động phong trào thi đua năm 2025.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 25/12: Sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 25/12, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng.
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội

(LĐTĐ) Giáng sinh là ngày lễ lớn được mong chờ. Tại Thủ đô, những ngày này, nhiều tuyến phố được trang trí cờ hoa rực rỡ, nhất là khu vực Nhà thờ Lớn Hà Nội.
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng

(LĐTĐ) Chiều 24/12, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh - Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND Thành phố chủ trì phiên họp thứ 2 của Ban Chỉ đạo.

Tin khác

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh

Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Trong năm 2025, ngành Y tế Thủ đô sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong quản lý điều hành, khám bệnh chữa bệnh, hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử, mở rộng triển khai Bệnh án điện tử để người dân được thụ hưởng các tiện ích trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả

Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả

(LĐTĐ) Sáng 24/12, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị triển khai công tác y tế năm 2025 để tổng kết, đánh giá việc triển khai công tác y tế năm 2024, và phương hướng, nhiệm vụ trong năm 2025. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, năm 2024, Bộ đã triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm, quan trọng, đặc biệt là hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 13/12 đến ngày 20/12), toàn Thành phố ghi nhận 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết; giảm 59 trường hợp so với tuần trước.
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con

(LĐTĐ) Hơn một thập kỷ tìm con của người lính biên phòng Vàng A Chua và cô gái H'Mông Lý Thị Xía nay đã đón hai thiên thần nhỏ đáng yêu. Căn nhà nhỏ quạnh hiu ngày nào nay đã ngập tràn tiếng cười nói trẻ thơ, chấm dứt những ngày mòn mỏi mong con của cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên

(LĐTĐ) Hướng đến kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12), nhằm trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản và kỹ năng sống cho vị thành niên, thanh niên vừa qua Chi cục Dân số Hà Nội phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên tổ chức Hội thi Rung chuông vàng tại Trường Trung học cơ sở Chu Văn An (quận Long Biên, Hà Nội).
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn

(LĐTĐ) Chương trình “Hỗ trợ quân nhân hiếm muộn - Yêu thương lan tỏa” chính là nguồn động viên, tiếp thêm nghị lực, sức mạnh cho các gia đình quân nhân hiếm muộn kiên trì, bền bỉ trong hành trình “tìm con” của mình càng có ý nghĩa hơn khi toàn quân đang hướng tới 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E

(LĐTĐ) Trong 4 nạn nhân trong vụ cháy quán hát trên đường Phạm Văn Đồng đang được cấp cứu, điều trị tại Bệnh viện E, có 2 người đã được chuyển vào khu hồi sức đặc biệt.
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên

(LĐTĐ) Ngày 17/12, Trung tâm Y tế (TTYT) quận Long Biên phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận, Trường Trung học cơ sở (THCS) Chu Văn An tổ chức Hội thi Rung chuông vàng “Tìm hiểu kiến thức về Dân số, sức khỏe sinh sản vị thành niên/thanh niên” cho học sinh tại Trường.
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi

(LĐTĐ) Giai đoạn mùa Đông Xuân với nền nhiệt thay đổi thất thường, độ ẩm cao làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, trong đó có bệnh sởi. Đáng lo ngại, nhiều người lầm tưởng bệnh sởi chủ yếu là trẻ em mắc, nhưng trên thực tế, người lớn cũng dễ mắc bệnh này và có thể gặp những biến chứng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
Xem thêm
Phiên bản di động