Cải thiện điều kiện an toàn, vệ sinh lao động cho lao động trẻ
Phát biểu khai mạc Diễn đàn đối thoại, ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn Lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) cho biết: Tại Việt Nam, trong năm 2017, trên toàn quốc đã xảy ra 8.956 vụ tai nạn lao động (TNLĐ) làm 9.173 người bị nạn (bao gồm cả khu vực có quan hệ lao động và khu vực người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động). Trong đó, số vụ TNLĐ chết người: 898 vụ, làm 928 người chết.
Đại diện ILO phát biểu tại Diễn đàn đối thoại “Vì một thế hệ lao động an toàn và khỏe mạnh: Cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho lao động trẻ” |
Do đó, việc tổ chức và tham gia Diễn đàn đối thoại “Vì một thế hệ lao động an toàn và khỏe mạnh: Cải thiện điều kiện an toàn vệ sinh lao động cho lao động trẻ” nhằm hướng tới một chiến dịch hành động làm nổi bật tầm quan trọng của việc giải quyết những thách thức này và cải thiện an toàn và sức khoẻ cho người lao động trẻ, không chỉ để thúc đẩy việc làm bền vững của thanh thiếu niên mà còn liên kết những nỗ lực này để chống lại các nguy cơ và các hình thức khác của lao động trẻ em.
Phát biểu tại diễn đàn, đại diện ILO cũng khẳng định, đây là Diễn đàn ba bên đầu tiên về an toàn sức khỏe nghề nghiệp dành cho thanh niên tại Việt Nam, được tổ chức trong khuôn khổ Ngày Thế giới về An toàn và sức khỏe tại nơi làm việc 28/4. Theo đó, chủ đề của Ngày Thế giới An toàn và sức khỏe 28/4 năm nay là “Vì một thế hệ lao động an toàn và khỏe mạnh”.
Hướng tới mục tiêu trên, ILO đã phát động một chiến dịch nhằm thúc đẩy hành động để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, hướng tới mục tiêu tạo môi trường làm việc an toàn và an toàn cho tất cả người lao động vào năm 2030, trong đó nhấn mạnh đến thế hệ lao động trẻ và mục tiêu loại bỏ các hình thức lao động trẻ em bất hợp pháp vào năm 2025.
Theo ước tính của ILO, hàng năm có khoảng trên 2,3 triệu người chết liên quan đến thương tích và bệnh nghề nghiệp, trong đó có khoảng trên 350.000 người chết do tai nạn lao động và khoảng 2 triệu người chết do bệnh nghề nghiệp. Ngoài ra, hơn 313 triệu người lao động gặp phải tai nạn lao động tuy không gây tử vong, nhưng cũng để lại thương tích nặng nề và mất đi khả năng lao động.
Cũng theo ILO, mỗi ngày có khoảng 6.400 người chết do tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp; 860.000 người bị thương khi làm việc. Gánh nặng do thương tích, ốm đau và tử vong dẫn tới những thiệt hại nặng nề về con người và kinh tế đặt ra nhu cầu bức thiết về việc đầu tư thỏa đáng vào công tác an toàn vệ sinh lao động ở cấp quốc tế, quốc gia và cấp doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Yêu cầu các địa phương báo cáo thưởng Tết trước ngày 15/12
Đời sống 07/11/2024 16:30
Hà Nội: 30 nhà giáo tham gia Hội giảng Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024
Đời sống 30/10/2024 22:30
Đề xuất tiêu chí xác định người lao động có thu nhập thấp
Đời sống 23/10/2024 16:06
Trình Thủ tướng phương án nghỉ Tết Âm lịch 9 ngày
Đời sống 23/10/2024 06:00
Giá điện, giá chung cư đều tăng: Người lao động càng thêm gánh nặng!
Lao động 12/10/2024 21:01
Thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện
Đời sống 08/10/2024 06:17
Hàn Quốc ân hạn với lao động nước ngoài cư trú bất hợp pháp tự nguyện về nước
Đời sống 05/10/2024 11:45
Hà Nội: Hộ gia đình nuôi 2 con học đại học, cao đẳng được hỗ trợ vay vốn chính sách
Đời sống 04/10/2024 15:49
Đề nghị bỏ đề xuất sinh viên làm thêm không quá 24 giờ mỗi tuần
Đời sống 25/09/2024 22:33