Cải tạo lại hệ thống cây xanh Thủ đô: Cần sự đồng bộ

Cây xanh giúp giảm ô nhiễm không khí trong thành phố, tuy nhiên sự đa dạng của hệ thông cây xanh trên đường phố Hà Nội lại đang gây ra nhiều phiền toái. Chính vì vậy, việc cải tạo lại hệ thống cây xanh trong thành phố trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Thay thế cây xanh trên 17 tuyến phố

Đánh giá thực trạng cây xanh đường phố trên địa bàn các quận nội thành Hà Nội, ông Hoàng Nam Sơn, Phó giám đốc Sở Xây dựng, cho biết: Hơn 50.000 cây bóng mát hai bên đường chủ yếu là xà cừ, muồng , bằng lăng, phượng, hoa sữa, bàng, sấu… Trung bình mỗi tuyến phố có từ 5-7 loại cây khác nhau. Không chỉ “lộn xộn” về kích thước, hình dạng làm mất cảnh quan, nhiều cây xanh còn có nguy cơ bật gốc, gãy đổ vì rễ ăn nổi và bị sâu mọt... Đặc biệt, việc quản lý, chăm sóc cây xanh gặp nhiều khó khăn. Sau khi rà soát, ngay trong quý I /2015, Sở Xây dựng sẽ tiến hành thay thế dần những cây xanh có chủng loại, kích thước không phù hợp với cảnh quan trên 17 tuyến phố thuộc 4 quận nội thành gồm Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, chặt hạ 787 cây và trồng lại 775 cây.

Cũng theo ông Sơn, việc quy hoạch cây xanh trên các tuyến phố sẽ căn cứ vào số lượng cây hiện tại. Loại cây nào có số lượng nhiều nhất trên tuyến phố sẽ được lựa chọn là cây chủ đạo trên tuyến phố đó và mỗi tuyến phố chỉ có từ 1-2 loại cây. Như vậy, Hà Nội sẽ có hàng loạt tuyến phố có cây xanh chủ đạo: phố Hai Bà Trưng, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Bài, Phan Đình Phùng cây chủ đạo là sấu; phố Lý Thường Kiệt là phượng; Trần Hưng Đạo là sấu, Ngô Thì Nhậm là sữa; Hàng Bạc, Cầu Gỗ là cây bằng lăng. Tuy nhiên, do lịch sử để lại, trên các tuyến phố này vẫn có một tỷ lệ nhất định những loại cây khác và chúng sẽ được thay thế dần. Theo đại diện Công ty TNHH một thành viên cây xanh Hà Nội, việc chặt hạ, trồng thay thế nhằm đảm bảo an toàn giao thông cũng như mỹ quan đô thị cho các tuyến phố được chia làm 2 loại: một loại có giá trị sử dụng sẽ đưa về vườn ươm của thành phố chăm bón để quay trở lại trồng tại các dự án khác, loại còn lại cong nghiêng, đổ gẫy sẽ chặt bỏ...

15 loài cây sẽ được trồng trên đường phố Hà Nội: Thàn mát (sưa trắng), muồng, hoàng yến, bằng lăng, ngọc lan trắng, hoàng lan, sếu (cây cơm nguội) ,sấu, sao đen, chẹo, long não, lát hoa, vàng anh, muồng nhạt, giáng hương, nhội. Những loài cây này có nguồn gốc châu Á, Đông Nam Á, châu Phi. Có dáng đẹp, rễ trụ ăn sâu, sống lâu, khỏe, chịu hạn tốt, hoa đẹp...

Xã hội hóa cải tạo hệ thống cây xanh

Cũng theo ông Sơn, do điều kiện ngân sách TP còn hạn chế, vì vậy việc thay  mới cây xanh sẽ được áp dụng hình thức xã hội hóa, kêu gọi các đơn vị doanh nghiệp tham gia. Được biết, đến nay đã có 8 doanh nghiệp xin đăng ký tham gia với tổng mức kinh phí thực hiện khoảng 73 tỷ đồng.

Hà Nội đã có quy hoạch  hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Theo đó, phấn đấu đến năm 2030, Hà Nội đạt chỉ tiêu 70% không gian xanh, 30% đô thị sẽ trở thành thành phố xanh, sạch cơ bản giải quyết vấn đề ô nhiễm trong khu vực nội thành cũ, cải thiện môi trường sinh hoạt của người dân Thủ đô. Trong thời gian tới, cơ quan chức năng cần nghiên cứu, cân nhắc kỹ lưỡng khi quyết định trồng loại cây nào và chặt bỏ những loại cây không phù hợp với không gian đô thị.  Ngoài ra, việc thường xuyên đào bới đường phố để xây dựng, cải tạo các công trình ngầm, làm vỉa hè… đã vô tình cắt bỏ nhiều rễ ngang khiến bộ rễ của cây không còn cân đối với độ lớn của thân và tán. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến nhiều cây bị gãy đổ khi gặp dông, bão.

Để có một cây xanh bóng mát, thân cây có đường kính từ 10-15 cm thì phải mất khoảng 10 năm, và thêm 20-30 năm nữa cho đến khi cây ra bóng mát. Như vậy, với việc chặt hạ đi 1 cây, sẽ phải mất khoảng 30-40 năm sau mới có 1 cây như thế để bù vào. Hơn nữa, với điều kiện ngân sách còn hạn chế như hiện nay, triển khai như thế nào cho phù hợp với thực tế là bài toán cần phải cân nhắc kỹ, tránh tình trạng lãng phí trong việc đầu tư dàn trải, không hiệu quả.

T.Dũng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh

(LĐTĐ) Theo Sở Xây dựng Hà Nội, tính đến cuối tháng 10, trên địa bàn Hà Nội có thêm 14 dự án nhà ở, với 12.260 căn hộ cao tầng và thấp tầng đủ điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo Luật Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”

(LĐTĐ) “Siêu mỏng, siêu méo” là cụm từ quen thuộc để gọi những căn nhà hầu hết đều mọc lên sau khi giải phóng mặt bằng, mở rộng các tuyến đường. Trong nỗ lực để xóa bỏ tình trạng này, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 61 quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn, trong đó có nêu rõ phương án đối với các ngôi nhà với diện tích còn lại quá nhỏ sau khi triển khai thực hiện dự án.
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 23 (ban hành ngày 25/7/2019) của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong tháng 10/2024, Thanh tra Sở Xây dựng Thành phố đã phối hợp các đơn vị liên quan kiểm tra 6.166 lượt, phát hiện 31 trường hợp công trình vi phạm trật tự xây dựng, tăng 7 trường hợp so với cùng kỳ năm 2023 (tăng 29,2%).
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, huyện Thanh Trì đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng của 10 dự án, phê duyệt phương án thu hồi đất được một phần của 20 dự án, đạt 130% so với thời điểm cùng kỳ năm 2023.
Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

Đồng Nai: Nước sông dâng cao khiến nhiều nhà dân bị ngập nặng

(LĐTĐ) Đến chiều ngày 29/10, dù nước tại một số khu vực ở phường Phước Tân, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai đã rút nhưng nhiều nơi nhà dân vẫn còn bị ngập sâu.
Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

Cảnh sát trật tự Công an thành phố Hà Nội triển khai hiệu quả nhiệm vụ công tác

(LĐTĐ) Trong tháng 10/2024, lực lượng Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh Công an thành phố Hà Nội đã triển khai hiệu quả các nhiệm vụ công tác và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

TP.HCM: Thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có tờ trình số 6520 đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho phép UBND Thành phố thí điểm thành lập Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị trực thuộc UBND các quận, huyện.
Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

Quyết tâm xây dựng Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh trật tự, văn minh đô thị

(LĐTĐ) Việc triển khai xây dựng "Công an phường điển hình, kiểu mẫu về an ninh, trật tự và văn minh đô thị" trên địa bàn quận Ba Đình (Hà Nội) đã khẳng định sự lan tỏa mạnh mẽ tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đây là tiền đề quan trọng để xây dựng lực lượng Công an nhân dân thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; là nền tảng cho việc giữ vững an ninh trật tự từ sớm, từ xa, từ cơ sở, vì nhân dân phục vụ.
100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

100% hộ dân đồng thuận bàn giao mặt bằng mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Với những nỗ lực tuyên truyền, vận động của lực lượng chức năng quận Thanh Xuân (Hà Nội), đến nay, 100% các hộ gia đình, cá nhân đã đồng thuận bàn giao mặt bằng trước thời điểm cưỡng chế thực hiện dự án mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân.
Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

Bắt đầu giải phóng mặt bằng phục vụ mở rộng phố Nguyễn Tuân

(LĐTĐ) Sáng 14/10, lực lượng chức năng của UBND quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã tiến hành thu hồi đất, khẩn trương bàn giao mặt bằng để thực hiện Dự án Cải tạo, mở rộng tuyến phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Xem thêm
Phiên bản di động