Cải cách chính sách bảo hiểm xã hội: Hiểu thế nào cho đúng?
Quyền lợi và nghĩa vụ khi thực hiện chính sách Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế | |
Phối hợp nâng cao công tác quản lý, thực thi chính sách BHXH |
Đóng BHXH tới 70% mức thu nhập?
Đến dự buổi giao lưu, anh Vũ Chí Kiên (Công ty Cổ phần Yên Đức) bày tỏ băn khoăn: “Tôi nghe nói sắp tới người lao động phải đóng BHXH tới 70% mức thu nhập có đúng không? Số tiền này do người sử dụng lao động đóng bao nhiêu % và người lao động phải đóng bao nhiêu %?”.
Toàn cảnh buổi giao lưu |
Giải đáp câu hỏi này, TS Nguyễn Xuân Thu – Phó Giám đốc Học viện Tư pháp cho biết: Trên tinh thần Nghị quyết số 28-NQ/TW được Hội nghị Trung ương 7 khóa XII thông qua ngày 23/5/2018, một trong những nội dung của Nghị quyết là từ năm 2021 trở đi, nhằm khắc phục tình trạng trốn đóng, đóng không đủ BHXH, ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động, thì tới đây, chính sách BHXH sẽ có bước sửa đổi quy định về căn cứ đóng BHXH của khu vực doanh nghiệp - ít nhất bằng khoảng 70% tổng tiền lương và các khoản thu nhập khác có tính chất lương của người lao động.
Tuy nhiên, theo TS Nguyễn Xuân Thu, đây mới chỉ là chủ trương được thể hiện trong Nghị quyết. Về mức đóng mà người lao động phải đóng hiện nay chưa có quy định cụ thể, cần chờ quy định bằng văn bản từ cơ quan quản lý Nhà nước. Hiện tại, tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW là đảm bảo cân bằng giữa mức đóng BHXH của doanh nghiệp và người lao động sao cho phù hợp để đảm bảo quan hệ lao động hài hòa.
Khẳng định chính sách BHXH đã từng bước khẳng định và phát huy vai trò là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, là sự bảo đảm thay thế, hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống, phát biểu tại buổi giao lưu, bà Lê Thị Bích Ngọc - Tổng Biên tập báo Lao động Thủ đô nhấn mạnh: Bảo hiểm xã hội là một trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tiền lương và bảo hiểm xã hội là hai chính sách quan trọng ảnh hưởng đến đông đảo người lao động, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo thực hiện thông qua nhiều Nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật. Nhiều chính sách về tiền lương và BHXH đã đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân trong công tác an sinh xã hội, bảo đảm tiến độ và công bằng xã hội, thể hiện tính ưu việt, bản chất tốt đẹp của chế độ ta.
Hội nghị Trung ương 7 khóa 12 đã ban hành Nghị quyết số 27 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; ban hành Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH. Đây là hai chính sách người lao động đặc biệt quan tâm, liên quan đến quyền lợi sát sườn của người lao động, nhưng để hiểu đúng nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi, thực hiện đúng BHXH cụ thể như thế nào, theo hướng nào thì không phải CNVCLĐ nào cũng nắm được... Vì vậy, những cuộc giao lưu trực tuyến được tổ chức như thế này rất hữu ích.
Nhiều băn khoăn được giải đáp thỏa đáng
Chị Trần Thị Thu Hằng, giáo viên Trường THCS Trưng Vương (Hà Nội) nêu câu hỏi: Con tôi 6 tuổi bị ốm phải nhập viện 7 ngày và tôi nghỉ làm để chăm sóc cháu. Vậy, tôi có được nhận tiền BHXH trong thời gian nghỉ làm 7 ngày đó không? Trao đổi về vấn đề này, chuyện gia Nguyễn Thị Oanh - Phó Trưởng Phòng Chính sách Tiền lương và BHXH (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) cho biết: Theo quy định của Luật BHXH, cụ thể tại Điều 25 Luật BHXH thì thời gian mẹ nghỉ chăm con ốm vẫn được hưởng tiền BHXH nhưng chị phải hoàn tất hồ sơ và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Tại khoản 1 Điều 100 Luật BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau là bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp con của người lao động điều trị nội trú. Trường hợp con của người lao động điều trị ngoại trú phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Cũng liên quan đến vấn đề này, một giáo viên Trường Tiểu học Nguyễn Du đặt vấn đề: Mẹ nghỉ để chăm sóc con ốm có bị trừ lương không? Trả lời câu hỏi này, TS Nguyễn Xuân Thu cho biết: Về nguyên tắc, người lao động có đi làm thì mới được hưởng lương, do vậy chị sẽ không được nhận lương do không đi làm. Những ngày nghỉ chăm con, chị sẽ được nhận tiền trợ cấp từ cơ quan BHXH.
Giải đáp ý kiến của một số lao động về trường hợp lao động nam tham gia BHXH có được hưởng chế độ khi vợ sinh con không; hoặc trường hợp chỉ có chồng tham gia BHXH, vợ không tham gia BHXH thì lao động nam có được hưởng chế độ thai sản? Chuyên gia Nguyễn Thị Oanh cho biết: Khi có vợ sinh con, thì thời gian nghỉ việc hưởng chế độ của người chồng là 5 ngày làm việc với sinh thường 1 con; 7 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật hoặc sinh con dưới 32 tuần tuổi; 10 ngày làm việc với trường hợp sinh đôi, từ sinh ba thì thêm mỗi con được nghỉ thêm 3 ngày làm việc, tối đa không quá 14 ngày làm việc; trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc. Thời gian hưởng chế độ không tính ngày lễ, tết, nghỉ hàng tuần (Lưu ý: Người lao động chỉ được hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương hoặc nghỉ phép).
Bà Oanh cũng cho biết thêm, ngoài ra, người chồng được hưởng trợ cấp 1 lần khi thỏa mãn điều kiện: Người chồng có vợ không tham gia BHXH, không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản. Người chồng phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi vợ sinh; mức trợ cấp 1 lần = 2 x lương cơ sở tháng.
Chị Nguyễn Minh - nhân viên Ngân hàng nêu trường hợp của người thân là lao động nam, tính hết 31/12/2018 được 55 tuổi và đã đóng BHXH được 36 năm. Tuy nhiên, lao động này bị đột quỵ nên muốn xin nghỉ hưu trước tuổi, vậy, trong trường hợp này, lao động nam có được hưởng lương hưu hay không? Theo chuyên gia Nguyễn Thị Oanh: Việc nghỉ hưu hưởng chế độ được căn cứ trên hai điều kiện về tuổi đời và năm công tác.
Trong trường hợp này, lao động nam đã đóng BHXH được 36 năm tức là đủ thời gian công tác nhưng lại chưa đủ tuổi đời. Vì lao động nam bị đột quỵ sức khỏe yếu nên có thể đi giám định sức khỏe, nếu sức khỏe tổn hại từ 61% trở lên thì sẽ được nghỉ hưu trước tuổi hưởng lương hưu, nếu giám định không đạt kết quả trên hoặc không đi giám định thì phải chờ đến đủ tuổi đời mới được nghỉ hưu hưởng BHXH; nếu lao động không chờ mà nghỉ hưu sớm thì sẽ bị trừ % cho số năm nghỉ hưu trước tuổi, ở đây là 5 năm.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30
Quy định về thời hạn nộp tiền BHXH bắt buộc hằng tháng
Chính sách 17/12/2024 09:42
Công ty nợ tiền bảo hiểm, người lao động có thể tham gia BHYT tự nguyện?
Chính sách 12/12/2024 06:57
100 đơn vị chậm đóng tiền BHXH từ 6-24 tháng
Chính sách 12/12/2024 06:49
Công ty nợ tiền BHXH, giải quyết chế độ thai sản thế nào?
Chính sách 10/12/2024 10:06
Cách tính mức trợ cấp hằng tháng cho người không đủ điều kiện hưởng lương hưu
Chính sách 08/12/2024 22:02
Quy định về thời điểm hưởng lương hưu có hiệu lực từ ngày 1/7/2025
Chính sách 07/12/2024 06:37