Cách nhận biết và đề phòng người bị “ngáo đá”
PGS.TS.BS Cao Tiến Đức. |
Thưa ông, tại sao khi sử dụng ma túy đá lại có hiện tượng bị “ngáo đá”?
PGS.TS.BS Cao Tiến Đức: “Ngáo đá” là hiện tượng xảy ra khi sử dụng ma túy đá có hoang tưởng ảo giác như ảo thị, ảo thanh, ám ảnh bị hại, bị giết, nhìn thấy quái vật. Trước hết, chúng ta phải hiểu được ma túy đá là một loại ma túy tổng hợp mạnh ở dạng tinh thể, có chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được tổng hợp từ các hóa chất. Chất kích thích khi vào cơ thể sẽ chi phối hành vi, khiến người sử dụng ma túy đá bị “ngáo đá” có thể giết người hoặc tự sát. Như trường hợp tôi được biết, một ca sĩ ở Hưng Yên khi lên cơn “ngáo đá” đã giết người yêu chỉ vì nghĩ cô này là quỷ. Anh ta ảo tưởng cô có lưỡi dài và đang bơm chất độc vào cơ thể mình. Hay một bệnh nhân tại huyện Mỹ Đức (Hà Nội) cũng vậy. Vì những ảo giác do ma túy đá mang lại đã khiến bệnh nhân này dùng dao đâm trọng thương bố, mẹ và em trai, sau đó tự rạch bụng mình cắt gần hết ruột non và nhảy xuống ao tự tử.
Vậy tại sao một người khi sử dụng ma túy mà người xung quanh không hay biết và chỉ khi họ gây ra tội ác mới bị phát hiện, thưa ông?
Đây là vấn đề rất nguy hiểm, vì khi sử dụng ma túy đá, người sử dụng sẽ nghiện ngay từ lần đầu tiên và những biến đổi tâm, sinh lý bên trong tâm tưởng của người sử dụng nên người xung quanh khó nhận biết. Chất kích thích có trong ma túy đá là chất kích thích mạnh, khi đi vào cơ thể làm biến đổi tư duy, tri giác, khiến người lương thiện thành kẻ hung hãn, độc ác.
Mặc dù ma túy đá khó nghiện hơn các loại khác, nhưng người ta thích sử dụng vì sự kích thích thần kinh mạnh. Đặc trưng nhất của người nghiện là gặp ảo giác, hoang tưởng, loạn thần. Cơn “ngáo đá” có thể diễn ra trong vài chục phút, vài giờ hoặc vài tháng. Pháp luật đã có quy định về trường hợp người phạm tội trong tình trạng say do dùng rượu hoặc các chất kích thích mạnh khác vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và “ngáo đá” cũng không ngoại lệ.
Được biết, khi người sử dụng ma túy đá trong thời gian dài không những sẽ bị “ngáo đá” mà còn có nguy cơ bị loạn thần. Có đúng không thưa ông?
Không hoàn toàn như vậy, nhưng theo tài liệu của Mỹ thì có tới 60% số người nghiện chất ma túy đá có bệnh lý tâm thần kèm theo như: Tâm thần phân liệt, rối loạn cảm xúc, trầm cảm... Tuy nhiên, nếu dùng liên tục trong thời gian dài, các triệu chứng đi kèm sẽ trở thành mãn tính. Hiện nay, “ngáo đá” chiếm khoảng 20% các trường hợp sử dụng ma túy đá. Ngoài ra, người nghiện còn có các biểu hiện rối loạn tâm thần khác. Chất gây nghiện này rất độc hại cho người sử dụng do được sản xuất thủ công, nên có nhiều tạp chất, dễ gây nhiễm độc. Người bị “ngáo đá” có các biểu hiện gần như giống với bệnh tâm thần phân liệt, nhưng mức độ nguy hiểm hơn. Nhiều trường hợp khiến bác sĩ nhầm lẫn do không nắm được tiền sử sử dụng ma túy của người bệnh, đã gây khó khăn trong quá trình điều trị.
Vậy, theo ông phải đối phó với người “ngáo đá” như thế nào?
Du nhập vào Việt Nam muộn, nhưng theo thống kê của cơ quan chức năng, tỉ lệ người sử dụng ma túy đá khá cao. Đặc biệt, những người này còn nguy cơ bị ảo giác, hoang tưởng nặng gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Còn theo điều tra của Viện Sức khỏe tâm thần cũng cho thấy một xã ở tỉnh Nam Định có 47 người sử dụng ma túy đá trong độ tuổi 18-60 (trên tổng số 10.000 dân). Đặc biệt, người sử dụng không có biểu hiện vật vã khi lên cơn thèm thuốc. Điều đó khiến gia đình không biết được con em sử dụng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Hay tại Khoa tâm thần (Bệnh viện Tâm thần Hà Nội), tôi được biết trong 6 tháng đầu năm 2016, Khoa cũng đã tiếp nhận 189 ca bị loạn thần. Trong đó, có 127 ca bị loạn thần do ma túy đá. Đáng chú ý, hiện, các bác sĩ của Khoa phải điều trị tích cực, cắt cơn nghiện cho hơn 20 trường hợp bị loạn thần do ma túy đá.
Sử dụng ma túy đá rất nguy hại, cần phải ngăn chặn sớm. Gia đình phải chịu trách nhiệm trong việc giáo dục, bảo vệ con trẻ khỏi tác động củac chất gây nghiện này. Sự hiểu biết còn mơ hồ, hạn chế của gia đình và bản thân giới trẻ là một phần nguyên nhân khiến loại ma túy độc hại này đang xâm nhập và tàn phá một bộ phận thanh niên.Trong trường hợp người thân có biểu hiện “ngáo đá”, gia đình cần tỏ ra đồng cảm, bình tĩnh, nhưng kiên quyết quản lý và nhanh chóng đưa đối tượng đến cơ sơ tâm thần để được điều trị và tư vấn. Người mới sử dụng cần sớm đoạn tuyệt với loại ma túy này. Bệnh nhân đã mắc nghiện, nên vào các trung tâm để được chữa trị phục hồi chức năng.
Ngáo đá” là hiện tượng xảy ra khi sử dụng ma túy đá có hoang tưởng ảo giác như ảo thị, ảo thanh, ám ảnh bị hại, bị giết, nhìn thấy quái vật. Trước hết, chúng ta phải hiểu được ma túy đá là một loại ma túy tổng hợp mạnh ở dạng tinh thể, có chứa chất dạng Methamphetamine hoặc Amphetamine được tổng hợp từ các hóa chất. Chất kích thích khi vào cơ thể sẽ chi phối hành vi, khiến người sử dụng ma túy đá bị “ngáo đá” có thể giết người hoặc tự sát. |
Thu Trang (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38