Cách giảm đau đớn cho bệnh nhân ung thư
Tây y kết hợp với Đông y sẽ giúp bệnh nhân ung thư nâng cao thể trạng, giảm đau đớn. Ảnh: Chí Cường |
Bỏ dở điều trị vì cơ thể đau đớn, kiệt quệ
Đặc điểm chung của u bướu là do sự tăng trưởng quá đà và sự lan tràn của các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát và tùy từng cơ quan, bộ phận cơ thể khối u sẽ gây ra tổn thương, làm mất chức năng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, suy kiệt khi khối u bướu phát triển ngày càng to gây chèn ép. Chẳng hạn, u phát triển ở vùng tiêu hóa sẽ chèn ép xâm lấn đường tiêu hóa. Bệnh nhân không ăn, đại tiện được…
Ngoài ra, sự phát triển của khối u phá hủy các khối cơ, các mô của cơ thể khiến cho cơ thể người bệnh phải tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Các dưỡng chất của cơ thể nuôi khối u khiến bệnh nhân suy kiệt, đau đớn, không ăn ngủ được. Tế bào ung thư lại có đặc điểm di căn các cơ quan khác.
Với y học hiện đại, ở giai đoạn sớm ung thư có thể được điều trị triệt để. Tuy nhiên, đa phần bệnh nhân ung thư phát hiện bệnh thường ở giai đoạn vừa, muộn nên các phương pháp điều trị Tây y sẽ rất nặng nề khiến cơ thể kiệt quệ mà chưa chắc đã tiêu diệt hết được tế bào ung thư.
Những phương pháp điều trị ung thư hiện nay ngoài tác động tích cực là tiêu diệt khối u còn tiềm ẩn những tác dụng phụ không mong muốn, một số người bệnh thậm chí phải bỏ dở, từ chối điều trị. Sau khi được điều trị bằng các phương pháp y học hiện đại, bệnh nhân ung thư sức khỏe thường có thể bị sa sút và chất lượng sống kém do tác dụng phụ của thuốc. Ví như sau phẫu thuật cắt khối u, bệnh nhân dễ sụt cân vì không thể ăn đầy đủ do đau, buồn nôn hay do các quy định hạn chế thức ăn. Sau các đợt hóa trị hay xạ trị, tế bào ác tính bị tiêu diệt thì những tế bào lành, tế bào vùng lân cận cũng bị tổn hại. Ảnh hưởng rõ rệt nhất là trên các tế bào máu được tạo ra từ tuỷ xương, tế bào chân tóc, tế bào niêm mạc miệng, đường tiêu hoá, trong tim, phổi, và hệ thống sinh sản. Đó là lý do vì sao sau hóa trị, xạ trị các bệnh nhân thường bị thiếu máu, khô miệng và khó nuốt, buồn nôn, mệt mỏi, rụng tóc, tiêu chảy, viêm da, đại tiểu tiện ra máu... nhiều khi phản ứng nghiêm trọng làm mất hoặc rối loạn chức năng: bệnh khỏi người cũng tàn phế. Đông y kết hợp Tây y trong điều trị u bướu làm giảm thiểu các tác dụng phụ và di chứng của hóa xạ trị, giúp người bệnh đỡ đau đớn khổ sở nhờ đó mà người bệnh hoàn thành liệu trình điều trị thuận lợi chất lượng sống được cải thiện.
Nâng cao thể trạng bằng cách nào?
Y học cổ truyền có thể giúp hỗ trợ điều trị ung thư một cách toàn diện để hồi phục sức khỏe, cải thiện chất lượng sống, điều trị triệu chứng và giới hạn tái phát, di căn. Đông y quan niệm coi con người là cơ thể thống nhất, là tiểu vũ trụ. Theo đó, điều trị sẽ không nhắm đích vào một bộ phận mà luôn phải quan tâm đến cải thiện tình trạng toàn thân tức là nâng cao sức đề kháng mà khống chế sự phát triển của u bướu.
Nguyên tắc điều trị u bướu thường đề cập tới hai mặt là phù chính và khu tà. Phù chính là bổ chính khí, điều hòa khí huyết và chức năng sinh lý của tạng phủ, kinh lạc, nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tật, tăng cường thể trạng và khả năng miễn dịch tiến tới ổn định và loại trừ u bướu cải thiện chứng trạng. Khu tà bằng các vị thuốc hoạt huyết, hóa ứ, hóa đàm, thanh nhiệt, giải độc, nhuyễn kiên làm mềm và tan biến các u cục. Cơ thể con người bình thường chỉ ốm không ăn ngủ được đã bị khủng hoảng hay chỉ cần phải suy nghĩ nhiều việc gì, cơ thể đã gầy sút, rối loạn. Ở đây, người bệnh ung thư lúc nào cũng lo lắng bệnh tật càng dễ làm cơ thể suy kiệt, mệt mỏi. Khối u tăng nhanh gây đau đớn suy sụp cả về thể chất lẫn tinh thần cho bệnh nhân.
Với bệnh nhân ung thư, tinh thần càng quan trọng. Liệu pháp này giúp bệnh nhân “tư duy tích cực”, có tinh thần lạc quan đối với cuộc sống. Sau liệu pháp tâm lý là các liệu pháp Đông dược, châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh, chế độ ăn uống và chế độ điều dưỡng. Bằng các liệu pháp y học cổ truyền không có tác dụng phụ giúp người bệnh nâng cao chất lượng sống từ đó người bệnh lạc quan quyết tâm chiến đấu chống lại bệnh u bướu.
Người bệnh ung thư cần chăm sóc tốt dinh dưỡng để bù lại việc hao hụt năng lượng do các khối u gây ra. Về chế độ dinh dưỡng cần quân bình âm dương (acid và kiềm). Cơ thể con người có khuynh hướng hơi kiềm (dương) là tốt nhất, cụ thể là pH=7,35-7,4. Nếu cơ thể có khuynh hướng acid hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài làm tăng gánh nặng cho gan thận, suy giảm sức đề kháng. Tình trạng acid làm cho cơ thể mau lão hóa, dễ mỏi mệt, tâm thần không ổn định. Tính acid tăng khi người ta lo lắng thái quá hay lao động quá sức. Những thức ăn ngon như thịt, lòng đỏ trứng, gạo trắng, bánh mì trắng, đường trắng thường mang tính sinh acid; các loại rau - củ - đậu, rong biển, trái cây, gạo lức đều mang tính kiềm. Theo đó, nên ăn nhiều rau (bông cải, dền, bắp cải, củ), nấm, rong tảo biển, trái cây, tỏi, hành tím và cá; hạn chế thịt, muối, đường, trứng, hóa chất (phẩm màu, hương vị thực phẩm).
Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước, tập thể dục thể thao, cơ thể được thoải mái, đầu óc được thư giãn… chính là chìa khoá giúp nhiều bệnh nhân ung thư từng bước cải thiện sức khoẻ.
Theo TS.BS Phí Thái Hà, nhìn chung, việc điều trị ung thư bằng Đông y không nhanh như Tây y, nhưng cũng có thể khiến cơ thể khỏe lên, u dần dần nhỏ đi, thậm chí giúp người bệnh sống chung với khối u đó. Bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối được khống chế bằng Đông y cũng có thể cải thiện chứng trạng, kéo dài tuổi thọ nâng cao chất lượng sống… |
Theo TS.BS Phí Thái Hà (Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương)/Gia đình và xã hội
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05