Cách ăn uống bảo vệ sức khỏe ngày nắng nóng
Bia hơi ngày nắng nóng: Coi chừng vạ từ miệng | |
Dùng điều hòa đúng cách khi nhà có con nhỏ |
Cần lên kế hoạch ăn uống hợp lí:
Việc lên kế hoạch bổ sung dưỡng chất tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật cho gia đình là cần thiết.
Trước tiên, điều quan trọng là bạn nên uông nhiều nước. Thông thường mỗi người trung bình cần uống 1,5 lít nước mỗi ngày. Nhưng khi trời nóng hoặc khi chơi các môn thể thao thì lượng nước này cần tăng, để bù lại số lượng nước rất lớn bị mất đi do ra mồ hôi. Đặc biêt chú ý đến trẻ em dưới 5 tuổi bởi trẻ mải chơi không biết mình khát và người cao tuổi thường ít có cảm giác khát. Trong mọi trường hợp, bạn đừng đợi khát rồi mới uống nước.
Theo Thác sĩ Doãn Tường Vi, trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, thời tiết nắng nóng thường khiến nhiều người chán ăn. Khi trời nóng, quá trình chuyển hóa tăng, cơ thể phải tiêu hao nhiều năng lượng để tỏa nhiệt nên dễ mệt mỏi, không muốn ăn. Đặc biệt, những người lao động nặng nhọc, ở môi trường oi bức, ngoài trời thường đổ nhiều mồ hôi, mất nước, mất các chất điện giải (natr, kali...) nên dễ mệt, buồn nôn, cơ rũ ra, chán ăn... Khi không ăn được họ càng chóng mặt, đau đầu, chán ăn. Đây là một vòng xoắn ức chế ăn uống trong mùa hè.
Nên ăn những thực phẩm nào? Về ăn uống, một số loại rau quả có màu sắc như cà rốt, quả mơ, quả đào giàu chất bêta-caroten có thể giúp da chống lại tia năng mặt trời. Bạn hãy dùng những thứ này dưới dạng tươi sống hoặc nước ép, bởi khi nấu chín chúng sẽ làm mất beta-caroten và những vitamin khác. Nhưng lưu ý, mơ hay cà rốt không thể thay thế cho kem chống nắng khi tiếp xúc với nắng. Ngược lại, có một vài loại thức ăn như cần tây, mùi tây, thì là, hay quả sung, không nên ăn trước khi ra nắng, vì chúng có thể gây dị ứng. Rau xanh và trái cây tươi là những thực phẩm rất tốt trong mùa nóng, không chỉ vì cung cấp các loại vitamin, chất khoáng và chất xơ mà còn chứa các thành phần chống oxy hóa và giúp tăng sức đề kháng.
Cần tăng cường ăn hải sản. Trung bình mỗi ngày một người ăn ít nhất 200g trái cây và 300g rau xanh các loại. Rau, trái ăn dưới dạng tươi sống và ăn luôn cả xác sẽ tốt hơn.
Các loại trái cây nhiều nước và ít ngọt như thanh long, bưởi, thơm, cam, quýt, dưa gang… sẽ giúp hạ nhiệt tốt hơn các loại trái cây ngọt như chuối, mít, nhãn… để tạo cảm giác mát, tốt nhất nên uống nước hoa quả có đá hay nước ép trái cây, nó mang lại cho cơ thể bạn các vitamin. Bạn cũng cần chú ý, thời tiết nắng nóng là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, trong đó có ngộ độc thực phẩm do ăn, uống phải những loại thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất gây ngộ độc hoặc thức ăn bị biến chất, ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia....
Theo các chuyên gia y tế, sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, có thể sau một vài ngày). Người bệnh thấy đột ngột có những triệu chứng lâm sàng như: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, tiêu chảy nhiều lần (phân, nước tiểu có thể có máu) có thể không sốt hay sốt cao trên 38oC. Khi nhận biết người bệnh bị ngộ độc thực phẩm, cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế để sơ cứu ngay. Không sử dụng các loại đồ uống có cồn. Cần uống nước đều đặn trong suốt thời gian làm việc. Đặc biệt cần uống thêm các loại nước có bổ sung thêm muối và khoáng chất như Oresol đối với những người bị mất nhiều mồ hôi trong quá trình làm việc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42