Các hoạt động hỗ trợ lao động nữ: Nhìn từ huyện có đông công nhân
Tiếp tục phối hợp mở các lớp dạy nghề, giới thiệu việc làm cho lao động nữ | |
Tạo điều kiện hỗ trợ phụ nữ lao động di cư khởi nghiệp |
Theo bà Ngô Thị Thúy Hằng, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Đông Anh, dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội” đã được triển khai trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 2016, đến nay, dự án đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhiều nữ thanh niên và phụ nữ nhập cư ở độ tuổi từ 18 – 30 tuổi đang sinh sống trên địa bàn huyện và làm việc trong KCN Thăng Long đã được cung cấp thông tin, tư vấn để vượt qua sự kỳ thị, giảm thiểu nguy cơ bạo lực giới và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ về nhà ở an toàn, dịch vụ y tế, xã hội.
CNLĐ tham gia dự án“Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội” được đào tạo nghề miễn phí. |
Hiện đã có trên 3.000 nữ công nhân được cung cấp các thông tin về cơ hội việc làm, học nghề, chăm sóc sức khỏe, chăm sóc và bảo vệ trẻ em, các dịch vụ công tại cộng đồng, các kỹ năng cần thiết trong công việc, tìm kiếm nhà trọ an toàn… Dự án cũng đã xây dựng, in và phát hành bộ tài liệu cung cấp thông tin với các tiêu chí về nhà trọ an toàn, tổ chức trao Giấy chứng nhận nhà trọ an toàn cho 115 nhà trọ trên địa bàn xã Kim Chung, Kim Nỗ, Hải Bối, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, hỗ trợ lao động nữ nhập cư tìm được nơi ở an toàn để ổn định cuộc sống.
Bên cạnh đó, nữ lao động nhập cư cũng được tham dự chương trình đào tạo các kỹ năng chuyên nghiệp theo định hướng thị trường lao động hoặc các khóa học đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng sẵn sàng làm việc nhằm cải thiện những kỹ năng cần thiết để có việc làm bền vững.
Đặc biệt, nữ lao động nhập cư được tham dự các khóa đào tạo nghề tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long và được kết nối với các doanh nghiệp để có cơ hội thực tập và việc làm ổn định sau đào tạo. Các ngành nghề đào tạo gồm: Nghiệp vụ bán hàng, kỹ thuật chế biến món ăn á, tạo mẫu tóc và chăm sóc da mặt, công nghệ may thời trang, phun thêu thẩm mỹ. Đồng thời, nữ lao động nhập cư cũng đã được tiếp cận và nắm bắt các dịch vụ về y tế như chương trình khám bệnh về da của bệnh viện da liễu, khám và tầm soát ung thư vú, cổ tử cung…
Là một trong những lao động nhập cư đang tham gia dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội”, chị Phùng Thị Hằng (quê Vĩnh Phúc) công nhân đang làm việc tại Công ty Sei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Từ tháng 10/2017 tôi bắt đầu tham gia dự án, từ đó đến nay, cuộc sống của tôi đã có nhiều thay đổi tích cực.
Qua dự án, tôi đã tìm được một khu nhà trọ an toàn tại thôn Cổ Điển (xã Hải Bối, Đông Anh), tôi cũng được tham gia các hoạt động của dự án, tham gia vào các buổi thảo luận, tập huấn, các buổi tọa đàm và trao đổi trực tiếp với các cơ quan ban ngành của địa phương nhờ đó tôi được trải nhiệm, trau dồi thêm nhiều kiến thức về mọi lĩnh vực và cảm thấy tự tin hơn trong cuộc sống.
Dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội” dự kiến sẽ cung cấp thông tin và tư vấn về nơi ở, việc làm và cơ hội học tập cho 2.000 phụ nữ nhập cư; 20.000 người dân trên địa bàn dự án thực hiện được tiếp cận với các thông tin về nhà trọ an toàn và việc làm bền vững; 800 phụ nữ và thanh niên được đào tạo tăng cường kỹ năng chuyên nghiệp, kỹ năng mềm và kỹ năng sẵn sàng làm việc; 590 phụ nữ và thanh niên được kết nối với các doanh nghiệp để tạo cơ hội thực tập và việc làm ổn định sau đào tạo; 100 doanh nghiệp tham gia mạng lưới cung cấp việc làm cho phụ nữ và nữ thanh niên tốt nghiệp các khóa đào tạo; 30 cán bộ đào tạo được nâng cao năng lực để tiến hành giảng dạy các khóa đào tạo kỹ năng; 100 phụ nữ và thanh niên được đào tạo và hỗ trợ tự kinh doanh từ mô hình do chính phụ nữ lên kế hoạch thực hiện; ít nhất 50 phụ nữ và thanh niên bắt đầu kiếm sống bằng các mô hình tự kinh doanh nhỏ. Tính đến nay, 1.042 nữ thanh niên nhập cư đã được cung cấp thông tin, tư vấn về nhà trọ an toàn, cơ hội đào tạo nghề và giới thiệu việc làm; 410 nữ thanh niên nhập cư tham gia trong 4 khóa đào tạo nghề ngắn hạn; 200 học viên tốt nghiệp đã chuyển đổi sang nghề được đào tạo sau khi tốt nghiệp; 40 doanh nghiệp đã tham gia vào mạng lưới cung cấp việc làm cho học viên; 3 nữ thanh niên nhập cư được hỗ trợ để mở các mô hình kinh doanh nhỏ. |
Đặc biệt, tham gia dự án, những nữ lao động nhập cư như chúng tôi được tham dự các khóa đào tạo nghề miễn phí để có thêm được một chiếc “cần câu cơm”. Hiện tại, tôi đang tham dự khóa học nghề kỹ thuật chế biến món ăn á tại Trường Trung cấp Kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long, do đặc thù công việc của CNLĐ là làm ca, kíp nên nhà trường đã sắp xếp thời gian giảng dạy rất linh hoạt, hợp lý, chất lượng đào tạo cũng rất tốt.
Nhận thấy dự án rất có ý nghĩa với CNLĐ, đặc biệt là với nữ lao động nhập cư nên tôi đã và đang tích cực tuyên truyền, giới thiệu với các đồng nghiệp ở công ty và CNLĐ ở cùng xóm trọ tham gia dự án.”
Chị Nguyễn Thị Linh (quê Nghệ An), công nhân đang làm việc tại Công ty Hoya (KCN Thăng Long)cũng chia sẻ: “Tôi biết đến dự án thông qua các thành viên của nhóm Tiên phong và bắt đầu tham gia dự án từ tháng 3/2018. Được biết, khi tham gia dự án, nữ lao động nhập cư như chúng tôi sẽ được đào tạo nghề miễn phí, được tiếp cận với những thông tin về nhà trọ an toàn, việc làm bền vững, cùng với các dịch vụ về y tế, xã hội… Chính vì thế, tôi mong muốn dự án sẽ ngày càng lan tỏa đến đông đảo CNLĐ để có nhiều người được thụ hưởng những điều tốt đẹp mà dự án mang lại.”
Dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội” do Tổ chức Plan International Việt Nam và Ban quản lý dự án huyện Đông Anh, Hội LHPN huyện Đông Anh, Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng (LIGHT), Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long phối hợp triển khai nhằm mục đích thiết lập các điểm cung cấp thông tin về nơi ở và công việc an toàn tại Hà Nội và mạng lưới tư vấn đồng đẳng viên cho 2.000 nữ thanh niên và phụ nữ nhập cư được cung cấp thông tin, tư vấn để vượt qua sự kỳ thị, giảm thiểu nguy cơ bạo lực giới và nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ về nhà ở an toàn, tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và sức khỏe tình dục; Tăng cường kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống cho 800 nữ thanh niên và phụ nữ, giúp họ cải thiện các kỹ năng cần thiết để có được việc làm bền vững, 80% trong số đó hoàn thành các khóa đào tạo nghề, đào tạo kỹ năng sống; Tạo cơ hội việc làm cho 590 nữ thanh niên thông qua việc cung cấp thông tin về thị trường lao động, được kết nối có việc làm ở các doanh nghiệp sau đào tạo hoặc duy trì được việc làm ổn định sau đào tạo.
Dự áncũng xây dựng mạng lưới doanh nghiệp đối tác có thể tiếp nhận học viên thực tập tại doanh nghiệp để giúp học viên tiếp cận thực tiễn công việc cũng như xác định được việc làm trong tương lai. Khi học viên xác định được hướng đi của mình, họ sẽ được cung cấp thông tin để tìm kiếm được việc làm phù hợp, được hỗ trợ trong 06 tháng sau khi có việc làm; Mở ra hội tự kinh doanh cho 100 nữ thanh niên, phụ nữ thông qua việc đào tạo các kỹ năng kinh doanh nhỏ, ít nhất 50% trong số đó được hỗ trợ để bắt đầu kiếm sống bằng các mô hình tự kinh doanh nhỏ; Cơ quan chính phủ và người sử dụng lao động cung cấp các cơ hội việc làm bền vững thông qua việc hỗ trợ các nghiên cứu, hội thảo để củng cố, điều chỉnh các điều khoản bảo hộ lao động, thúc đẩy thực thi hiệu quả các điều khoản bao gồm cả các quy định phòng chống bạo lực và quấy rối cũng như định kiến giới trong công tác tuyển dụng và quản lý lao động.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21