Các chủ nhà trọ “tận thu” trong kỳ thi THPT Quốc Gia
"Đề thi THPT quốc gia có 60% câu hỏi cơ bản' | |
Những hình ảnh đẹp ở Hà Nội trước giờ G thi cử | |
Trường hợp nào bị đình chỉ thi THPT quốc gia | |
Kỳ thi THPT quốc gia: Hồi hộp trước giờ “G” |
Chủ động phương án
Điểm nổi bật trong năm nay là các sĩ tử đã thể hiện rõ sự năng động, nhạy bén bằng cách chủ động có phương án tập trung để thuê cả chuyến xe khách lên Hà Nội dự thi. Theo khảo sát của PV, trong sáng 29/6, khoảng 200 sĩ tử ở Nam Định dưới sự hướng dẫn của Hội đồng hương sinh viên Nam Định tại Hà Nội, đã cùng thuê 3 xe khách về Hà Nội thi THPT quốc gia tại cụm thi Đại học Kinh tế quốc dân và Đại học Bách khoa.
Tại các bến xe luôn túc trực đội ngũ sinh viên tình nguyện |
Theo ông Vương Đình Toàn, Phó giám đốc Bến xe Giáp Bát, đoàn xe về đến bến an toàn và sau đó, đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn của các sinh viên tình nguyện, hội sinh viên đồng hương với kế hoạch đón tiếp và sắp xếp chỗ ở quanh khu vực thi một cách chu đáo.
Được biết hoạt động hỗ trợ của Hội đồng hương Nam Định bắt đầu từ năm 2014. Cho đến mùa thi năm nay, nhất là những ngày cao điểm với lượng sĩ tử đổ về đông, mỗi ngày hội hỗ trợ gần 100 lượt xe ôm miễn từ bến xe Giáp Bát đối với những sĩ tử trọ tại các điểm cách bến xe không quá 3 km.
Mặc dù thi theo cụm nhưng lượng thí sinh của 5 tỉnh dồn về Thủ đô cũng phần nào gây sức ép, dẫn tới tình trạng khan hiếm nhà trọ và nguy cơ đội giá là không tránh khỏi. Theo khảo sát của phóng viên, những khu trọ càng gần điểm thi thì mức giá càng cao. |
“Tính đến thời điểm ngày 29/6, mọi hoạt động tại bến xe vẫn diễn ra bình thường, không có hiện tượng quá tải hay chồng chéo trong công tác phục vụ. Do các hoạt động đón tiếp các sĩ tử đi thi là hoạt động định kỳ vẫn diễn ra hàng năm do Thành Đoàn tổ chức nên việc phối hợp với Đoàn TN cơ sở đã trải qua nhiều mùa thi có kinh nghiệm và nhuần nhuyễn hơn. Các bến xe cũng như các đơn vị phối hợp đã chủ động kiểm soát lưu lượng xe, hướng dẫn sĩ tử cũng như bố trí cơ sở vật chất cho đội quân tình nguyện...cũng đã vào nếp”, ông Vương Đình Toàn – Phó giám đốc Bến xe Giáp Bát cho biết.
Ở ghép để “tận thu”
Thí sinh Đỗ Thị Hương, ở Nam Định cho biết, mặc dù quãng đường từ Nam Định lên Hà Nội không xa, nhưng do bị say xe nên khá mệt. Cũng may em được các anh chị sinh viên tình nguyện liên hệ giúp nhà trọ gần bến xe, nên việc di chuyển để về nhà trọ nghỉ ngơi cũng khá nhanh gọn. Cùng ở dãy nhà trọ Hương thuê tại khu vực thôn Văn – xã Thanh Liệt (Thanh Trì), thí sinh Hoàng Tuấn (Hà Nam) đã lên Hà Nội sớm 2 hôm để có thời gian nghỉ và xem lại tài liệu. Theo Hoàng Tuấn, chỗ em thuê trọ cách địa điểm thi tại khu vực Trường Đại học Bách khoa 5 km nên giá phòng ở đây có phần mềm hơn, từ 60 – 80 ngàn đồng/người/ngày, đủ điện nước. Mỗi phòng 2 người nên khá rộng, thoáng mát. Trong khi với mức giá đó, những phòng trọ sinh viên gần điểm thi thường cao gấp đôi, lại phải ở ghép 3 – 4 người rất chật.
Sở GD&ĐT cho biết toàn TP có 164 điểm thi (gồm cả cụm thi do Sở GD-ĐT chủ trì và các trường ĐH chủ trì) với 118.443 thí sinh, giảm đáng kể so với trước đây. |
Mặc dù thi theo cụm nhưng lượng thí sinh của 5 tỉnh dồn về Thủ đô cũng phần nào gây sức ép, dẫn tới tình trạng khan hiếm nhà trọ và nguy cơ đội giá là không tránh khỏi. Theo khảo sát của phóng viên, những khu trọ càng gần điểm thi thì mức giá càng cao. Tại các phòng trọ quanh khu vực Bạch Mai, Trần Đại Nghĩa...đều được các chủ trọ tranh thủ lúc sinh viên nghỉ hè để cho thuê lại. Thậm chí, những phòng trọ vẫn còn người ở trong thời điểm này, cũng được chủ nhà “tận thu” thỏa thuận với người thuê chấp nhận cho ở ghép. “Chủ nhà thỏa thuận nếu tôi đồng ý cho 2 người ở ghép thì giá nhà trong tháng này sẽ giảm 1/3 (khoảng 400 ngàn đồng). Tuy nhiên, tính số tiền trung bình 150 ngàn đồng/người/ngày... thì chủ trọ vẫn lãi” ông Viên Quốc Thanh (trọ tại ngõ 172 Trần Đại Nghĩa) cho biết.
Bên cạnh đó, những nhà nghỉ cũng tranh thủ cho thí sinh thuê để tận thu. Khu vực đường Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng, Xuân Thủy... tập trung nhiều nhà nghỉ. Với cơ sở vật chất tốt hơn các phòng trọ bình dân nên giá thuê cũng cao hơn. Thông thường khách đến thuê nhà nghỉ đều chớp nhoáng trong thời gian buổi trưa với mức giá 120 – 150 ngàn đồng/h. “Tranh thủ đợt thi để cho sĩ tử thuê, giá phòng có thể đẩy gấp đôi, thậm chí gấp ba ngày thường lại có thể “ép” được khách ở ghép lợi nhuận vì thế cũng khá cao...”, chủ nhà nghỉ Phương Nguyên ngõ 175 – Xuân Thủy cho biết.
Khánh Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20