Bước tiến quan trọng vì người lao động
Đối thoại với cơ sở và người lao động về pháp luật lao động, công đoàn, bảo hiểm xã hội | |
Tạo động lực để người lao động không ngừng phấn đấu | |
Chú trọng chăm lo đời sống cho người lao động |
Lao động khối doanh nghiệp mong muốn được áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/tuần. Ảnh: B.D |
Nên xem xét đến sự công bằng
Thảo luận về thời giờ làm việc bình thường, đại biểu Nguyễn Thị Phúc (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận) cho rằng: Tại Điều 105 Bộ luật Lao động hiện hành quy định thời giờ làm việc bình thường của người lao động là 48 giờ/tuần, cao hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực và trên thế giới, cao hơn so với thời giờ làm việc bình thường của khu vực công là 40 giờ/tuần, do đó đã tạo ra khoảng cách và sự chênh lệch lớn giữa người làm công ăn lương trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tạo sự bất bình đẳng giữa các lực lượng lao động.
Theo đại biểu Nguyễn Thị Phúc, Báo cáo tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng vấn đề thời giờ làm việc bình thường không được Chính phủ trình, quan điểm của cơ quan soạn thảo cũng như giới chủ người sử dụng lao động chưa đồng thuận về việc quy định theo hướng giảm thời giờ làm việc bình thường theo tôi là chưa thuyết phục, bởi lẽ sửa đổi luật mà chúng ta chỉ đứng trên quan điểm của cơ quan soạn thảo, của giới chủ, người sử dụng lao động là không ổn. Trong khi đó, nguyện vọng mong muốn của người lao động lại chưa được đề cập.
“Qua thực tế tổ chức 6 cuộc hội nghị chuyên đề lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Lao động tại địa phương, đa số người lao động đều mong muốn và kiến nghị Quốc hội xem xét giảm thời giờ làm việc bình thường để tạo sự công bằng giữa người lao động làm việc trong khu vực nhà nước và khu vực ngoài nhà nước. Vì vậy, tôi vẫn giữ nguyên quan điểm và tiếp tục đề nghị Quốc hội xem xét điều chỉnh giảm thời giờ làm việc bình thường từ không quá 48 giờ/1 tuần xuống không quá 44 giờ/1 tuần”, đại biểu Nguyễn Thị Phúc kiến nghị.
Cùng quan điểm về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) cho rằng: Chúng ta đều biết rằng tất cả các phép so sánh đều khập khiễng, không có sự công bằng nào là tuyệt đối. Tuy nhiên trong đạo luật lớn như Bộ luật Lao động, chúng ta đừng để những điều không công bằng xảy ra.
Theo đại biểu Nguyễn Quang Tuấn, bất công bằng thứ nhất đó là những người làm hành chính, cán bộ, công chức, viên chức được gọi là “công nhân cổ cồn” làm việc 40 giờ/1 tuần. Trong khi đó, những người lao động trực tiếp “chân lấm tay bùn, một nắng hai sương” thì làm 48 giờ /1 tuần. Bất công bằng thứ hai đó là, chúng ta yêu cầu tăng tuổi nghỉ hưu, trong khi chúng ta chưa tạo điều kiện hoặc là thay đổi điều kiện làm việc của người lao động.
“Với 2 lý do trên, tôi đề nghị chúng ta nên làm 44 giờ/1 tuần đối với những lao động trực tiếp để có 200 giờ/1 năm, tương đương với 25 ngày lao động để người lao động trực tiếp có thể có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo sức lao động, chăm sóc gia đình. Khi đã giảm được 48 giờ còn 44 giờ, giảm 200 giờ/1 năm thì việc tăng khung giờ thoả thuận từ 300 giờ lên 400 giờ không còn là vấn đề quan trọng. Bởi giảm 4 giờ/1 tuần cho người lao động thì ta tác động vào vài chục triệu người lao động, trong khi chúng ta mở rộng thêm 100 giờ chúng ta tác động vào một nhóm người có nhu cầu, có sức khoẻ ở những cơ quan, ở những doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ để tăng năng suất sản phẩm.
Cho dù việc giảm 4 giờ/1 tuần có thể tác động đến doanh nghiệp, tác động đến thu ngân sách Nhà nước, nhưng đây cũng là áp lực quan trọng để doanh nghiệp cải thiện điều kiện làm việc, cải thiện công nghệ để nâng cao năng suất lao động, bắt kịp thời đại. Do vậy, tôi rất mong muốn Quốc hội sẽ giảm giờ làm việc của người lao động xuống 44 giờ/1 tuần”, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn kiến nghị.
Nên áp dụng làm việc 44 giờ/1 tuần
Trao đổi về thời giờ làm việc bình thường quy định tại Điều 105 Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, đại biểu Ngọ Duy Hiểu (Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội) – Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng: Thứ nhất, Đảng và Nhà nước ta, trong các chính sách rất quan tâm đến người lao động và coi đây là đối tượng được thụ hưởng đầu tiên các thành quả mà do chính họ làm nên và những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, ở khoản 2 Điều 35 Hiến pháp năm 2013 có quy định: Người làm công hưởng lương được hưởng công bằng về điều kiện lao động và an toàn lao động. Tuy nhiên, từ năm 1999 đã quy định về giờ làm việc của khu vực công là 40 giờ và đến nay chúng ta đang bàn đến khu vực ngoài nhà nước nên bao nhiêu giờ.
Có đại biểu cho rằng hiện nay đang có sự chênh lệch lương, nhưng theo Nghị quyết 27- NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương là từ năm 2021 trở đi mục tiêu của chúng ta đặt ra là mức lương thấp nhất ở khu vực cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân vùng mức lương tối thiểu của khu vực doanh nghiệp.
Như vậy, lương của công chức, viên chức và lương của doanh nghiệp từ năm 2021 sẽ tiệm cận nhau, sẽ không còn sự khác nhau về mặt thu nhập giữa khu vực Nhà nước và khu vực ngoài Nhà nước nữa. “Đây là một trong những căn cứ chúng tôi cho rằng cần phải nghiên cứu để điều chỉnh thời gian làm việc xuống 44 giờ”, đại biểu Ngọ Duy Hiểu khẳng định.
Theo đại biểu Ngọ Duy Hiểu, một khía cạnh nữa, hiện nay chúng ta là 1 trong 46 quốc gia đang thực hiện chế độ 48 giờ, nhưng theo đánh giá về thu nhập đầu người chúng ta đã trên 66 quốc gia, đây là theo công bố của Quỹ Tiền tệ quốc tế vào năm 2018. Ngay cả Myanmar là quốc gia có thu nhập đầu người thấp hơn chúng ta họ đã thực hiện chế độ làm việc dưới 44 giờ, tôi cho rằng đây là vấn đề chúng ta cũng cần tham khảo.
Bày tỏ quan điểm về thời giờ làm việc, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình) nêu ý kiến: Tôi đề nghị nên chọn phương án dung hòa, đó là từ 48 giờ xuống 44 giờ. Đây là việc làm vừa mang tính nhân văn, vừa thể hiện được sự quan tâm của Quốc hội đối với người lao động.
Theo đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, chúng ta biết so sánh giữa cán bộ, công chức nhà nước với doanh nghiệp thì hoàn toàn khác nhau. Lương tối thiểu có thể bằng nhau, lương bắt đầu đối với cơ quan nhà nước là 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, nhưng các doanh nghiệp có thể 5.000.000 đến 10.000.000 đồng. Lương tối đa của lãnh đạo chúng ta chưa đến 30.000.000 đồng, nhưng các doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Tôi thống nhất với quan điểm thứ nhất, đó là là 44 giờ/tuần.
Tham gia thảo luận về vấn đề này, đại biểu Cao Đình Thưởng (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ) nêu quan điểm: Chúng ta đã biết, từ năm 1999, Việt Nam đã thực hiện chế độ làm việc 40 giờ/tuần trong các cơ quan nhà nước. Đây là chủ trương rất ưu việt nhưng cũng tạo ra khoảng cách và sự phân biệt khá lớn giữa người làm công ăn lương khu vực nhà nước và người lao động khu vực ngoài nhà nước.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 35 Hiến pháp 2013, người làm công ăn lương được đảm bảo các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi. Do đó, tôi đề nghị Ban soạn thảo xem xét sửa đổi từ “thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần” tại khoản 1 Điều 105 thành “thời giờ làm việc bình thường không quá 8 giờ trong một ngày và không quá 44 giờ trong một tuần” để người lao động được nghỉ thêm buổi chiều thứ bảy. Nếu được như vậy sẽ là bước tiến quan trọng trong việc chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21