Bốn trường hợp lái xe phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Theo Thông tư liên tịch số 26/2014/TTLT-BYT-BCA, có 4 trường hợp phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, bao gồm: Thứ nhất, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn, hoặc bị tai nạn giao thông, được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; thứ hai, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; thứ ba, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu; thứ tư, người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám, chữa bệnh phải được bác sỹ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.
Cũng theo quy định tại Thông tư, việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của các trường hợp trên được quy định cụ thể như sau: Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vi phạm Luật Giao thông đường bộ phải chi trả chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh. Việc thanh toán chi phí xét nghiệm nồng độ cồn trong máu cho người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không vi phạm Luật Giao thông đường bộ được phân định rõ: Người phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu thuộc trường hợp thứ nhất, thứ hai và thứ tư nêu trên, nếu có thẻ BHYT thì quỹ BHYT thanh toán chi phí xét nghiệm theo quy định của pháp luật về BHYT (cơ sở xét nghiệm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH bảo đảm quyền lợi của đối tượng).
Người thuộc trường hợp thứ nhất, thứ hai không có thẻ BHYT; người thuộc trường hợp thứ ba có hoặc không có thẻ BHYT thì cơ quan Công an yêu cầu xét nghiệm thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước. Người thuộc trường hợp thứ tư, nếu không có thẻ BHYT cũng phải thanh toán chi phí xét nghiệm theo giá dịch vụ khám, chữa bệnh hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định đối với cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 19/9/2014
Theo CAND
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55