Bồi hồi nhớ kỷ niệm bên Bác kính yêu
Quyết tâm xây dựng đất nước phồn vinh | |
Bác Hồ và những bức ảnh “lịch sử” với điện ảnh Việt Nam |
Bà Ngà nhớ lại, bà được gặp Bác Hồ lần đầu tiên ngay sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Khi ấy, Đoàn văn công Tổng cục chính trị biểu diễn phục vụ hội nghị chuẩn bị ký hiệp định Giơnevơ năm 1954. “Nhìn thấy Bác, chúng tôi vô cùng vui sướng. Mải đứng ở cánh gà nhìn xuống nơi Bác ngồi, chúng tôi quên cả tiết mục của mình đã đến lượt phải ra sân khấu”, bà Ngà bồi hồi.
Lá thư Bác gửi đoàn văn công Tổng cục Chính trị |
Cũng theo bà Ngà,Bác bận trăm công ngàn việc, song tình cảm của Bác dành cho mọi người bao giờ cũng chan chứa yêu thương. Đối với văn công cũng vậy, hầu như đoàn văn công nào kể cả trong nước và nước ngoài cũng được gặp Bác.
Có lần đoàn Nghệ thuật Tân Cương (Trung Quốc) cũng đến thăm và biểu diễn ở nước ta khi đoàn rời Việt Nam về nước, Bác đã yêu cầu bà mang hoa ra ga Hàng Cỏ tiễn đoàn, Bác bảo: Đây là đoàn văn công của dân tộc ít người nên mình phải quan tâm. Trước sự quan tâm của Bác các đồng chí Lãnh đạo đoàn vô cùng xúc động, khi về nước các đồng chí đã gửi điện cảm ơn Bác.
Đặc biệt năm 1964, khi đoàn văn công của Tổng cục Chính trị đang biểu diễn ở Trung Quốc, Bác đã viết thư động viên. Thư Bác viết: “Thân ái gửi đoàn Văn công của cục Chính trị - Quân đội Nhân dân. Được tin các cháu đi biểu diễn ở Trung Quốc anh em, Bác gửi mấy lời khuyên các cháu: Đoàn kết nội bộ, đoàn kết với anh em Trung Quốc, giữ gìn tốt kỷ luật. Cố gắng biểu diễn tốt. Cố gắng học hỏi các đồng chí Trung Quốc, nhờ các đồng chí Trung Quốc thẳng thắn phê bình, để không ngừng tiến bộ. Giữ gìn sức khỏe. Chúc các cháu thành công và gửi các cháu nhiều cái hôn. Bác Hồ”.
“Thư Bác viết ngày 11/5/1964.Trong hoàn cảnh xa nhà, xa Tổ quốc, nhận được thư Bác động viên vào đúng sinh nhật Bác, cả đoàn đã bật khóc. Đêm ấy, mọi người thức trắng. Lá thư được các đồng chí Trung Quốc chụp ảnh lại và tặng cho đoàn mỗi người một bản làm kỷ niệm. Lá thư đến bây giờ tôi vẫn còn giữ, coi như một báu vật”, bà Ngà xúc động nhớ lại.
Sự quan tâm của Bác đối với văn công khiến những người trong nghề rất xúc động bởi theo bà Ngà, từ những năm 40 của thế kỷ trước, nhiều người vẫn có quan niệm nghề văn công là “xướng ca vô loài”, nên nhiều văn công mang trong lòng những mặc cảm tự ti.
Nhưng qua nhiều lần được gặp Bác, được phục vụ Bác, được Bác quan tâm chăm sóc, giảng giải, phân tích bà Ngà và cả đoàn đã rõ ý nghĩa mang lời ca tiếng hát động viên tinh thần Bộ đội hăng say lao động học tập. “Chúng tôi thấy rõ tác dụng của công việc mình làm có ích cho cộng đồng, từ đó chúng tôi hoàn toàn an tâm phấn đấu để trở thành những con người vừa Hồng vừa Chuyên như lời dạy của Bác’ bà Ngà cho biết.
Bà Ngà vô cùng sung sướng và hạnh phúc vì có những năm tháng được gần Bác, và những kỷ niệm trong những năm tháng đó đi theo suốt cuộc đời bà. Bà Ngà kể: "Thường thường những ngày chủ nhật Bác cho tôi được vào ăn cơm với Bác, có lần có bác Tôn, có lần có Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Bữa ăn của Bác thanh đạm, một bát canh, khi thì mấy quả cà, khi thì đĩa dưa chua, khi thì khúc cá kho".
Một kỷ niệm khác bà Ngà vẫn nhớ như in: một lần đoàn chúng tôi được vào Phủ Chủ Tịch biểu diễn phục vụ đoàn đại biểu Đảng - Chính phủ Tiệp Khắc. Trước lúc biểu diễn, Bác vào tận hậu trường thăm, ân cần hỏi chúng tôi :Hôm nay biểu diễn phục vụ bạn, các cháu có “tủ” gì mới?
Chúng tôi thưa với Bác:Thưa Bác, chúng cháu có bài hát Tiệp Khắc, chúng cháu hát bằng tiếng Tiệp và tiếng Việt ạ. Bác cười vui vẻ nói :Các cháu hát làm sao đừng để khi các cháu hát tiếng Tiệp thì các đồng chí Bạn lại tưởng các cháu hát tiếng Việt, khi các cháu hát tiếng Việt thì Bác lại tưởng các cháu hát tiếng Tiệp đấy nhé. Chúng tôi cùng ồ lên vui sướng vì câu phê bình nhẹ nhàng nhưng rất sâu sắc của Bác vì trước đó chúng tôi vẫn thường bị khán giả chê là hát không rõ lời, nhả không rõ chữ .
Cũng theo bà Ngà, kể từ khi Bác mất, đồng chí Vũ Kỳ có sáng kiến, cứ vào sinh nhật Bác, những người từng trực tiếp phục vụ Bác sẽ tới ngôi nhà sàn quen thuộc, thắp nén hương tưởng nhớ Người. Năm nào cũng vậy, bà Ngà chờ đợi giây phút thiêng liêng ấy...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22