Bội chi ngân sách: Không thể cứ tăng
Bội chi ngân sách lên đến 140,97 tỷ đồng | |
Giữ bội chi ngân sách 5,3% GDP để tăng lương |
Báo cáo của Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho hay, trong 5 năm qua (2011- 2016), bội chi NSNN liên tục tăng dần đều. Cụ thể, tỉ lệ bội chi/GDP năm 2011 là 4,4%; năm 2012 là 5,4%; năm 2013 là 6,6%; năm 2014 là 5,64%; năm 2015 là 6,11% và năm nay có nguy cơ cao hơn. Nguyên nhân của việc bôi chi ngân sách luôn tăng xuất phát từ 3 yếu tố: Đầu tư dàn trải, chưa hiệu quả; bộ máy hưởng lương quá nhiều trong khi năng suất lao động lại thấp. Để kéo bội chi ngân sách giảm xuống, Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 mà Quốc hội khóa XIII thông qua đã đề ra chỉ tiêu bội chi ngân sách Nhà nước năm 2020 dưới 4% GDP.
Bội chi ngân sách đến bao giờ? |
Xét dưới góc độ luật pháp, chúng ta đã có Luật Đầu tư Công và Luật Ngân sách Nhà nước (sửa đổi), song ở khâu triển khai bội chi ngân sách vẫn cứ gia tăng. Theo TS Trần Du Lịch mấu chốt quan trọng làm sao phải tách biệt giữa ngân sách quốc gia và ngân sách địa phương nhằm tránh tình trạng xin - cho trong phân bổ ngân sách và khuyến khích các địa phương năng động tạo ra nguồn thu. Mặt khác, khi Chính phủ đưa ra chính sách để các địa phương đứng ra vay nợ thì Quốc hội cần thiết kế và giám sát khuôn khổ vay nợ một cách cẩn trọng, tránh sự dễ dãi dẫn đến nợ xấu. Còn một số chuyên gia thì cho rằng, thực thi Luật Đầu tư công (có hiệu lực từ 1.1.2015) về phía Chính phủ cũng ban hành một loạt các chỉ thị siết chặt kỷ cương đầu tư công, xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản trong đầu tư công. Những nỗ lực này đã góp phần ngăn chặn tình trạng đầu tư công tràn lan, vượt quá khả năng cân đối vốn và tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư công.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng thẳng thắn thừa nhận, cho đến nay quá trình tái cơ cấu đầu tư công chỉ mới tập trung vào bảo đảm việc tuân thủ các quy định của Nhà nước về bảo đảm không gây nợ đọng, không đầu tư khi chưa có nguồn vốn mà chưa đưa ra được những cơ chế phân bổ nguồn lực dựa vào cạnh tranh. Hành lang pháp lý để áp dụng nguyên tắc thị trường trong phân bổ vốn đầu tư công ở cấp độ luật và nghị định đã được ban hành, song chưa đi vào cuộc sống do thiếu văn bản hướng dẫn. Thậm chí, kẽ hở lớn nhất trong đầu tư công theo các đại biểu Quốc hội đó chính là chúng ta vẫn duy trì cơ quan chủ quản. Cụ thể, các cơ quan chủ quản (bộ, ban, UBND các cấp) vừa là cơ quan phê duyệt các dự án đầu tư công, vừa là cơ quan chủ sở hữu các doanh nghiệp thực hiện các dự án đó, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát nguồn vốn đầu tư công đã bỏ ra.
Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) vừa công bố tình hình thu chi ngân sách 7 tháng đầu năm 2016. Cụ thể, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến nay ước tính đạt 500,8 ngàn tỉ đồng, bằng 49,4% dự toán năm. Trong khi đó, tổng chi ngân sách Nhà nước ước tính đạt 606,4 ngàn tỉ đồng. Trong đó, chi đầu tư phát triển đạt 89,4 ngàn tỉ đồng (riêng chi đầu tư xây dựng cơ bản 88,1 ngàn tỉ đồng), chi phát triển sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính gồm cả chi cải cách tiền lương đạt 435,5 ngàn tỉ đồng, chi trả nợ và viện trợ đạt 81,6 ngàn tỉ đồng. Như vậy, từ đầu năm đến nay, ngân sách ước đã bội chi trên 105.000 tỉ đồng. |
Liên quan đến việc tách bộ chủ quản ra khỏi hệ thống doanh nghiệp Nhà nước (DNNN), cách đây khoảng 10 năm, các cơ quan chức năng đã tính tới chuyện này, song vì nhiều lý do đến nay vẫn chưa thể thực hiện được. Chính điều này dẫn đến việc bộ, ngành vừa có chức năng hoạch định chính sách, quản lý Nhà nước về lĩnh vực chuyên ngành, song lại vẫn là đơn vị chủ quản của hệ thống doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tương ứng. Những dự án ngàn tỉ nằm đắp chiếu như Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng), mở rộng giai đoạn 2 gang thép Thái Nguyên… là ví dụ điển hình. Thế nên, vừa qua Chính phủ đã đề nghị Bộ Kế hoạch - Đầu tư tham mưu Chính phủ soạn thảo nghị định về việc thành lập ủy ban quản lý vốn của các tập đoàn kinh tế. Tuy vậy, vấn đề này hiện đang có những quan điểm trái chiều.
Và để giảm bội chi ngân sách vì đầu tư công dàn trải, mới đây Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư rà soát lại các dự án, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu bộ này chủ trì, phối hợp với các bộ ngành, địa phương liên quan rà soát lại các dự án quan trọng quốc gia sử dụng vốn đầu tư công từ 10.000 tỉ đồng trở lên để xác định chính xác tổng mức đầu tư cần thiết, bảo đảm đầu tư dự án tiết kiệm, hiệu quả, tránh thất thoát, lãng phí. Đồng thời, Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về đầu tư công; thực hiện nghiêm chủ trương và pháp luật về tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư công; kịp thời rà soát, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện Luật Đầu tư công; đề xuất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Đồng thời, quản lý chặt chẽ chi tiêu công theo đúng quy định của Luật Đấu thầu, bảo đảm công khai, minh bạch, khắc phục tình trạng đấu thầu hình thức; phối hợp thẩm định, giám sát chặt chẽ việc bán tài sản công, định giá giá trị doanh nghiệp có lợi thế về đất đai, thương hiệu, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
H.Phạm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao
Tài chính 31/10/2024 06:32
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính
Tài chính 30/10/2024 06:17
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024
Tài chính 29/10/2024 08:15
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao
Tài chính 28/10/2024 06:43
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện
Tài chính 26/10/2024 15:18
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số
Tài chính 25/10/2024 21:17
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử
Tài chính 25/10/2024 05:51
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường
Tài chính 25/10/2024 05:40