Bộ Y tế: Họp khẩn triển khai các biện pháp phòng chống dịch cúm
Bộ Y tế ra công văn khẩn phòng chống cúm | |
Cúm rình rập giáp Tết Nguyên đán, bác sĩ mách cách tránh | |
Nhiều chủng cúm gia cầm có nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam |
Tham dự cuộc họp có đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng, Vụ Truyền thông và Thi đua khen thưởng Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội và các bệnh viện như: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Saint Paul, Bệnh viện Đống Đa, Bệnh viện Đức Giang.
Đại diện các bệnh viện tuyến trung ương cho biết các bệnh viện đều đã triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với dịch cúm. (Ảnh: Thiên Lam). |
PGS.TS Lương Ngọc Khuê đã quán triệt 7 chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Y tế về chủ động triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, không để bùng phát dịch bệnh trong mùa đông xuân, mùa Lễ hội và Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018.
Đại diện các bệnh viện tuyến trung ương cho biết các bệnh viện đều đã triển khai các biện pháp sẵn sàng ứng phó với dịch cúm. Trong đó, Bệnh viện Bạch Mai triển khai 1 sàn cấp cứu bệnh nhân nhi và 2 sàn cấp cứu bệnh nhân người lớn; dồn máy thở cho khoa hồi sức; huy động 12 máy ecmo; dự trữ 1.260 viên tamiflu...Các Bệnh viện bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã tiến hành triển khai phân luồng từ khoa khám bệnh để tránh dịch lây lan; dành riêng số giường đáng kể để điều trị cách ly các bệnh nhân mắc cúm; đồng thời huy động nhân lực, trang thiết bị và thuốc men đủ để ứng phó với dịch cúm.
Đại diện Bệnh viện Saint Paul cho hay từ đầu mùa đến nay có khoảng 400 bệnh nhân cúm điều trị, hiện đang điều trị nội trú cho 70 ca, không có tử vong. Bệnh viện có đủ thuốc dành cho bệnh nhân nặng.
Đại diện Bệnh viện Đống Đa cho hay từ đầu năm 2018 mỗi ngày Bệnh viện đón khoảng 10 bệnh nhân cúm đến khám mỗi ngày. Hiện Bệnh viện đã triển khai test chẩn đoán sáng lọc cúm, dành 15 giường để điều trị bệnh nhân cúm. Bệnh viện Đức Giang chưa có bệnh nhân cúm nào, tuy nhiên cũng đã triển khai các biện pháp thu dung và điều trị trong trường hợp có bệnh nhân.
Là bệnh viện có lượng dự trữ thuốc Tamiflu nhiều nhất hiện nay, đại diện Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, từ con số dự trữ 35 nghìn viên thuốc Tamiflu, đến nay, bệnh viện đã chi viện cho Bệnh viện Nhi Trung ương và một số cơ sở khác. Đến nay, bệnh viện còn dự trữ khoảng 22 nghìn viên Tamiflu, trong đó có 6.500 viên phục vụ điều trị nội trú. Bệnh viện Bạch Mai cũng hiện đang dự trũ 1.260 viên Tamiflu, chủ động trong ứng phó với dịch, sẵn sàng chi viện cho các bệnh viện khác.
Lãnh đạo Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương tiếp tục thực hiện công tác chi viện cho những bệnh viện tuyến dưới để phục vụ công tác điều trị, chủ động ứng phó với dịch cúm, không tạo nên sự khan hiếm giả trên thị trường. “Các bệnh viện khác cũng cần chủ động, nếu thiếu thuốc Tamiflu có thể đề nghị với Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương để được chi viện thuốc, không để xảy ra dịch khi thiếu thuốc” – ông Nguyễn Trọng Khoa nói.
Trước khẳng định sẽ chủ động chống dịch của các bệnh viện, ông Nguyễn Trọng Khoa – Phó Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh đề nghị, các bệnh viện không được chỉ định thuốc Tamiflu rộng rãi. “Theo phác đồ điều trị cúm mà Bộ Y tế đã ban hành, bác sĩ chỉ chỉ định thuốc Tamiflu cho những trường hợp cúm nặng, có biến chứng hoặc các đối tượng đặc biệt như có bệnh nền, mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi, người trên 65 tuổi, người mắc bệnh mãn tĩnh… Do đó, việc chỉ định rộng rãi thuốc Tamiflu sẽ tạo nên nhu cầu tăng đột biến. Tôi đề nghị các bệnh viện cần giám sát chặt việc kê đơn của bác sĩ với các ca mắc cúm, để hạn chế kê thuốc Tamiflu, tạo ra cơn sốt giả về loại thuốc này” – ông Nguyễn Trọng Khoa cho hay. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46