Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son: Mỗi bộ, ngành sẽ chỉ còn một tờ báo

Theo đề án quy hoạch quản lý báo chí, mỗi bộ, ngành sẽ chỉ có một cơ quan báo chí. Ngoài ra, vẫn duy trì mỗi địa phương có một đài truyền hình và một đài phát thanh.

Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Bắc Son cho biết như trên, khi trao đổi với PV về đề án quy hoạch quản lý báo chí vừa được trình lên Chính phủ.

Chủ động cung cấp thông tin cho báo chí

Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son cho biết, hiện nay ở Việt Nam có tới 845 cơ quan báo chí, 1.118 ấn phẩm, 199 cơ quan báo in, truyền hình với hơn 200 kênh, phát thanh gần 100 kênh, 98 cơ quan báo mạng, 1.516 trang thông tin điện tử được cấp phép. Đánh giá hoạt động của báo chí trong năm 2014, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son ghi nhận hoạt động báo chí có nhiều khởi sắc và đạt được nhiều kết quả rất tốt. Tuy nhiên, trong năm 2014, Bộ TT&TT cũng phải xử phạt và chấn chỉnh nhiều hoạt động sai phạm của báo chí, đặc biệt trong những tháng cuối năm.

“Đây là điều không hề mong muốn nhưng chúng tôi vẫn phải làm để đảm bảo sự bình đẳng báo chí, đồng thời góp phần làm lành mạnh đời sống báo chí”, Bộ trưởng Son nhấn mạnh.

Bộ trưởng cho biết thêm, trong vài năm qua có sự xuất hiện của các trang như: Quan làm báo, Dân làm báo, Chân dung quyền lực… đưa nhiều thông tin nhảm nhí, xấu và độc hại. Nhưng rồi, chính báo chí là người tuyên truyền, nâng cao nhận thức, tạo sức đề kháng cho mọi người. Báo chí đưa tin, tuyên truyền để xây dựng lòng tin, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần xóa bỏ những thông tin xấu. Vì vậy, việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí là rất cần thiết.

“Trong năm tới, như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu, chắc chắn chúng ta phải thực hiện tốt hơn việc chủ động cung cấp thông tin cho báo chí. Và báo chí phải là bộ lọc, thanh lọc đấu tranh chống thông tin mạng sai trái, đồng thời đẩy mạnh những thông tin tuyên truyền về chính sách của Đảng, của Nhà nước”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.

Bộ trưởng Son cũng lưu ý trong năm 2015, báo chí cần tập trung tuyên truyền các Ngày lễ lớn của đất nước như: Kỷ niệm 85 năm thành lập Đảng, 40 năm thống nhất đất nước, 125 ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, 70 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9... và đặc biệt là Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ 12.

Giảm số lượng, tăng chất lượng

Nói thêm về đề án quy hoạch báo chí trong năm 2015, Bộ trưởng TT&TT cho biết, đề án vẫn chưa được Thủ tướng phê duyệt chính thức, tuy nhiên, theo tinh thần đã được xây dựng trong đề án đó, mỗi bộ, ngành sẽ chỉ có một cơ quan báo chí và một số ấn phẩm khác nhau. Cũng theo phương án quy hoạch thì sẽ vẫn duy trì mỗi tỉnh có một đài truyền hình và một đài phát thanh.

Trước thực tế hiện nay các hội, đoàn thể có rất nhiều báo, thậm chí một hội có cả chục báo, lãnh đạo Bộ TT&TT cho biết, nếu thực hiện đề án quy hoạch báo chí sắp tới thì sẽ giải quyết được vấn đề này. “Hướng mà đề án quy hoạch báo chí nhắm đến làm sao để tổ chức bộ máy cơ quan báo chí gọn và tinh, số lượng sẽ giảm đi, nhưng chất lượng sẽ tốt hơn. Tinh thần chủ yếu của đề án là quản lý báo chí để phát triển tốt hơn”, Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son nhấn mạnh.

Trước băn khoăn của một số anh em phóng viên về đề án quy hoạch lần này, Bộ trưởng Son trấn an: “Quy hoạch báo chí là để làm cho mình tốt hơn nên chắc chắn sẽ được ủng hộ. Anh em báo chí cũng không phải băn khoăn vấn đề gì cả, vì đây là cơ hội để sắp xếp cho các cơ quan báo chí ngày càng có điều kiện phát triển tốt hơn, dần dần sẽ được củng cố các yếu tố, có đầy đủ điều kiện để phát triển trong tương lai”.

Ông Hà Minh Huệ (Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam):

Trao đổi với PV Báo Giao thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, chủ trương của đề án quy hoạch báo chí là phát triển báo chí làm sao đáp ứng được nhu cầu thông tin rất lớn của xã hội. Nhưng đi đôi với việc phát triển thì phải quản lý chặt chẽ. Bất kỳ hoạt động nào của báo chí cũng phải được quản lý trong khuôn khổ của pháp luật, những cái đi trái với quy định thì phải xử lý. “Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, quy hoạch không có nghĩa là hạn chế báo chí bởi chúng ta không bao giờ có quan điểm hạn chế báo chí, mà chỉ định hướng báo chí theo một hướng phát triển lành mạnh. Hiện nay có tình trạng có rất nhiều bộ, ngành có nhiều báo, tạp chí, ấn phẩm trùng lặp, chồng chéo về nội dung, tôn chỉ mục đích, như vậy có cần thiết không hay chỉ tiêu phí nguồn lực của xã hội? Bên cạnh đó, rất nhiều báo ra những phụ bản, phụ trương, ấn phẩm phụ đầy rẫy những thông tin cướp, giết, hiếp... Những thông tin đó không phải là phục vụ nhu cầu phát triển của đất nước. Chúng ta thừa nhận rằng, ngoài việc nêu lên những chính sách của Đảng, Nhà nước, những mặt tích cực hay các thành tựu mà đất nước ta đã đạt được thì vẫn phải đưa ra được những sai sót, khuyết điểm để sửa chữa. Tuy nhiên, những thông tin này cần phải được nêu ra theo tính chất xây dựng”, ông Huệ cho biết.

Theo Hoài Thu/ Báo Giao thông

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu

(LĐTĐ) Qua tìm hiểu thực tế, đại biểu Quốc hội cho rằng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trong cả nước đang bị “tắc” có nguyên nhân là vấn đề nguyên vật liệu.
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục

(LĐTĐ) Đại biểu Hoàng Văn Cường cho rằng, nếu để các bệnh viện và các trường đại học tự chủ mà phải tự đi vay vốn, tự lo trả lãi và trả vốn thì hậu quả người bệnh và người học phải gánh chịu với chi phí dịch vụ cao...
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

Đại biểu Quốc hội: Cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường dù là nhỏ nhất

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội đề nghị chấm dứt việc khai thác gỗ tự nhiên và cần nghiêm trị hành vi phá hoại môi trường cho dù là nhỏ nhất, như trồng cây mà vẫn còn nguyên bọc, hay cây còn có khả năng cứu lại chặt đi để xin ngân sách trồng mới.
Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

Đại biểu đề xuất quan tâm đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động

(LĐTĐ) Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh đề nghị đẩy mạnh đào tạo nghề đáp ứng với nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo nghề với nhu cầu, việc làm của doanh nghiệp, chú trọng xã hội hóa công tác dạy nghề, khuyến khích các doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề...
Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

Đại biểu Quốc hội: Không tăng lương khu vực công, nhưng phải tăng lương hưu và trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) Đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị, mặc dù không tăng lương khu vực công được, nhưng phải tăng lương hưu và tăng trợ cấp cho người có công.
Xem thêm
Phiên bản di động