Bỏ thi tuyển vào lớp 6 khiến học sinh lớp 5 quá tải?
Cấm thi vào lớp 6: Triệt tiêu sự cạnh tranh lành mạnh? | |
Lý do cấm tuyệt đối các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 |
Theo đó, trước khi có quy định bỏ thi tuyển vào lớp 6, hằng năm các trường THCS thường tổ chức thi tuyển để chọn được những em có học lực tốt nhất vào trường mình. Để cho con được vào học các trường điểm, chất lượng là một nhu cầu hoàn toàn chính đáng của các bậc phụ huynh. Chính vì vậy các trường “tốp trên” thường xảy ra tình trạng “cầu vượt quá cung”. Cho nên việc tổ chức thi tuyển là tương đối công bằng nhất và phụ huynh cũng như học sinh sẽ bớt lo về các tiêu chí phụ. Mặc dù phương án thi tuyển các em sẽ gặp phải áp lực về thi cử.
Nhưng khi thực hiện quy định của Bộ về không tổ chức thi tuyển vào lớp 6 thì các trường trên làm sao để tuyển được học sinh vào trường khi chỉ tiêu có hạn mà nhu cầu của học sinh và phụ huynh là rất lớn. Nên các trường phải nghĩ ra đủ các phương án trong đó có việc thêm “tiêu chí phụ” để lựa chọn được học sinh tuyển vào trường.
Từ đây, mới phát sinh nhiều vấn đề. Nếu như trước đây, các trường tổ chức thi tuyển thì chỉ yêu cầu học sinh muốn thi vào trường phải có học lực giỏi, các môn tiếng Việt, toán cuối năm phải đạt một ngưỡng điểm nào đó thì sẽ được lọt vào vòng “thi tuyển”. Nhưng bây giờ khi có quy định bỏ thi tuyển của Bộ thì các trường cũng sẽ có quy định như trên. Tức là học sinh phải có học lực giỏi, các môn tiếng Việt, Toán phải đạt điểm số ngưỡng của trường đưa ra nhưng lại thêm các tiêu chí khác. Đó là phải có thêm các giải như thi giải toán qua mạng, violympic tiếng Anh, kể chuyện, thi vở sạch chữ đẹp, văn nghệ, thể thao… Thậm chí có trường còn đưa thêm tiêu chí nếu biết bơi sẽ cộng 2,5 điểm khi xét vào trường.
Việc học sinh tham gia các cuộc thi là để bổ trợ cho việc học được tốt hơn. Đặc biệt yêu cầu học sinh biết bơi thì được cộng điểm là điều hay, buộc nhà trường tiểu học, phụ huynh phải quan tâm đến việc dạy bơi cho các em là việc nên làm vì liên quan trực tiếp đến tính mạng của các em khi mà tình hình đuối nước ở trẻ em vào dịp hè đang báo động như hiện nay.
Tuy nhiên việc phải đưa ra quá nhiều tiêu chí phụ (để tuyển chọn học sinh vì có thể có nhiều em bằng điểm nhau) dẫn đến nhiều vấn đề cần phải suy nghĩ. Thứ nhất, đây là điều gây ra áp lực cực lớn với học sinh. Bởi các em không chỉ phải cố gắng học để có kết quả loại giỏi vào cuối năm mà hai môn tiếng Việt, Toán cũng phải giỏi. Thêm vào đó các em phải tham gia rất nhiều cuộc thi để cuối năm có được “các tiêu chí đẹp” để được cộng điểm khi xét tuyển vào trường mà người lớn mong muốn.
Thứ hai, phụ huynh nào cũng thương con, cũng muốn con mình được vào “trường ngon” nên phải tìm cách để con có được các tiêu chí mà nhà trường thông báo (mặc dù có thể các em không có năng lực hoặc năng khiếu) nên từ đây lại xuất hiện tiêu cực, đó là chạy tiêu chí. Mà đã chạy thì phải “chung chi” dẫn đến lại phải tốn tiền. Mà đâu phải một mà phải chạy rất nhiều tiêu chí nên để có đủ các tiêu chí thì phải chịu khó “tốn”. Gia đình khá giả thì không nói còn gia đình khó khăn thì vô hình chung lại phải gánh thêm một khoản nữa để con mình có các tiêu chí cho “bằng chị bằng em”.
Thứ ba, qua việc chạy tiêu chí phụ, vô tình phụ huynh đã gieo vào đầu trẻ nhỏ một tính xấu đó là sự ỷ lại vì các em nghĩ đã có ba mẹ lo rồi thì cần gì phải nỗ lực và phấn đấu để được vào trường bằng chính sức lực của mình. Bên cạnh, từ đó hình thành tư tưởng “chạy chọt” ngay từ lứa tuổi tiểu học ở các em.
Nếu như trước đây phụ huynh chỉ tốn các khoản để các em học thêm nhằm giúp học sinh học tốt hơn thì bây giờ không chỉ tốn tiền để các em học thêm mà còn phải tốn tiền để “chạy tiêu chí” và phải mất công sức, thời gian nữa. Còn về phía học sinh, các em cũng phải “chạy” để vừa học lại vừa phải tham gia các cuộc thi để cuối năm có tiêu chí để xét tuyển vào lớp 6. Dẫn đến các em có rất ít thời gian để vui chơi giải trí.
Qua đó, để thấy mặc dù chủ trương của Bộ GD&ĐT về bỏ thi tuyển vào lớp 6 là đúng đắn, giảm áp lực thi cử cho các em. Nhưng dường như Bộ chưa lường trước hết các khó khăn mà các trường cũng như phụ huynh và học sinh gặp phải khi mà mỗi mùa tuyển sinh lớp 6 lại đến.
Hay chăng Bộ GD&ĐT nên để các trường tổ chức thi tuyển vào lớp 6 bằng cách cho thi hai môn tiếng Việt và Toán nhưng có giảm tải về kiến thức (có thể chọn nội dung kiến thức ở học kì 2 hằng năm để thi). Như vậy, dù các em phải chịu áp lực trong thi cử nhưng vừa tương đối công bằng và phụ huynh cũng đỡ vất vả hơn khi không phải lo con mình đã có đủ các tiêu chí để xét tuyển vào lớp 6 hay chưa?
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12