Bình đẳng, đầu tư vào giáo dục và tính hiệu quả

(LĐTĐ) Đó là nội dung phát biểu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ tại Diễn đàn giáo dục thế giới và Triển lãm giáo dục toàn cầu đang diễn ra tại London, Vương quốc Anh với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu đến từ gần 100 quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.  
binh dang dau tu vao giao duc va tinh hieu qua Mang Tết đến với giáo viên có hoàn cảnh khó khăn tỉnh Bắc Giang
binh dang dau tu vao giao duc va tinh hieu qua Tạo sự chuyển biến căn bản các vấn đề giáo dục mà xã hội quan tâm
binh dang dau tu vao giao duc va tinh hieu qua Tư lệnh ngành Giáo dục nói điều gì với sinh viên?

Việt Nam không có sự bất bình đẳng về tiếp cận và kết quả giáo dục

Khi nói về giáo dục Việt Nam trong bài phát biểu tại Diễn đàn giáo dục thế giới, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc đến bình đẳng, đầu tư vào giáo dục và tính hiệu quả.

Về sự bình đẳng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Việt Nam đã thực hiện tốt việc mở rộng mạng lưới trường lớp, hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, cấp Tiểu học và THCS. Các địa phương cũng đã có những chính sách ưu tiên, tạo cơ hội tiếp cận giáo dục cho trẻ em dân tộc và có hoàn cảnh đặc biệt. Các thống kê cho thấy giáo dục Việt Nam không có sự bất bình đẳng về giới tính, không có sự bất bình đẳng về tiếp cận và kết quả giáo dục.

binh dang dau tu vao giao duc va tinh hieu qua
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Diễn đàn giáo dục thế giới và Triển lãm giáo dục toàn cầu. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Về sự đầu tư của nhà nước, hiện nay Việt Nam chi 5,8% GDP cho giáo dục, nếu tính cả đóng góp của gia đình thì con số này đạt 8% GDP, con số này cho thấy sự quan tâm đến giáo dục trong mỗi gia đình Việt Nam và lý giải cho sự thành công của giáo dục. Trong những năm vừa qua, đầu tư của Việt Nam cho giáo dục ngày càng tăng, duy trì mức chi 20% tổng chi ngân sách.

Về tính hiệu quả, giáo dục Việt Nam thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Theo kết quả PISA năm 2015, Việt Nam xếp thứ 8 về Khoa học, 22 về Toán học và 30 về đọc hiểu. Bên cạnh đó, nếu phân tích về mối liên hệ giữa mức đầu tư cho học sinh ở độ tuổi 6-12 và kết quả học tập qua kì đánh giá PISA thì Việt Nam là một trong những nước được đánh giá có hiệu quả cao trong đầu tư cho giáo dục.

Không chỉ trong giáo dục đại trà, Việt Nam cũng luôn đạt kết quả cao trong giáo dục mũi nhọn. Kết quả các kì thi học sinh giỏi quốc tế về các môn khoa học của Việt Nam luôn nằm trong top 10.

Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, phải nhìn nhận giáo dục Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức cần vượt qua như: Tỉ lệ học sinh bỏ học cuối cấp THCS ở các khu vực khó khăn còn cao; hơn 80% chi cho giáo dục qua ngân sách địa phương, do đó hiệu quả đầu tư phụ thuộc vào sự quan tâm của mỗi địa phương với giáo dục. Thực tế, một số địa phương đầu tư chưa thật sự hiệu quả cho giáo dục; học sinh Việt Nam đạt kết quả cao trong các kì thi nhưng về kĩ năng, về động lực học tập vẫn còn hạn chế.

Nhấn mạnh đến tính thiết thực của giáo dục đối với học sinh, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, để làm cho quá trình học tập của học sinh được thiết thực, liên quan, gắn với thực tiễn, nhà trường là không đủ mà cần sự tham gia của nhà trường - gia đình - xã hội.

“Trẻ học được gì” thay vì “giáo viên dạy gì”

Chia sẻ một ví dụ ở Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhắc tới việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học. Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, chính thực tế phụ huynh kì vọng cao vào con em mình, nhà trường đặt “nặng” kết quả học tập cho học sinh nên đã tạo áp lực, căng thẳng cho trẻ. Việc học chỉ xoay quanh điểm số đã làm học sinh mất đi tính tò mò, ham học hỏi, không dám thử thách, sợ sai, thích trong vòng an toàn.

binh dang dau tu vao giao duc va tinh hieu qua
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ tại Diễn đàn giáo dục thế giới và Triển lãm giáo dục toàn cầu. (Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Chủ trương đổi mới đánh giá học sinh tiểu học được Bộ GD&ĐT đưa ra từ năm 2014 đã tập trung vào quá trình học tập, thúc đẩy phát triển năng lực của học sinh hơn là chỉ quan tâm đến điểm số. Chủ trương này vì mục tiêu trẻ em phải được hạnh phúc, vui vẻ ở trường học.

Nhìn lại 4 năm triển khai việc đổi mới đánh giá học sinh tiểu học tại Việt Nam, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, phụ huynh đã quan tâm và tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập của trẻ nhỏ thay vì chỉ quan tâm đến điểm số. Giáo viên tập trung vào “trẻ học được gì” thay vì “giáo viên dạy gì”. Nhà trường đã quan tâm đến việc trở thành một môi trường thúc đẩy quá trình học tập và nuôi dưỡng tình yêu học tập của trẻ.

Dẫn lại một câu ngạn ngữ của Châu Phi: “chúng ta cần một ngôi làng để nuôi dưỡng một đứa trẻ”, người đứng đầu ngành Giáo dục Việt Nam gửi tới Diễn đàn giáo dục thế giới thông điệp: Thầy cô, phụ huynh, nhà trường và xã hội cần vì một mục tiêu chung là làm những điều tốt nhất cho những đứa con, những học sinh của mình. Sự phối hợp hiệu quả giữa các bên sẽ mang tới sự thiết thực và hiệu quả cho giáo dục, vì sự phát triển của nền giáo dục mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Diễn đàn giáo dục thế giới là hoạt đồng thường niên được tổ chức hàng năm suốt 16 năm qua. Năm nay, Diễn đàn được tổ chức tại Vương quốc Anh với sự tham dự của hơn 1.200 đại biểu đến từ gần 100 đoàn các quốc gia, vùng lãnh thổ và các tổ chức quốc tế.

Nội dung chính của diễn đàn nói về các xu hướng phát triển của giáo dục trong tương lai, thảo luận về việc thúc đẩy tính thiết thực, hiệu quả của giáo dục. Các thảo luận của diễn đàn xoay quanh các chủ đề: thúc đẩy sử dụng dữ liệu nhằm cải thiện chất lượng của giáo dục; kết nối sự tham gia của gia đình, nhà trường và xã hội; mở rộng tiếp cận và công bằng trong giáo dục; cộng đồng học tập và học tập suốt đời; đổi mới và sáng tạo trong giáo dục.

Ngoài các chương trình chính thức của Diễn đàn giáo dục thế giới và Triển lãm giáo dục công nghệ toàn cầu, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã có các cuộc hội đàm, tiếp xúc song phương với Bộ trưởng Giáo dục Anh; Bộ trưởng Trẻ em và Gia đình Anh và các Bộ trưởng ASEAN; Bộ trưởng Đại học và nghiên cứu Anh và 12 Bộ trưởng các nước khu vực Đông Á, Trung Đông, Châu Mỹ.

P.V

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu

(LĐTĐ) Nghề dạy học vốn là một trong những nghề cao quý, thường được nhiều người kính trọng, tôn vinh. Và giáo viên được ví như “người lái đò”. Nhiều năm qua, cô giáo Phú Thị Ngọc, Trường Tiểu học Quỳnh Mai, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) là “người lái đò” có đầy đủ năng lực và phẩm chất cao quý đó.
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm tổ chức tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực ngành Giáo dục và Đào tạo năm 2024 nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); chào mừng 70 năm thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954 - 2024).
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động