Biểu quyết cả hai tay
Còn lâu nhé! | |
Mong là như vậy | |
Thừa – thiếu, thiếu – thừa… |
- Vâng. Cũng phải quy định như thế cho chặt chẽ bác ạ. Chứ xe không đúng tên với người sử dụng, khi có vi phạm khó truy trách nhiệm lắm.
- Đúng là như thế. Nhưng cũng có cái bất tiện đấy. Ví như xe của tớ chẳng hạn, thằng con thay xe mới, cho bố cái xe cũ để thỉnh thoảng đi giao lưu với mấy ông bạn hưu trí, nhỡ đâu bị “tuýt” một cái cũng phiền đấy.
- Bác cứ đi đúng luật, ai “tuýt” bác. Quy định thế cũng là thắt chặt kỷ cương, sao cho vấn đề giao thông đỡ “nóng” thôi bác ạ.
-Ai chả biết thế. Nhưng chú vẫn chưa hiểu ý tớ. Ví dụ nhé. Cả nhà có một cái xe, khi bố đi, khi mẹ đi, lại khi con đi. Chẳng nhẽ đăng ký xe phải mang tên cả 3 người à?
-Việc này thì bác yên tâm.
-Yên tâm sao được, Căn cứ theo quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP, những trường hợp chủ xe mô tô, xe gắn máy trước đó có mua, được điều chuyển, cho, tặng xe nhưng trong thời hạn 30 ngày mà chưa đến cơ quan CSGT để làm thủ tục đăng ký sang tên, di chuyển xe thì sẽ bị xử phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy…
-Bác phải nghiên cứu rõ luật. Khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP có quy định việc xác minh để phát hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Khoản 5 Điều 30 Nghị định này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên.
-Như vậy nếu tớ đi xe của con tớ vẫn được nhỉ, nghĩa là không bị bỗng dưng kiểm tra nếu tớ không vi phạm giao thông?
-Đúng thế đó bác. Tại Khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP và chỉ đạo của Bộ Công an, lực lượng CSGT khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên đường khi tiến hành kiểm tra giấy tờ xe sẽ không xác minh và xử phạt đối với hành vi vi phạm không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (hay còn gọi là xe không chính chủ). Do đó cá nhân, tổ chức khi sử dụng xe mượn, dùng chung xe với người thân… sẽ không cần phải chứng minh, giải thích về chủ xe đứng tên trong Giấy đăng ký xe.
- Nếu như vậy thì quá chuẩn rồi, thế mà tớ thấy dân tình xôn xao chuyện này. Kẻ nói hợp lý, có như vậy mới quản chặt cái anh phương tiện này, đề phòng những hệ lụy; người nói chưa hợp lý do nhiều gia đình có cái xe máy mà cả nhà đi chung… nghĩa là rối tung lên cả.
-Nhưng gì thì gì, ngoài cái trường hợp của bác, nếu có mua bán, chuyển nhượng, theo em là cứ nên sang tên cho chắc, vừa dễ cho công tác quản lý, vừa đảm bảo an toàn cho tài sản của mình.
-Vậy tớ biểu quyết cả hai tay.
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06