Bệnh sa sút trí tuệ ngày càng phổ biến ở Việt Nam
10 điều bổ ích bạn có thể làm hàng ngày để nâng cao trí tuệ | |
Phát huy tiềm năng trí tuệ của bé |
Sa sút trí tuệ mạch máu thường gặp ở tuổi dưới 65 và thường gặp ở nam giới hơn phụ nữ; bệnh tăng lên theo độ tuổi; tỷ lệ mắc mới bệnh sa sút trị tuệ ở bệnh nhân đột quỵ cao.
Theo thống kê cho thấy, tại châu Âu có khoảng 1 – 2% người mắc bệnh; ở Nhật Bản có khoảng 1,5 – 3% người mắc bệnh; tại Trung Quốc tỷ lệ này là 1% và ở Việt Nam là 3,6%...
Nguyên nhân của bệnh mạch máu là do rối loạn máu não và yếu tố mạch máu nguy cơ dẫn đến nhồi máu não, teo não gây suy giảm nhận thức nhẹ và sa sút trí tuệ.
Theo GS.TS Lê Văn Thính, sa sút trí tuệ mạch não có thể phòng và điều trị nếu được chẩn đoán sớm từ giai đoạn suy giảm nhận thức nhẹ và kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ mạch máu.
Để điều trị bệnh hiệu quả, các nghiên cứu lâm sàng quốc tế trên bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là sa sút trí tuệ mạch máu cần tiến hành thêm trong tương lai để khẳng định tác dụng của các thuốc.
Ảnh minh họa |
Triệu chứng của bệnh sa sút trí tuệ
- Giảm trí nhớ.
- Khó khăn trong giao tiếp.
- Khó khăn trong các việc phức tạp.
- Khó khăn trong lập kế hoạch và tổ chức công việc.
- Khó khăn trong các chức năng phối hợp và vận động.
- Gặp vấn đề trong định hướng, chẳng hạn như trở nên lạc lõng, mất phương hướng.
- Thay đổi nhân cách.
- Không thể suy luận.
- Hành vi không thích hợp.
- Hoang tưởng.
- Kích động.
- Ảo giác.
Những người có nguy cơ sa sút trí tuệ cao
Tuổi tác: Nguy cơ bị bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ mạch máu và vài thể sa sút trí tuệ khác tăng theo tuổi, đặc biệt là sau 65 tuổi. Tuy nhiên, sa sút trí tuệ không phải là một phần của quá trình lão hóa, và sa sút trí tuệ có thể xuất hiện cả trên người trẻ.
Giới tính: Phụ nữ là có nhiều khả năng phát triển bệnh Alzheimer hơn so với nam giới. Nguyên nhân là do sự thiếu hormone estrogen ở phụ nữ sau mãn kinh.
Di truyền : Nếu gia đình bạn có người bị sa sút trí tuệ, bạn sẽ có nguy cơ bị bệnh này cao hơn. Tuy nhiên, nhiều người có tiền sử gia đình có sa sút trí tuệ nhưng không bao giờ có triệu chứng của sa sút trí tuệ, và nhiều người không có tiền sử gia đình sa sút trí tuệ nhưng lại bị bệnh này.
Quá béo hoặc quá gầy : Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến nguy cơ của một người phát triển nhiều loại bệnh tật, kể cả bệnh mất trí nhớ. Một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng cho phép một người để duy trì một trọng lượng cơ thể bình thường có thể làm giảm khả năng phát triển bệnh cao huyết áp hoặc bệnh tim, cả hai đều đặt một người có nguy cơ cao phát triển bệnh mất trí nhớ. Một người quá gầy sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để nuôi các bộ phận cơ thể bao gồm cả các tế bào não. Còn nếu bạn quá béo thì có thể bị hẹp các động mạch, làm cho cơn đau tim hoặc đột quỵ xảy ra đột ngột. Cả nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh mạch máu làm tăng nguy cơ của một người bị mất trí mạch máu.
Ngoài ra các bệnh khác như tiểu đường, huyết áp, mức cholesterol trong máu cao, béo phì, bệnh tim, bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, bệnh thận mãn tính và HIV và đột quỵ cũng là những yếu tố nguy cơ cao dễ bị tiến triển thành bệnh mất trí tuệ, sa sút mạch máu sẽ cao hơn. Trong đó đột quỵ là một yếu tố nguy cơ chính gây bệnh mất trí nhớ, những người có tiền sử đột quỵ sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mất trí nhớ.
Những người bị trầm cảm trong cuộc sống sau này hoặc có tiền sử trầm cảm có nhiều khả năng phát triển bệnh mất trí nhớ. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng trầm cảm là một yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ, trong khi những người khác tin rằng nó có thể là một triệu chứng sớm của bệnh.
Những người gặp chấn thương đầu nghiêm trọng hoặc lặp đi lặp lại làm tăng nguy cơ phát triển bệnh mất trí nhớ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Hà Nội: Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong khám chữa bệnh
Y tế 24/12/2024 16:35
Bộ Y tế tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả
Y tế 24/12/2024 16:01
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52