Bệnh mùa hè rình rập
Đảm bảo chống nắng, nóng cho người bệnh |
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng không sử dụng thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thực hiện vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Đặc biệt, khi có các biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh như sốt cao đột ngột và có tiền sử chăn nuôi, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời. |
Gia tăng các loại bệnh truyền nhiễm
Ths.BS Nguyễn Trung Cấp, Phó trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Nhiệt đới trung ương cho biết: Do đặc điểm thời tiết ở nước ta, vào mùa hè, mưa nhiều, nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và ngộ độc. Cùng với đó nhiều loại thực phẩm bán sẵn không có nguồn gốc rõ ràng, quán ăn nằm ở vỉa hè, lề đường, bụi, nấm mốc và khí thải như xăng dầu rất dễ nhiễm vào thực phẩm cũng khiến nguy cơ xảy ra ngộ độc rất cao. Đặc biệt một bộ phận người dân vẫn cò thói quen ăn các loại tiết canh, thực phẩm sống.
Thời gian qua, Bệnh viện Nhiệt đới trung ương liên tiếp tiếp nhận những ca bệnh liên quan đến ngộ độc thực phẩm hay các bệnh truyền nhiễm. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị gia tăng, khiến bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. Mới đây nhất, bệnh viện tiếp nhận 4 bệnh nhân nhập viện cấp cứu do ăn phải tiết canh bị nhiễm liên cầu khuẩn, trong đó 1 trường hợp đã tử vong, các trường hợp khác cũng bị viêm màng não mủ do liên cầu lợn.
Một bệnh nhân đang nằm cấp cứu tại Bệnh viện Nhiệt đới trung ương do ăn tiết canh là anh Nguyễn Tuấn M. quê ở Mỹ Đức. Theo người nhà bệnh nhân, anh M. làm nghề mổ lợn bán thịt và rất nghiện món tiết canh. Cho rằng lợn mình tự giết mổ là lợn sạch, tiết canh do chính mình làm càng sạch nên anh yên tâm. Đến ngày 3/6, anh M. sốt cao, đau đầu và đi ngoài phân lỏng. Trên bề mặt da xuất hiện các nốt ban xuất huyết hoại tử màu đen nên gia đình đưa anh M. đi cấp cứu tại bệnh viện. Qua xét nghiệm, anh M. dương tính với vi rút liên cầu lợn. Hiện, anh M. vẫn đang trong tình trạng nguy kịch.
Để đảm bảo sức khỏe, người dân cần chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh mùa hè |
Trước đó, bệnh viện đã tiếp nhận bệnh nhân Vũ Quang M. 52 tuổi trú tại quận Hoàng Mai, cũng bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Được biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nhiễm trùng, hôn mê, toàn thân có nhiều mảng hoại tử. Theo người nhà bệnh nhân, trước khi nhập viện ông M có ăn tiết canh và uống rượu. Sau đó, ông M. có biểu hiện sốt, khó thở... nhưng nghĩ là bị ốm thông thường nên không tới bệnh viện và chỉ nhập viện khi xuất hiện các ban hoại tử trên da.Sau đó gia đình bệnh nhân đã xin đưa bệnh nhân về và đến nay bệnh viện được thông tin lại là bệnh nhân đã tử vong.
Theo thống kê của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, từ đầu năm tới nay, 80% số bệnh nhân nhiễm các bệnh do liên cầu lợn nhập viện đều trong tình trạng bệnh nặng hoặc đã bị biến chứng. Trong số đó có nhiều ca ở thể viêm màng não nặng, sốc, hoại tử, suy đa phủ tạng.
Bác sĩ Cấp khuyến cáo, vi khuẩn gây bệnh liên cầu cư trú trong đường hô hấp, đường tiêu hóa... của lợn. Vì thế để phòng bệnh, người dân cần nâng cao ý thức bằng cách không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý sản phẩm sống từ lợn bằng tay trần, nhất là có vết thương ở tay. Rửa tay sạch sau khi chế biến. Không ăn lợn bệnh, thịt lợn sống, tiết canh, nội tạng lợn chưa nấu chín và đặc biệt không ăn thịt lợn ốm, chết. Trong bất cứ trường hợp tiếp xúc với lợn ốm, chăm sóc, nuôi hoặc giết mổ, tiêu hủy nên có các phương tiện phòng hộ. Khi sốt cao (40-41 độ C), xuất hiện các mảng xuất huyết hoại tử dưới da, tiêu chảy, cứng cổ..., có thể khó thở, người dân nên đến bệnh viện sớm, tránh nguy cơ tử vong.
Đối với các thực phẩm khi phát hiện hoặc nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, phải đình chỉ việc sử dụng và niêm giữ toàn bộ thức ăn và đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.
K.Oanh-T.Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39