Bến xe Mỹ Đình sẽ “cắt” hàng trăm tuyến
Còn nhiều sai phạm trong kinh doanh vận tải khách | |
Thủ đoạn tinh vi tại bến xe cóc Mỹ Đình |
Theo Sở GTVT Hà Nội, hiện trên địa bàn Thành phố có 6 bến xe là: Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm, Yên Nghĩa, Nước Ngầm và Lương Yên. Trong đó, bến xe Mỹ Đình và bến xe Giáp Bát có tần suất hoạt động cao nhất.
Với tốc độ phát triển của hạ tầng giao thông, nên hoạt động vận tải khách từ các tỉnh về Hà Nội và ngược lại càng được thuận lợi. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển về hạ tầng vận tải, thì trình trạng “xe dù, bến cóc”, ùn tắc giao thông tại các khu vực bến xe diễn biến phức tạp.
Do vậy, để chấm dứt hiện tượng mất trật tự an toàn giao thông (ATGT) và ùn tắc giao thông tại khu vực bến xe, mà vẫn đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, cần thiết phải sắp xếp, điều chuyển lại một số luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh tại các bến xe.
Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Hoàng Linh cho rằng, việc sắp xếp vừa đảm bảo cho nhân dân đi lại được thuận tiện, vừa nhằm giảm ùn tắc giao thông, tăng hiệu quả kinh tế cho các đơn vị kinh doanh vận tải khách liên tỉnh và phù hợp với định hướng phát triển giao thông vận tải của Thành phố.
Các luồng tuyến vận tải khách liên tỉnh sẽ được sắp xếp như sau: - Bến xe Giáp Bát sẽ tiếp nhận các tuyến có hướng từ QL1, cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, QL5, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và QL18 đi qua cầu Thanh Trì. - Bến xe Nước Ngầm tiếp nhận các tuyến có hướng từ QL1 từ phí Nam vào, cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ, QL5, cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và QL18 đi qua cầu Thanh Trì. - Bến xe Mỹ Đình tiếp nhận các tuyến có hướng từ QL32, QL2, cao tốc Nội Bài - Lào Cai, một phần các tuyến đi theo QL3, QL18 đi cầu Thăng Long, đường Đại lộ Thăng Long. - Bến xe Gia Lâm tiếp nhận các tuyến có hướng từ QL1, QL5, một phần các tuyến đi theo QL3 theo cầu Đuống, QL39. - Bến xe Yên Nghĩa tiếp nhận các tuyến có hướng QL6, đường Hồ Chí Minh, đường 70, QL32, Đại lộ Thăng Long. |
Để việc sắp xếp lại luồng tuyến đảm bảo sự minh bạch cũng như ít tác động tới người dân và doanh nghiệp, Sở GTVT sẽ lấy tiêu chí lựa chọn theo cự ly tuyến để sắp xếp. Giai đoạn 1 sẽ lựa chọn các tuyến có cự ly từ 240km trở lên và giai đoạn 2 lựa chọn các tuyến có cự ly từ 145km trở lên.
Theo thống kê, hiện bến xe Giáp Bát có 143 doanh nghiệp (DN) hoạt động với 96 tuyến. Số lượng xe xuất bến hằng ngày là 950 lượt xe/ngày, vào ngày cao điểm lượng xe xuất bến lên tới 1.200 lượt/ngày.
Bến xe Mỹ Đình hiện có 220 DN hoạt động với 148 tuyến, lượng xe xuất bến khoảng 1.350 lượt xe/ngày, vào ngày cao điểm lên tới 1.640 lượt xe/ngày. Trong khi đó, bến xe Nước Ngầm dù có tới 98 đơn vị vận tải hoạt động, song chỉ có 65 tuyến, số lượng xe xuất bến chỉ đạt 290 lượt/ngày.
Do vậy, giai đoạn 1, Sở GTVT Hà Nội sẽ lựa chọn các tuyến có cự ly 240km trở lên để điều chuyển từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh phía Nam sang bến xe Nước Ngầm. Cụ thể, tại bến xe Mỹ Đình, các tuyến đi Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai và Đắk Lắk nằm trong diện điều chuyển lần 1 sang bến Nước Ngầm.
Các tuyến này có lộ trình đi từ bến Mỹ Đình - Phạm Hùng - Khuất Duy Tiến - đường Vành đai 3 trên cao - QL1 và ngược lại. Việc điều chuyển về bến xe Mỹ Đình đối với các tuyến này là phù hợp với lộ trình và hướng tuyến.
Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục điều chuyển các tuyến xe từ bến Mỹ Đình về Nước Ngầm tuyến đi Thanh Hóa. Sau 2 giai đoạn điều chuyển, bến xe Nước Ngầm sẽ đạt 434 lượt xe/ngày, bến xe Mỹ Đình còn 1.207 lượt xe/ngày.
Được biết, Sở GTVT đã báo cáo lên Tổng cục đường bộ Việt Nam và Bộ GTVT về việc này, đồng thời kiến nghị điều chỉnh quy hoạch vận tải trên địa bàn Hà Nội.
Minh Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kỳ vọng những bước phát triển mới về nhà ở xã hội tại Hà Nội
Trật tự đô thị 22/11/2024 18:46
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26