Bảo vệ mình trước nỗi lo mất an toàn thực phẩm
Xử phạt không đeo găng tay khi bán đồ ăn: Bất cập khi triển khai |
Thời gian gần đây, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên nhiều tỉnh thành của cả nước, điều đó khiến không ít người hoang mang, lo sợ sử dụng phải thịt lợn bị bệnh dịch này. Nhưng với nhiều người lao động, do đã được tuyên truyền và chủ động tìm hiểu thông tin qua các phương tiện thông tin đại chúng, biết được, bệnh dịch tả lợn châu Phi không lây truyền và gây bệnh cho người.
Người lao động ngày càng quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm |
Thêm vào đó, ngay sau khi phát hiện dịch bệnh bùng phát, các cơ quan chức năng đã kịp thời xử lý, tiêu hủy lợn nhiễm dịch, đồng thời, công tác quản lý thị trường cũng được tăng cường và siết chặt nên người lao động cảm thấy yên tâm hơn. Nhiều người cũng chia sẻ, để bảo vệ bản thân và gia đình, tránh mua phải thực phẩm không rõ nguồn gốc, không chỉ riêng thịt lợn mà tất cả các loại rau, củ, quả và các loại thịt, cá khác, họ đều đến các cở sở cung cấp thực phẩm uy tín để mua.
Chia sẻ với chúng tôi, chị Nguyễn Thị Minh, công nhân đang làm việc tại KCN Phú Nghĩa cho biết, với mục đích mọi bữa ăn đều an toàn và quan trọng hơn là đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình nên chị thường xuyên đến các cửa hàng cung cấp thực phẩm uy tín như Vinmart hay các cửa hàng thực phẩm sạch để mua đồ.
Từ thực tế bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn TP Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội đã có văn bản đề nghị các tổ chức, cá nhân kinh doanh thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn và người tiêu dùng cần quan tâm, thực hiện tốt các nội dung sau: Kinh doanh thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được kiểm dịch thú y; không kinh doanh thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn không có nguồn gốc, xuất xứ, chưa qua kiểm dịch thú y. Bố trí khu vực kinh doanh, bảo quản từng loại sản phẩm thực phẩm riêng biệt đảm bảo các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm... theo tiêu chuẩn, quy chuẩn, yêu cầu của nhà sản xuất đối với từng loại thực phẩm theo quy định. Đối với người tiêu dùng cần lựa chọn và mua thịt lợn và các sản phẩm có nguồn gốc từ thịt lợn ở những cơ sở kinh doanh có uy tín, được kiểm dịch và có nguồn gốc rõ ràng. Khi mua hàng, nên kiểm tra rõ về nguồn gốc, thông tin thực phẩm trước khi mua. Tuyệt đối không lựa chọn, sử dụng các sản phẩm thịt lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được kiểm dịch. Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, phải thông tin ngay cho các cơ quan chức năng để kịp thời xác minh, xử lý vi phạm và được bảo vệ quyền lợi. |
“Biết rằng, đồng lương công nhân còn eo hẹp và có rất nhiều khoản cần chi tiêu nhưng vợ chồng tôi đã thống nhất là ưu tiên cho bữa ăn an toàn, đủ chất dinh dưỡng, bởi chỉ có thế mới đảm bảo sức khỏe để làm việc. Hơn nữa, từ trước đến nay đã có quá nhiều những sự việc đau lòng liên quan đến sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn, do vậy, để bảo vệ cả gia đình, tôi quyết định mua thực phẩm ở những cửa hàng uy tín. Tuy giá cả các mặt hàng có chênh lệch so với ở ngoài chợ nhưng đảm bảo và yên tâm hơn nhiều” – chị Minh bày tỏ.
Khi được hỏi về việc bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện và bùng phát trên địa bàn Hà Nội, liệu gia đình chị có lo sợ sẽ sử dụng phải loại thịt của những con lợn đã bị bệnh? Chị Minh bình thản trả lời: “Tôi và nhiều công nhân của công ty cũng rất quan tâm đến vấn đề này, nhưng từ khi biết chắc chắn rằng loại bệnh dịch này không lây truyền và gây bệnh cho người, chúng tôi không lo lắng nữa. Tôi cũng chắc chắn, bản thân và gia đình sẽ không sử dụng phải loại thịt của những con lợn đã bị bệnh vì tôi luôn mua thực phẩm đảm bảo về nguồn gốc và kiểm dịch ở những cửa hàng uy tín. Ngoài ra, thực phẩm dành cho bữa ăn ca tại công ty cũng được kiểm duyệt, giám sát rất chặt chẽ nên chúng tôi rất yên tâm.”
Không chỉ tìm mua thực phẩm tại các cửa hàng uy tín, nhiều công nhân còn tận dụng những khoảng đất trống nơi mình ở để trồng rau với mục đích có rau an toàn để dùng và tiết kiệm được một khoản chi phí.
Chị Lê Thị Bé, công nhân đang làm việc tại Công ty Niessei (KCN Thăng Long) chia sẻ: “Khi mới được chuyển về khu nhà ở dành cho công nhân, mỗi lần đi làm, tôi đều để ý thấy những bãi đất trống nằm trong khuôn viên khu nhà ở cỏ mọc um tùm, có bãi đất còn biến thành nơi để người ta xả rác bừa bãi. Cảm thấy hoang phí nên tôi đã mua dụng cụ về để làm cỏ, xới đất và mua các giống rau về gieo trồng, chăm sóc. Đến nay, đã được hơn 1 năm, những luống rau của tôi nào là rau cải, rau muống, rau lang, rau ngót, cà chua, su hào… đã được thu hoạch bao nhiêu lần. Mỗi khi đi chợ tôi cũng tiết kiệm được một khoản tiền mua rau mà rau mình trồng lại đảm bảo, không sợ thuốc kích thích.”
Chị Bùi Thị Thủy, công nhân đang làm việc tại Công ty Panasonic (KCN Thăng Long) cũng cho biết: “Do đọc được nhiều thông tin báo đài phản ánh về an toàn thực phẩm, nhất là những loại rau củ vừa gieo trồng hôm nay ngày mai đã đem ra chợ bán cho người tiêu dùng khiến cho tôi cảm thấy rất lo lắng, chỉ sợ mình mua và ăn phải những cây rau như thế thì mang bệnh vào người.
Chính vì thế, khi thấy nhiều người trồng rau ở những khu đất trống quanh khu nhà ở công nhân và được biết là mình cũng có thể cải tạo đất để sử dụng, tôi đã mua các giống rau về gieo trồng và chăm sóc. Vì tôi chỉ làm 8 tiếng/ngày vào giờ hành chính nên thời gian sáng sớm và sau khi đi làm về tôi đều dành thời gian cho những luống rau của mình. Mỗi lần thu hoạch, không sử dụng hết tôi lại chia cho hàng xóm. Được thụ hưởng những gì do chính mình làm ra và yên tâm về chất lượng có lẽ là điều sung sướng nhất.”
Ngoài ra, nhiều công nhân còn “nhập khẩu” thực phẩm ở quê để đảm bảo an toàn. Anh Trần Văn Trí (quê Lào Cai) chia sẻ, do lo lắng sẽ mua phải những thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc và sợ nhất là mua phải thực phẩm có chất kích thích nên anh đã nhờ bố mẹ ở quê gửi đồ xuống Hà Nội để gia đình anh sử dụng.
“Ở quê, cả hai bên nội ngoại nhà tôi đều làm nông nghiệp, trồng rau và chăn nuôi, chính vì thế, nguồn thực phẩm vợ chồng tôi sử dụng đều do hai bên nội ngoại “tài trợ”. Sử dụng thực phẩm do gia đình cung cấp bao giờ cũng an toàn, yên tâm và tiết kiệm chi phí hơn. Mỗi tuần, bố mẹ lại gửi đồ xuống một lần, vợ chồng tôi cũng sắm một tủ lạnh để tích trữ đồ cho cả tuần. Nhờ đó mà bữa cơm gia đình lúc nào cũng đảm bảo an toàn, đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là hai vợ chồng tiết kiệm được một khoản kha khá” – anh Trí chia sẻ.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đồng Nai: Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ cao nhất 380 triệu đồng
Đời sống 19/12/2024 09:53
Những tín hiệu lạc quan thưởng Tết 2025
Đời sống 19/12/2024 09:30
Nóng trong người khi liên tục tiệc tùng cuối năm: Làm gì để thanh lọc, làm mát cơ thể ?
Đời sống 14/12/2024 22:00
Bình Dương: Doanh nghiệp thưởng Tết cao nhất dự kiến khoảng 375 triệu đồng
Đời sống 14/12/2024 20:41
Làm việc vào ngày nghỉ Tết Dương lịch, người lao động được tính thêm 300% lương
Đời sống 14/12/2024 10:22
Người trẻ sốt ruột, nóng trong người vì áp lực công việc ngày cuối năm
Đời sống 13/12/2024 15:51
Tết Dương lịch 2025, người lao động được hưởng những quyền lợi gì?
Đời sống 12/12/2024 06:21