Xử phạt không đeo găng tay khi bán đồ ăn: Bất cập khi triển khai
Cần bổ sung thêm bữa ăn ca cho công nhân | |
5 điều tuyệt đối không nên quên trước khi nấu ăn | |
Xây dựng phố Duy Tân thành điểm sáng an toàn thực phẩm có kiểm soát |
Người dân vẫn… chưa nắm được thông tin
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dùng, vừa qua Chính phủ đã ban hành Nghị định 115/2018 về các quy định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến an toàn thực phẩm.
Một người bán hàng ở chợ (La Khê, Hà Đông) không đeo găng tay mà bốc thức ăn chín cho khách |
Theo đó, người bán thức ăn đường phố không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, ăn ngay bị phạt từ 500.000 đồng đến 1.00.000 đồng (trước đây phạt từ 300.000-500.000 đồng); phạt 1-3 triệu đồng đối với cửa hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn sử dụng người trực tiếp chế biến thức ăn mà không đội mũ, đeo khẩu trang; không cắt ngắn móng tay; phạt 5-10 triệu đồng với hành vi quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có khuyến cáo thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh... Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2018.
Tuy nhiên trên thực tế, sau vài ngày chính thức có hiệu lực thì quy định này vẫn chưa thực sự đến được với người dân. Theo khảo sát của phóng viên ở một số nơi bán thức ăn chín trên nhiều con đường, tuyến phố và các chợ, hàng quán của Hà Nội việc thực hiện quy định trên còn khá lỏng lẻo.
Có những người bán hàng, đầu bếp chủ cửa hàng đã thực hiện các quy định về việc đeo găng tay khi chế biến thực phẩm nhưng cũng còn rất nhiều người bán vẫn theo thói quen “tay không” phục vụ khách. Tại chợ La Khê (phường La Khê, quận Hà Đông), có nhiều hàng quán bán các đồ ăn chính như bún, phở, giò chả.... Đa số người bán hàng đều dùng tay không để cắt, thái, và bốc thức ăn cho khách.
Vào tầm 10 giờ trưa, Chị L bán giò chả ở ngay gần cổng chợ La Khê thoăn thoắt thái giò chả bán cho mà không sử dụng găng tay. Khi thấy phóng viên hỏi về vấn đề có biết đến quy định không sử dụng găng tay sẽ bị xử phạt hay không thì chị này mới vội vàng đeo găng và khẳng định là có biết đến. Bên cạnh hàng của chị, một người bán hàng khác cũng đang dùng tay không bán hàng cho khách.
Tại chợ Vồ (phường Yết Kiêu, quận Hà Đông), một người đàn ông bán bánh mỳ dạo một tay cầm chiếc bánh mỳ một tay dùng chiếc kẹp gắp bỏ thịt không cần găng tay đưa cho khách. Bà N một người phụ nữ bán hàng lòng, dồi chín trong chợ còn khẳng định, bà này bán hàng không sử dụng đến găng tay. Nguyên nhân được đưa ra là sử dụng găng tay gây ra nhiều bất tiện, trơn trượt và dẫn đến việc thường xuyên cắt vào tay nên không dùng. Bà này còn khẳng định không hề biết đến quy định này và không thấy có ơi phổ biến trong khu chợ.
Còn với những người dân thường xuyên mua các thức ăn chín về dùng hoặc ăn trực tiếp tại các hàng quán khi được hỏi về quy định này hều hết đều trả lời không biết nhưng ủng hộ quy định này. Chị Đinh Thị Thanh (Cầu Giấy) chia sẻ: “Tôi thật sự không biết về quy định này, tuy nhiên, nếu đi ăn ở các hàng quán, thấy người ta không đeo găng tay khi chế biến thức ăn thì tôi sẽ không ăn, vì trông rất mất vệ sinh”.
Quan trọng là ý thức của người dân
Nói về vấn đề này, PGS.TS.Nguyễn Duy Thịnh, Khoa Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách Khoa Hà Nội cho rằng quy định là tốt nhằm góp phẩn đảm bảo an toàn vệ sinh. Tuy vậy, sau khi quy định có hiệu lực, do bị phạt tiền, các cửa hàng, nhà hàng ăn uống sẽ thường xuyên được các cơ quan chức năng kiểm tra về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đó, không thể tránh chuyện người bán hàng sẽ đeo găng tay để đối phó với cơ quan chức năng còn đồ ăn của khách có bị nhiễm bẩn hay không sẽ ít được họ quan tâm đến. Ngoài ra găng tay loại nilon tái chế thường có những hạn chế nhất định trong quá trình sử dụng, đặc biệt là đối với nhiệt độ.
Trong Luật An toàn thực phẩm quy định loại găng tay sử dụng trong chế biến thực phẩm phải là loại găng tay hợp vệ sinh. Đa số các loại găng tay đều là loại sử dụng một lần, tức là người sử dụng phải vứt bỏ và thay thế bằng đôi găng tay khác sau khi sử dụng một lần. Song, trên thực tế không ai dám đảm bảo từ các nhà hàng lớn tới các quán hàng rong bên hè phố, thậm chí ngay cả người tiêu dùng sẽ tuân thủ đúng quy trình thời gian sử dụng găng.
Cùng với đó trong quy định cũng chưa đưa ra một mức thời gian sử dụng cụ thể đối với mỗi chiếc găng tay là trong bao lâu. Những câu chuyện đeo găng tay được người bán hàng tuân thủ hàng ngày, tuy nhiên một đôi găng tay sẽ luôn được dùng đi dùng lại nhiều lần trong suốt cả một ngày dài để tiếp xúc với đồ ăn.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều chủ quán tuy đã đeo găng tay nhưng vừa sử dụng để bốc thực phẩm chín lẫn cả thực phẩm sống, vì vậy ở đây, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ chẳng thể đạt được yêu cầu. Luật sư Phan Tiến Duy (Giám đốc Công ty luật DLS) cũng cho rằng, thực tế đã có nhiều qui định được ban hành nhưng không thấy thực hiện, chỉ dừng lại ở quy định rồi để đó, như Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, rất nhiều người vẫn hút thuốc lá tại nơi công cộng, công sở nhưng rất ít người bị phạt.
“Nếu không thực hiện một cách công bằng, nghiêm túc sẽ dẫn đến tình trạng người dân không đồng tình trong việc xử phạt, ví dụ như nhiều người mắc cùng một lỗi mà có người bị phạt, có người lại không bị xử lý. Do đó, dễ dẫn đến tâm lý nhiều người vi phạm không phục. Bên cạnh việc tăng mức phạt, cần tăng cường công tác kiểm tra và xử lý thường xuyên, tăng cường công tác tuyên truyền chứ không nên làm hình thức cho có rồi bỏ đấy.
Việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề liên quan trực tiếp đến người dân và chỉ có sự ý thức của người dân mới có thể đưa quy định này vào thực tiễn cuộc sống. Hiện nay, việc đầu tiên cần làm vẫn phải là tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho người dân về vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao ý thức tự bảo vệ mình của người dân.
Quy định là vậy, vấn đề đặt ra ai, cơ quan nào đủ thẩm quyền đi xử phạt và thu tiền người không đeo găn tay khi bán đồ ăn chín? Các lực lượng của UBND xã, phường, quận, huyện hay cơ quan chuyên ngành là Sở Y tế?
Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05