Cứ 10 học sinh châu Á thì 7 em bị bạo lực học đường
Tổ chức phát triển cộng đồng tập trung vào trẻ em Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc tế về phụ nữ (ICRW) vừa công bố báo cáo về tình trạng bạo lực trong các trường học ở châu Á. Báo cáo dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát thực tế với 9.000 học sinh ở lứa tuổi 12-17, các giáo viên, hiệu trưởng, phụ huynh... tại 5 quốc gia Campuchia, Việt Nam, Indonesia, Pakistan và Nepal, thực hiện từ tháng 10/2013 đến tháng 3/2014.
Theo báo cáo này, tình trạng bạo lực trong các trường học châu Á đang ở mức báo động. Trung bình cứ 10 học sinh thì có 7 em từng trải nghiệm bạo lực học đường. Quốc gia có số học sinh hứng chịu nạn bạo lực cao nhất là Indonesia (84%); thấp nhất là Pakistan với 43%. Chỉ tính trong 6 tháng (10/2013-3/2014), số học sinh bị bạo lực (ở mọi hình thức: tinh thần, thể xác...) tại trường học của Indonesia là 75%. Việt Nam đứng thứ hai với 71%.
Bạo lực học đường ở đây bao gồm nhiều hình thức như: bạo lực thể chất (đánh, đấm, xô đẩy, túm tóc, bạt tai...); bạo lực tinh thần (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt, đặt điều, sỉ nhục, tung tin đồn...); bạo lực tình dục (tin nhắn với nội dung tình dục, sờ, hôn, hiếp dâm, yêu cầu chạm vào bộ phận sinh dục, lan truyền tin đồn tình dục...).
Sau khi hứng chịu bạo lực ở trường học, các học sinh Việt Nam, Campuchia cho biết, cảm thấy buồn chán, tuyệt vọng, sợ hãi phải đến trường, từ đó làm hạn chế khả năng tập trung học tập. Gần một nửa số học sinh của 5 nước tham gia nghiên cứu cho biết, đối tượng gây ra bạo lực là giáo viên, nhân viên của nhà trường. Bạo lực do bạn học gây ra, dao động từ 33% (Việt Nam) tới 58% (Campuchia).
43% học sinh được nghiên cứu cho biết đã không làm gì khi chứng kiến hành vi bạo lực tại nhà trường. Các em cũng hiếm khi kể lại với người lớn việc bị bạo lực từ giáo viên và cán bộ trong trường. Ngay cả khi học sinh kể lại trải nghiệm bạo lực, người có trách nhiệm ít khi có những hành động can thiệp.
"Việc thiếu niềm tin vào nhà trường và lo sợ bị khiển trách có thể đã ngăn cản học sinh báo cáo. Chính việc này đã tạo thành quyền hạn không cần bàn cãi của nhà trường, đẩy đến việc bình thường hóa các hành xử bạo lực giữa học sinh, tạo nên sự im lặng của học sinh trước các hành vi bạo lực", báo cáo phân tích.
Theo nghiên cứu này, những học sinh đã tận mắt thấy bạo lực của cha mẹ ở nhà và có quan điểm về giới thấp, thường có nhiều khả năng gây ra bạo lực ở trường hơn. Mạng xã hội cũng là một trong những nguyên nhân gia tăng bạo lực học đường. Nhiều học sinh kể rằng, từ những tin đồn, cãi vã, đăng ảnh bôi nhọ và bình phẩm ác ý trên Facebook đã khiến các em đánh nhau ở trường.
Báo cáo khuyến nghị cần thiết lập một cơ chế ứng phó với bạo lực trong trường học dựa trên những diễn đàn của trường, các dịch vụ chuyên môn được cung cấp bởi một chuyên gia tham vấn hay chuyên gia về bảo vệ trẻ em. Một hệ thống chuyển tuyến với sự hỗ trợ về pháp lý, xã hội và tâm lý phải được thiết lập để hỗ trợ việc báo cáo và phản hồi các khiếu nại cụ thể.
Song song đó, cần nâng cao nhận thức về kỷ luật tích cực và các phương pháp nuôi dạy trẻ không dùng bạo lực cho cả giáo viên và phụ huynh học sinh; tăng cường trao đổi giữa nhà trường, cha mẹ học sinh và cộng đồng; xây dựng các chương trình giúp mỗi cá nhân có thể nhận biết được "các hành vi hàng ngày" là các hành vi bạo lực và đối mặt với chúng...
Theo Quỳnh Trang/VnExpress
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Chuyển đổi số 05/11/2024 09:15
Bông mua tím
Văn hóa 05/11/2024 09:09
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Văn hóa 05/11/2024 09:05
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Xã hội 05/11/2024 06:30
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Văn hóa 04/11/2024 22:00
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Phú Quốc quyết liệt xử lý lấn chiếm lòng đường, lấy lại cảnh quan
Xã hội 03/11/2024 22:29