Bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên: Góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện

(LĐTĐ) Phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có ý nghĩa đặc biệt, vừa giáo dục thế hệ trẻ thể hiện trách nhiệm bản thân đối với cộng đồng xã hội, vừa là yêu cầu quan trọng để chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước.
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien Chính sách thể hiện sự ưu Việt
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien Trao tặng 537 thẻ bảo hiểm y tế tới hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn
bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien “Phủ sóng” 100% học sinh, sinh viên của Hà Nội

Để hiểu thêm về những kết quả đã đạt được thời gian qua và hiệu quả bảo hiểm y tế mang lại trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh, sinh viên, phóng viên đã có cuộc trao đổi ông Phạm Lương Sơn - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Phóng viên: Trong các văn bản chỉ đạo của Chính phủ về bảo hiểm y tế toàn dân, học sinh, sinh viên luôn được xác định là nhóm đối tượng trọng tâm cần sớm đạt tỷ lệ tham gia 100%. Đến nay, nhiệm vụ này đã thực hiện được đến đâu, thưa ông?

- Ông Phạm Lương Sơn: Phải khẳng định rằng, việc phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên những năm vừa qua đã có sự tiến bộ vượt bậc. Điều đó thể hiện trước hết ở nhận thức của những người làm công tác bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên là cơ quan Bảo hiểm xã hội đến các cơ sở giáo dục và đặc biệt là nhận thức của các bậc phụ huynh… đã được nâng cao. Tất cả các bên liên quan đều ý thức sâu sắc bảo hiểm y tế là quyền lợi gắn bó thiết thực với quyền lợi trẻ em.

bao hiem y te hoc sinh sinh vien gop phan cham soc suc khoe toan dien
Phát triển bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên góp phần chăm sóc sức khỏe toàn diện cho nguồn nhân lực tương lai của đất nước

Cụ thể, thời gian qua, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên có sự phát triển ổn định, tăng dần qua các năm. Nếu như năm 2016 cả nước có khoảng 15,9 triệu học sinh, sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ hơn 92,5% thì đến năm 2017 chúng ta đã có trên 16 triệu em tham gia, chiếm trên 93% và theo thống kê mới nhất, hiện nay có trên 17 triệu học sinh, sinh viên, chiếm hơn 95,3% tham gia bảo hiểm y tế.

Tuy nhiên, hiện vẫn còn tỷ lệ nhỏ sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng, đại học từ năm thứ hai trở lên chưa tham gia bảo hiểm y tế. Ở độ tuổi này, với tâm lý chủ quan về sức khỏe nên nhiều em chưa nhận thức được việc tham gia bảo hiểm y tế là rất cần thiết cho chính mình và cộng đồng, không thực hiện nguyên lý là bảo hiểm khi trẻ khỏe để thụ hưởng khi ốm đau bệnh tật. Đây là điều mà ngành Bảo hiểm xã hội đang suy nghĩ và trăn trở để tìm giải pháp, bởi học sinh, sinh viên là một trong các nhóm đối tượng có mục tiêu phấn đấu phải đạt nhanh tỷ lệ bao phủ 100% theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, “khoảng trống” này còn có lý do là học sinh, sinh viên ngoài tham gia tại nhà trường còn có thể tham gia theo các nhóm đối tượng khác như hộ gia đình, đối tượng nghèo, cận nghèo, thân nhân lực lượng vũ trang… nên có thể chưa được thống kê vào nhóm bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên.

Phóng viên: Xin ông cho biết những hiệu quả thực tế mà bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên mang lại đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho nhóm đối tượng này?

- Ông Phạm Lương Sơn: Trong xu thế quyền lợi bảo hiểm y tế ngày càng mở rộng, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được tăng lên, học sinh, sinh viên cũng đang được hưởng thụ nhiều lợi ích từ quỹ bảo hiểm y tế, từ chăm sóc sức khỏe ban đầu đến khám chữa bệnh.

Hàng năm, cơ quan Bảo hiểm xã hội chi gần 1.000 tỷ đồng kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, trong đó chủ yếu dành cho nhóm học sinh, sinh viên. Quỹ Bảo hiểm y tế đã chi trả gần 3.000 tỷ đồng chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên, trong đó có rất nhiều em mắc các bệnh nan y, mạn tính như điều trị suy thận bằng chạy thận nhân tạo; điều trị thuốc chống ung thư, phẫu thuật tim mạch với chi phí từ vài chục triệu đến hàng tỷ đồng... Đặc biệt, bảo hiểm y tế chi trả đến 30% cho các trường hợp điều trị bệnh hiếm, trong khi quỹ bảo hiểm y tế ở hầu hết các nước trên thế giới chưa chi trả.

Bên cạnh đó, sức hút của bảo hiểm y tế cũng được nâng lên qua nhiều yếu tố. Đó là chính sách ngày càng hoàn thiện theo xu hướng ngày càng đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế. Cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng đã quyết liệt đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cùng ngành Y tế tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia khi có nhu cầu khám chữa bệnh...

Phóng viên: Đến nay, vẫn còn gần 6% học sinh, sinh viên chưa tham gia bảo hiểm y tế, theo Phó Tổng Giám đốc, đâu là nguyên nhân khiến chúng ta chưa thể đạt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế 100% đối với nhóm học sinh, sinh viên?

- Ông Phạm Lương Sơn: Khó khăn hiện nay trước hết là điều kiện y tế trường học, nhân lực dành cho chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học vẫn còn hạn chế. Theo quy định, mỗi cơ sở giáo dục phải có tối thiểu 1 cán bộ y tế có đủ chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh, nhưng khá nhiều trường không đạt được và đó là rào cản khiến cơ quan Bảo hiểm xã hội không đủ cơ sở để cấp nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trường học. Điều này có phần làm giảm sức hấp dẫn, tác động đến nhận thức của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục, đến cha mẹ học sinh, khiến có lúc, có nơi tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên giảm.

Hạn chế thứ hai là học sinh, sinh viên có thể thuộc nhiều nhóm đối tượng khác nhau, ví dụ như hộ gia đình, cận nghèo, nghèo... Do đó, có những trường hợp do các đơn vị liên quan đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế còn chậm trễ theo các nhóm đối tượng trên. Thực tế, sự không đồng đều về cơ sở vật chất, nhân lực, trình độ của y tế cơ sở tại các vùng miền, địa phương có thể có lúc không đáp ứng được nhu cầu chăm sóc, tạo nên rào cản. Điều này cần sự chung lưng đấu cật của các cơ quan liên quan để tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế cho người dân.

Phóng viên: Vậy theo ông, thời gian tới, chúng ta cần làm gì để thực hiện tốt hơn nữa công tác bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên?

- Ông Phạm Lương Sơn: Trước hết, chúng ta phải giữ vững và nâng cao nhận thức của các nhà quản lý, người dân nói chung, các bậc cha mẹ nói riêng về ý thức trách nhiệm cũng như lợi ích khi tham gia bảo hiểm y tế để tham gia thường xuyên. Nâng cao nhận thức có thể qua tuyên truyền, qua việc hiện thực hóa, hành động thiết thực của các cơ quan có liên quan... Đến lúc nào đó cần đưa chương trình giáo dục về an sinh xã hội nói chung, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói riêng vào chương trình giáo dục trong nhà trường. Giáo dục tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho các em là điều hết sức quan trọng.

Hiện nay, việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đang nhận được sự quan tâm của các cơ quan quản lý nhà nước. Riêng đối với học sinh, sinh viên, năm nào Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có chỉ thị riêng về bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên. Song song với đó, chúng ta cần truyền thông làm sao để có được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng hơn giữa cơ quan tổ chức thực hiện là Bảo hiểm xã hội với các cơ sở giáo dục.

Bên cạnh đó, phải hướng tới sự hài lòng của người bệnh, của các nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế, trong đó có học sinh, sinh viên. Tại nhà trường, các cơ quan quản lý nhà nước phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, trong đó xác định cụ thể các điều kiện khả thi, hướng dẫn cụ thể việc tổ chức thực hiện… để nguồn kinh phí được trích từ quỹ bảo hiểm y tế đảm bảo tốt hơn nữa công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho các em trong thời gian học tập tại trường.

Về phần mình, ngoài việc phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan, ngành Bảo hiểm xã hội cần nâng cao hơn nữa trách nhiệm của cơ quan thực hiện chính sách thông qua cải cách hành chính, chuyển mạnh sang tinh thần phục vụ; đẩy mạnh tuyên truyền qua nhiều hình thức để nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức liên quan, các cơ sở giáo dục, thầy cô giáo cũng như nhận thức của các em học sinh, sinh viên học sinh, sinh viên cùng các bậc phụ huynh… về chính sách này, để tất cả mọi người trong xã hội đều hiểu rằng việc thực hiện chính sách, tham gia bảo hiểm y tế không chỉ là trách nhiệm đối với cá nhân mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, với xã hội.

Trân trọng cảm ơn ông!

P.V

(thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.

Tin khác

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

Người không đủ điều kiện hưởng lương hưu có thể hưởng trợ cấp hằng tháng

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung chế độ trợ cấp hằng tháng đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

Quy định tỷ lệ ngạch công chức từ 15/8/2024

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký ban hành Thông tư số 04/2024/TT-BNV sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2022/TT-BNV ngày 31/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn việc xác định cơ cấu ngạch công chức.
Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

Người nghèo từ 70 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội

(LĐTĐ) Trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách Nhà nước chi trả, nhằm hỗ trợ phần nào cho người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp là chính sách mới trong Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi).
Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

Người cao tuổi không có lương hưu được nhận trợ cấp xã hội

(LĐTĐ) Chính phủ đã nhiều lần ban hành văn bản hạ độ tuổi hưởng trợ cấp xã hội, nâng mức trợ cấp xã hội đối với người cao tuổi.
Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

Từ 1/7/2024, doanh nghiệp có phải trả thêm 7% lương cho người lao động có trình độ?

(LĐTĐ) Nội dung Nghị định 74/2024/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2024 quy định mức lương tối thiểu cho người lao động hợp đồng. Người sử dụng lao động phải điều chỉnh chế độ lương phù hợp nhưng không được cắt giảm chế độ có lợi cho người lao động. Từ 1/7/2024, không bắt buộc trả thêm 7% lương cho người có trình độ cao hơn.
Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

Nhiều chế độ BHXH được điều chỉnh tăng từ ngày 1/7

(LĐTĐ) Việc điều chỉnh tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng bắt đầu từ ngày 1/7/2024 kéo theo chế độ đóng - hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) của người lao động cũng có sự điều chỉnh.
Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

Điều chỉnh thu BHXH, BHYT theo mức lương mới

(LĐTĐ) Cơ quan Bảo hiểm xã hội đề nghị các đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu, rà soát hợp đồng lao động và mức tiền lương tối thiểu trong thang lương, bảng lương của đơn vị theo nguyên tắc không được thấp hơn mức lương tối thiểu được điều chỉnh từ 1/7/2024 để kịp thời điều chỉnh mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN) cho người lao động.
Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

Người bệnh sử dụng phải thuốc giả cần được bồi thường

(LĐTĐ) Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Dược. Tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, khi thảo luận về dự án Luật này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, Giám đốc Sở An toàn thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã đề nghị nghiên cứu bổ sung quy định bồi thường khi người bệnh sử dụng phải thuốc giả trong trường hợp thuốc giả nhưng lại có số đăng ký thật và hệ thống phân phối hợp pháp.
Xem thêm
Phiên bản di động