Ưu tiên mở rộng danh mục chi trả bảo hiểm y tế cho người khuyết tật:

Chính sách thể hiện sự ưu Việt

(LĐTĐ) Theo các chuyên gia y tế, vẫn còn trên 3 triệu người khuyết tật phải tự mua bảo hiểm y tế (BHYT) và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với người khuyết tật nhưng lại chưa được BHYT chi trả.
chinh sach the hien su uu viet Mở rộng chi trả bảo hiểm y tế cho các dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật
chinh sach the hien su uu viet Nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật

39/63 tỉnh có bệnh viện phục hồi chức năng

Đây là những thông tin được các chuyên gia y tế đưa ra tại Hội thảo về chính sách bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người khuyết tật - Thực trạng và định hướng sửa đổi, bổ sung, do Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Vụ BHYT, Viện Chiến lược và Chính sách Y tế - Bộ Y tế phối hợp với The International Center tổ chức tại Hà Nội vừa qua. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê – Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, ngành Y tế cùng với ngành Lao động –Thương binh và Xã hội đã, đang và sẽ dành nhiều sự quan tâm cho người khuyết tật. Cụ thể, ngày càng có nhiều kỹ thuật phục hồi chức năng được ứng dụng phục vụ người bệnh và người khuyết tật, góp phần làm giảm tỷ lệ khuyết tật, tăng khả năng hòa nhập và tái hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người khuyết tật.

Hiện nay, mạng lưới chăm sóc y tế về phục hồi chức năng đã được củng cố với một bệnh viện phục hồi chức năng thuộc Bộ Y tế, một Trung tâm phục hồi chức năng trực thuộc Bệnh viện Bạch Mai, 39/63 tỉnh có Bệnh viện phục hồi chức năng; 100% các bệnh viện đa khoa trung ương và 98% bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh có khoa phục hồi chức năng. Các khoa, tổ phục hồi chức năng ở các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện ngày càng được củng cố. Các bộ, ngành khác có 4 bệnh viện, 16 trung tâm phục hồi chức năng. Hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng cũng được triển khai rộng rãi ở nhiều địa phương…bởi vậy, nhiều người khuyết tật được hưởng lợi.

chinh sach the hien su uu viet
Ưu tiên mở rộng Danh mục chi trả bảo hiểm y tế cho người khuyết tật nhằm giúp thêm cơ hội hòa nhập với cộng đồng, xã hội.

Đặc biệt, sự hỗ trợ về tài chính trong chăm sóc sức khỏe cho người khuyết tật thuộc diện chính sách được thực hiện thông qua chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí hoặc hỗ trợ một phần chi phí mua thẻ BHYT. Hiện có trên 3 triệu người khuyết tật trong số 6,2 triệu người khuyết tật đã được cấp thẻ BHYT miễn phí và không phải đồng chi trả khi sử dụng dịch vụ khám, chữa bệnh. Phạm vi chi trả BHYT đối với các dịch vụ y tế, phục hồi chức năng liên tục được mở rộng (năm 2011: 33 bệnh và 47 kỹ thuật phục hồi chức năng; năm 2016: 252 kỹ thuật (tất cả các dịch vụ phục hồi chức năng Bộ Y tế ban hành đều đựơc chi trả BHYT).

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Cục quản lý khám chữa bệnh, thực tế vẫn đang tồn tại một số rào cản trong cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cũng như trong trong tiếp cận và sử dụng dịch vụ của người khuyết tật. “Đó là vẫn còn trên 3 triệu người khuyết tật phải tự mua bảo hiểm y tế và phải đồng chi trả phí dịch vụ khám chữa bệnh. Đặc biệt các dịch vụ về dụng cụ trợ giúp trong vận động rất cần đối với người khuyết tật nhưng lại chưa được bảo hiểm y tế chi trả”, PGS, Lương Ngọc Khuê cho biết.

Cần công nhận dụng cụ hỗ trợ là vật tư y tế

Theo Báo cáo Điều tra Quốc gia người khuyết tật năm 2016, Việt Nam có 6,2 triệu người khuyết tật. Trong đó, tỷ lệ khuyết tật vận động 29, 41% (1.823.420 người), khuyết tật nghe, nói 9,32 % (577.840 người), khuyết tật nhìn 13,84 % (858.080 người), khuyết tật thần kinh, tâm thần 16,83% (1.043.460 người), khuyết tật trí tuệ 6,52% (404.024 người) và khuyết tật khác 24,08 % (1.492.960 người). Khoảng 82 % người khuyết tật sống ở nông thôn; 56 % người khuyết tật là nữ và trên 60 % người khuyết tật trong độ tuổi lao động.

ThS. Lê Tuấn Đống – Trưởng phòng Phục hồi chức năng và Giám định, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết: Người khuyết tật đang đối mặt với nhiều khó khăn về điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe. Số hộ gia đình có người khuyết tật chiếm 55% trong 2 nhóm thu nhập thấp nhất của cả nước. Theo chuẩn tiếp cận nghèo đa chiều năm 2016, hộ gia đình có người khuyết tật sẽ có nguy cơ nghèo cao gấp hơn 2 lần so với hộ gia đình không có người khuyết tật (19,4% so với 8,9%). Hầu hết người khuyết tật đã bị ốm, bệnh, chấn thương hoặc có sử dụng dịch vụ y tế trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra (91,5%) và cao hơn gần 20% so với người không khuyết tật.

Đáng lo ngại, vẫn còn nhiều người khuyết tật chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ gồm: Người khuyết tật nhẹ chưa được cấp hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT; đặc biệt, nhiều danh mục dụng cụ hỗ trợ cơ bản, thiết yếu đối với người khuyết tật chưa được BHYT chi trả khiến cho họ gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dụng cụ trợ giúp cơ bản, thiết yếu… Nguyên do của tình trạng này một phần đến từ việc chưa nhận thức, đánh giá đúng vai trò, ý nghĩa của dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật. Do đó, còn tồn tại những quan niệm chưa đúng về dụng cụ hỗ trợ người khuyết tật, đánh đồng dụng cụ với quan niệm thẩm mỹ, ngân sách BHYT chi cho đối tượng những đối tượng trên còn hạn hẹp…

Đáng chú ý, khi không sử dụng dụng cụ trợ giúp, 15,14% người khuyết tật gặp khó khăn trong đi bộ. Nếu được sử dụng dụng cụ trợ giúp, tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 1,94%. Do đó, nếu đáp ứng được việc cung cấp dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật có thể giúp họ tạo ra sự khác biệt lớn về khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế, xã hội. Theo các đại biểu, hiện nay, tỷ lệ khuyết tật có xu hướng tăng dần theo tuổi. Trong tương lai không xa, tỷ lệ khuyết tật sẽ tiếp tục gia tăng do Việt Nam đang chuyển sang quá trình già hóa dân số với tốc độ nhanh. Vì vậy, việc chi trả từ nguồn BHYT cho các dụng cụ trợ giúp đối với người khuyết tật rất cần được quan tâm xem xét.

ThS. Lê Tuấn Đống cũng chia sẻ, Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật gồm: Tạo điều kiện, hỗ trợ phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; gia đình người khuyết tật có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật được tham gia và được phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng có trách nhiệm tham gia hướng dẫn hoạt động chuyên môn phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng; UBND các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức và cá nhân tổ chức hoặc tham gia thực hiện hoạt động phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.

Tuy nhiên, với các hạn chế đã nêu, ThS. Lê Tuấn Đống cho rằng các chính sách cần được tiếp tục chỉnh sửa, bổ sung để các dụng cụ chỉnh hình, phục hồi chức năng được công nhận là vật tư y tế thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia BHYT, nhằm giảm bớt khó khăn cho người bệnh, người khuyết tật khi họ cần phải sử dụng các vật tư này trong khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng.

Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách

(LĐTĐ) Qua gần 4 năm triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động (CNLĐ) theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 cho thấy, giáo dục mầm non ở các khu công nghiệp (KCN) đã được đưa vào diện ưu tiên phát triển. Song, nhìn vào thực tiễn, Công đoàn các địa phương kiến nghị cần xem xét mở rộng đối tượng thụ hưởng, tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi trẻ em trong xã hội.
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đang xem xét sửa đổi Luật Việc làm, với nhiều chính sách mới quan trọng được đề xuất về đối tượng tham gia, mức đóng, mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp, hỗ trợ học nghề, đăng ký lao động...
Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

Xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Qua thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) tại một số doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn Thủ đô cho thấy vẫn còn tình trạng vi phạm như: Chưa thực hiện đúng việc đóng, phương thức đóng, mức đóng, đã trích nộp phần tiền đóng của người lao động, nhưng chưa nộp về cơ quan BHXH…
Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

Sửa Luật Quảng cáo: Tăng diện tích quảng cáo trên ấn phẩm báo, tạp chí

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét, sửa đổi Luật Quảng cáo, với nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, dự thảo Luật đề xuất hoàn thiện quy định về quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới, quảng cáo ngoài trời...
Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

Quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động mới nhất

(LĐTĐ) Theo Nghị định 143/2024/NĐ-CP về bảo hiểm tai nạn lao động theo hình thức tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, trong đó quy định về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động cho người lao động.
Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

Tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi từ các chính sách thuế, hải quan

(LĐTĐ) Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách quản lý thuế và hải quan thời gian qua đã giúp giảm chi phí tuân thủ cho người nộp thuế, tạo ra môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Chế độ mới về bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Từ đầu năm 2025, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện nếu suy giảm 5% khả năng lao động, sẽ được hưởng trợ cấp bằng 3 lần mức lương tối thiểu tháng vùng IV.
Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

Cần có thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ về nhà trẻ, mẫu giáo cho con công nhân

(LĐTĐ) Chiều 5/11, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức Hội thảo “Đánh giá kết quả triển khai chính sách hỗ trợ về nhà trẻ mẫu giáo cho con công nhân lao động theo quy định tại Nghị định 105/2020/NĐ-CP và Nghị định 145/2020/NĐ-CP và đề xuất chính sách”.
Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

Điều kiện nào để giáo viên được nghỉ hưu trước tuổi?

(LĐTĐ) Giáo viên có thể nghỉ hưu trước tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp tinh giản biên chế quy định tại Điều 2 Nghị định 29/2023/NĐ-CP.
Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

Quy định mới về chế độ thai sản, người lao động cần biết

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025 có nhiều thay đổi về chế độ thai sản và ốm đau so với Luật BHXH hiện hành.
Xem thêm
Phiên bản di động