Báo động tình trạng thiếu các vi chất quan trọng
Iod:
Iod là khoáng chất có vai trò quan trọng trong cơ thể:
- Tham gia tổng hợp các hoóc-môn tuyến giáp và duy trì sự hoạt động bình thường của tuyến giáp.
- Cần thiết cho sự phát triển của hệ thần kinh, hệ sinh dục, hệ xương…và sự phát triển của thai nhi.
- Tham gia quá trình chuyển hóa, duy trì năng lượng cho cơ thể hoạt động…
Iod có trong muối iod, cá, rong biển, sữa, rau quả… Lượng iod cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể:
- Trẻ còn bú từ 0 - 6 tháng cần 40mcg.
- Trẻ còn bú từ 6 - 12 tháng: 50mcg.
- Trẻ từ 1 - 3 tuổi: 70mcg.
- Trẻ từ 4 - 9 tuổi: 120mcg.
- Trẻ từ 10 - 12 tuổi: 140mcg.
- Từ 13 tuổi và người lớn: 150mcg.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 200mcg.
Khi lượng iod cung cấp cho cơ thể không đủ sẽ gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Suy giảm hoạt động của tuyến giáp gây ra rụng lông, táo bón, vàng da, sợ lạnh, tăng cholesterol...
- Ở trẻ em sự phát triển thể chất và trí não không bình thường, có thể bị thiểu năng trí tuệ, chậm lớn...
- Bướu cổ.
- Phụ nữ mang thai bị thiếu iod, sự phát triển của bào thai bị ảnh hưởng rất nghiêm trọng đặc biệt là bộ não của trẻ.
Thiếu iod có thể dẫn đến bướu cổ. |
Sắt :
Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong cơ thể, nó có vai trò hết sức quan trọng trong cơ thể như:
- Là thành phần cấu tạo nên huyết sắc tố (haemoglobin) của hồng cầu.
- Là thành phần cấu tạo nên myoglobin: một sắc tố vận chuyển oxy có trong tế bào đến các sợi cơ, giúp cơ hoạt động mạnh mẽ.
- Đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi, nên các thai phụ trong quá trình mang thai cần phải bổ sung sắt đầy đủ và cần thiết cho sự phát triển của trẻ em trong giai đoạn dậy thì.
- Có vai trò quan trọng trong việc sản sinh ra bạch cầu, nên giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch.
Thực phẩm là nguồn cung cấp chủ yếu sắt cho cơ thể. Sắt có nhiều trong gan, thịt, ngũ cốc, cá, rau xanh…
Đối với người trưởng thành, lượng sắt cần thiết cho nhu cầu hàng ngày là 14mg.
Khi cơ thể thiếu sắt sẽ gây ra bệnh thiếu máu.
Chất sắt có nhiều trong gan động vật |
Kẽm:
Kẽm là một khoáng chất hết sức cần thiết, giữ nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể như:
- Đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi, giúp ngăn ngừa những khuyết tật bẩm sinh về mặt di truyền và hiện tượng sinh non.
- Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của xương, giúp tăng chiều cao, cân nặng của trẻ em.
- Giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
- Kẽm kích thích khứu giác và vị giác, làm tăng cảm giác thèm ăn.
- Kẽm thúc đẩy nhanh quá trình tái tạo da và tóc. Ngoài ra, kẽm có tính chất sát trùng, kháng viêm bảo vệ da.
- Kẽm tập trung nhiều ở vùng võng mạc, giúp tăng cường thị lực của mắt…
Kẽm có nhiều trong hải sản, thịt, ngũ cốc… Lượng kẽm cần thiết cho nhu cầu hàng ngày của cơ thể:
- Trẻ sơ sinh: 5mg.
- Trẻ em: 10mg.
- Phụ nữ: 12mg.
- Phụ nữ mang thai: 15mg.
- Phụ nữ đang cho con bú: 16mg.
- Nam giới: 15mg.
Khi lượng kẽm cung cấp cho cơ thể không đầy đủ sẽ gây ra các biểu hiện sau:
- Cơ thể chậm phát triển.
- Tiêu chảy mạn tính.
- Rụng tóc.
- Chậm phát triển giới tính và bất lực.
- Chán ăn.
- Tổn thương ở da, mắt.
- Xuất hiện những đốm trắng ở móng tay.
Vitamin A:
Vitamin A có rất nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể:
- Tăng cường thị lực.
- Giúp tăng trưởng cơ thể.
- Cấu tạo các biểu mô.
- Tạo hình bộ xương.
- Tăng cường chức năng miễn dịch, bảo vệ cơ thể.
- Là tác nhân chống oxy hóa, ngăn chặn sự lão hóa và ngăn ngừa ung thư.
- Tăng cường chức năng nội tiết, sinh dục.
Có 2 nguồn chính cung cấp vitamin A cho cơ thể:
- Động vật (ở dạng vitamin A: retinol): có trong gan, sữa, lòng đỏ trứng…
- Thực vật (ở dạng tiền chất vitamin A: beta- caroten): có trong các loại rau quả có màu vàng, xanh: bắp cải, rau diếp, cà rốt…
Nhu cầu vitamin A hàng ngày của cơ thể:
- Nam giới: 3.000IU.
- Nữ giới: 2.300IU.
- Phụ nữ có thai và cho con bú: 3.000IU.
- Trẻ em: 2.000IU.
Khi chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ vitamin A hoặc một số bệnh lý nhiễm khuẩn như bệnh sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy… gây rối loạn hấp thu vitamin A, sẽ dẫn đến sự thiếu hụt vitamin A trong cơ thể và gây ra bệnh quáng gà, khô mắt. Trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa.
Theo DS Mai Xuân Dũng/suckhoedoisong.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38