Báo chí làm đẹp thêm hình ảnh đất nước

Kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925- 21/6/2017), Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam Hồ Quang Lợi đã dành cho Lao động Thủ đô cuộc trò chuyện về những đóng góp của báo chí trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
bao chi lam dep them hinh anh dat nuoc Lãnh đạo Thành phố Hà Nội gặp mặt các cơ quan báo chí
bao chi lam dep them hinh anh dat nuoc Gặp mặt báo chí nhân kỷ niệm 92 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
bao chi lam dep them hinh anh dat nuoc
Ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam.

PV: Thưa ông, ông có thể đánh giá khái quát về vai trò của báo chí cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?

Phó Chủ tịch Thường trực Hồ Quang Lợi: Nhìn một cách tổng thể, báo chí đã bám sát tình hình chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, đối ngoại, an ninh - quốc phòng của đất nước. Tất cả những nhiệm vụ trọng tâm trọng điểm, những vấn đề mới nảy sinh đều được báo chí phản ánh kịp thời và sinh động. Báo chí đã rất xuất sắc trong việc phát hiện vấn đề, kiến giải phân tích và đề ra được những giải pháp quan trọng.

Cạnh đó, báo chí luôn luôn ở trên tuyến đầu, trên những mặt trận nóng bỏng của đời sống xã hội. Những chủ đề mà các tác phẩm báo chí năm nay tập trung nhiều trước hết là việc triển khai Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, triển khai Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo phong cách, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.

Một mảng cũng được báo chí tập trung phản ánh đó tinh thần “Đất nước khởi nghiệp, Chính phủ kiến tạo”. Nhiều tác phẩm báo chí thể hiện tinh thần này, cho thấy một sức sống của đất nước đang đổi mới mạnh mẽ. Công cuộc đổi mới của đất nước đi vào chiều sâu để tìm ra được một thể chế, cơ chế quản trị quốc gia khoa học hơn và hiệu quả hơn.

Cũng trong thời gian gần đây, mảng đề tài nữa mà báo chí đề cập đậm nét là vấn đề môi trường với nhiều loạt bài rất công phu.Vấn đề an ninh quốc phòng và bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước thông qua báo chí đã thể hiện được lòng tự hào dân tộc, tinh thần yêu nước và khẳng định được chủ quyền của đất nước ta ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, thềm lục địa Việt Nam.

Trong suốt 24 năm qua, tờ báo Lao động Thủ đô vẫn tiếp tục có vị trí vững chắc trong đội hình báo chí Hà Nội và báo chí cách mạng Việt Nam, là người bạn tin cậy của các đoàn viên công đoàn và người lao động.

Tôi được biết ngoài lượng độc giả đông đảo trong xã hội thì báo Lao động Thủ đô hiện nay đã được phát hành xuống đến các tổ công đoàn, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy xí nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Nhìn chung, tờ báo đang làm tốt vai trò định hướng thông tin, truyền tải thông tin chính xác, là người bạn tin cậy đối với các đoàn viên công đoàn và người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp luôn được báo đặt nhiệm vụ hàng đầu. Người lao động trong guồng máy công nghiệp đôi khi có thân phận nhỏ bé, thì tờ báo phải là người bạn, để hỗ trợ, để bảo vệ họ, để làm sao kinh tế phát triển nhưng quyền lợi và hạnh phúc của người lao động vẫn được đảm bảo.

Bên cạnh đó, có một số tác phẩm báo chí có sức lay động khi quan tâm đến số phận những người nghèo, thua thiệt, chịu cảnh đời bất hạnh. Thực sự có nhiều tác phẩm truyền đạt xuất sắc, đặc biệt là các tác phẩm truyền hình khi sử dụng đặc thù hình ảnh, âm thanh nên tạo được hiệu ứng truyền đạt tốt. Báo chí còn dành sự quan tâm cho các vấn đề đối ngoại của đất nước, sức vóc của Việt Nam trong công cuộc hội nhập, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Vậy trên mặt trận chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí… ông đánh giá như thế nào về vai trò của báo chí?

Cùng với việc phát hiện cổ vũ những tấm gương điển hình tiên tiến, các loại hình báo chí từ báo in, báo hình, phát thanh, báo điện tử đều tiếp tục là lực lượng tiên phong trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí, quan liêu. Rất nhiều bài báo phát hiện được những vụ việc, thể hiện được phẩm chất dấn thân, bản lĩnh cũng như trình độ tác nghiệp, khả năng sáng tạo năng động của các nhà báo, tạo nên các tác phẩm báo chí giàu tính chiến đấu

Tổng kết lại báo chí đã làm đẹp thêm hình ảnh của đất nước chúng ta trong quá trình hội nhập. Nó cho thấy báo chí thật sự vô cùng thiết yếu đối với đời sống, khẳng định vai trò không thể thay thế của báo chí. Mặc dù các thông tin lan tràn trên mạng xã hội, nhưng người dân vẫn nhìn nhận báo chí là một lực lượng cần thiết cho xã hội, góp phần xây dựng môi trường thông tin lành mạnh để phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ số đang diễn ra sâu sắc trên mọi lĩnh vực; đặc biệt với sự ra đời của hệ thống mạng xã hội đã ảnh hưởng rất lớn đến báo chí chính thống. Vừa là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực báo chí, với tư cách Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, theo ông báo chí chúng ta phải làm gì để trụ vững và phát triển?

Thời đại thông tin kỹ thuật số tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng đồng thời cũng gây ra những thách thức không nhỏ đối với báo chí truyền thống. Tình hình đó đòi hỏi các cơ quan báo chí phải nỗ lực vươn lên không ngừng đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng các ấn phẩm báo chí theo hướng sử dụng công nghệ tích hợp thông tin. Đặc biệt báo chí truyền thống phải chú trọng đến tính chính xác và tính định hướng của thông tin.

Báo chí bị mạng xã hội tạo sức ép bởi nó đưa tin rất nhanh, phát tán tin rất rộng, nhưng tính chính xác không được đảm bảo, nhiều thông tin không được kiểm chứng. Báo chí truyền thống phải làm nhiệm vụ định hướng thông tin, hết sức tránh việc bị mạng xã hội dẫn dắt. Có thể một tờ báo đưa những thông tin không được kiểm chứng lên, các tờ báo khác sử dụng lại, trở thành một luồng tin rất nổi trội trong xã hội nhưng thực ra luồng thông tin ấy lại không chính xác.

Điều đó đòi hỏi thái độ làm việc nghiêm túc và trách nhiệm của các nhà báo. Đây là thời kỳ lên ngôi của mạng xã hội và các phương tiện truyền thông. Thậm chí, đang xuất hiện một loại gọi là “báo chí công dân”, tức là ai cũng có thể đưa thông tin vào bất cứ lúc nào, đều có thể tác động đến xã hội. Chính lúc này là lúc các nhà báo bằng trách nhiệm xã hội, bằng đạo đức nghề nghiệp của mình phải phát huy được đặc trưng của nghề, phải đảm bảo quyền được thông tin chính xác của xã hội.

bao chi lam dep them hinh anh dat nuoc
Các ấn phẩm báo chí ngày càng phong phú về nội dung, đẹp về hình thức . Ảnh: TTXVN

Thưa ông, một nguyên tắc bất di bất dịch là bất luận cơ quan báo chí nào đều có sứ mệnh chính trị tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến bạn đọc; góp phần xây dựng một xã hội “dân chủ, công bằng, văn minh” và giữ gìn bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, chỉ có một số cơ quan báo chí được thụ hưởng ngân sách, hoặc nhà nước hỗ trợ một phần, còn lại “phải tự cân đối thu chi”. Vậy theo ông, làm sao để các cơ quan báo chí vừa làm tốt được nhiệm vụ chính trị vừa “sống” được bằng sản phẩm của mình?

Đúng là hiện nay hầu hết các tờ báo đều tự chủ về mặt tài chính. Cho nên bên cạnh việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, các cơ quan báo chí vẫn phải đối mặt với việc có đủ nguồn thu để đảm bảo hoạt động của cơ quan và đời sống của người lao động là chính các nhà báo.

Đây là vấn đề rất gay gắt. Thế thì nguồn thu từ đâu? Tôi thấy, hiện các tờ báo, nguồn thu đầu tiên là từ việc phát hành các ấn phẩm, sản phẩm báo chí của mình. Trên cơ sở mình có được nhiều bạn đọc, nhiều người nghe, người xem thì ảnh hưởng tờ báo trong xã hội sẽ cao. Từ đó sẽ có sức thu hút được quảng cáo, và đồng nghĩa với việc sẽ tổ chức được nhiều chương trình hoạt động xã hội.

Cái này hỗ trợ cái kia. Bây giờ, làm báo không chỉ là làm nghiệp vụ, mà phải nhìn hoạt động báo chí trong một tổng thể các hoạt động của xã hội, trong sự liên kết các mối quan hệ xã hội, để từ đó nâng cao vai trò báo chí. Các tờ báo phải xây dựng chương trình hành động và hướng phát triển theo hướng đó thì mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều đó đòi hỏi vừa phải làm nghề tốt, vừa đòi hỏi khả năng tổ chức hoạt động của tòa soạn một cách khoa học mới đương đầu được các thách thức hiện nay.

Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, ông có những chia sẻ cũng như góp ý để báo Lao động Thủ đô phát triển hơn trong tương lai?

Tôi đọc báo Lao động Thủ đô hằng ngày và rất mừng khi thấy báo ta vẫn đứng vững được trong sự cạnh tranh gay gắt trên mặt trận thông tin hiện nay. Trong suốt 24 năm qua, tờ báo Lao động Thủ đô vẫn tiếp tục có vị trí vững chắc trong đội hình báo chí Hà Nội và báo chí cách mạng Việt Nam, là người bạn tin cậy của các đoàn viên công đoàn và người lao động.

Tôi được biết ngoài lượng độc giả đông đảo trong xã hội thì báo Lao động Thủ đô hiện nay đã được phát hành xuống đến các tổ công đoàn, các đơn vị sản xuất, các doanh nghiệp, nhà máy xí nghiệp trên địa bàn Thủ đô. Nhìn chung, tờ báo đang làm tốt vai trò định hướng thông tin, truyền tải thông tin chính xác, là người bạn tin cậy đối với các đoàn viên công đoàn và người lao động, bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Đặc biệt, vấn đề bảo vệ quyền lợi chính đáng hợp pháp luôn được báo đặt nhiệm vụ hàng đầu. Người lao động trong guồng máy công nghiệp đôi khi có thân phận nhỏ bé, thì tờ báo phải là người bạn, để hỗ trợ, để bảo vệ họ, để làm sao kinh tế phát triển nhưng quyền lợi và hạnh phúc của người lao động vẫn được đảm bảo.

Xin cảm ơn ông và chúc ông sức khỏe, hạnh phúc!

Phương Bùi (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Hơn 15 năm nay, hàng nghìn hộ dân sinh sống tại 2 xã: Thụy Lâm và Vân Hà (huyện Đông Anh, Hà Nội) phải “sống chung” với trình trạng môi trường bị ô nhiễm trầm trọng do việc đốt rác thải công nghiệp của người dân thôn Quan Độ, xã Văn Môn (huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) gây ra. Mặc dù người dân đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền các cấp, nhưng đến nay vẫn không có biến chuyển, gây bức xúc trong nhân dân.
Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

Sáng 23/4, Công an thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đã bắt giữ được nghi phạm cướp ngân hàng ở huyện Chương Mỹ. Nghi phạm Vũ Văn Lịch bị cảnh sát bắt giữ lúc 4h cùng ngày khi đang lẩn trốn ở phố Lĩnh Nam.
“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An

Tập 30 của bộ phim truyền hình “Cha tôi, người ở lại” sẽ chính thức lên sóng lúc 20h00 ngày 23/4/2025 trên kênh VTV3, hứa hẹn mang đến những diễn biến đầy kịch tính khi mối quan hệ phức tạp giữa các nhân vật dần được bóc tách, kéo theo hàng loạt bí mật tưởng chừng đã bị chôn giấu.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Trực tuyến: Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàn Kiếm tổ chức buổi Đối thoại trực tiếp - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Đối thoại về chế độ và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy

Sáng nay (23/4), trên 300 đoàn viên, người lao động quận Hoàn Kiếm tham gia buổi Đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến và truyền thông chính sách năm 2025 với chủ đề: “Chế độ tiền lương, Bảo hiểm xã hội và chính sách mới liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy”. Chương trình được truyền từ Trung tâm chính trị quận Hoàn Kiếm.
"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc

Tối 22/4, Chương trình "Hẹn ước Bắc - Nam" được tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. "Hẹn ước Bắc - Nam" tái hiện những hình ảnh đẹp, oai hùng, là câu chuyện lịch sử suốt chiều dài cuộc trường kỳ kháng chiến chống Mỹ của dân tộc. Trong đó, hoạt cảnh 2 chiếc xe tăng T54 của Bộ Tư lệnh Tăng thiết giáp đã khiến khán giả vỡ oà cảm xúc.

Tin khác

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô tin tưởng, ủng hộ phương án sắp xếp đơn vị hành chính mới

Người dân Thủ đô vui mừng, ủng hộ sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Hà Nội. Đồng thời, tin tưởng “cuộc cách mạng” này sẽ đem lại một nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả, gần dân và phục vụ nhân dân tốt hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Tổng Bí thư Tô Lâm dự chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” thuộc chuỗi sự kiện, hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động