Bâng khuâng chiều ba mươi tết
Nét đẹp văn hóa của tục khai bút đầu Xuân | |
Cách chuẩn bị cỗ cúng đêm Giao thừa đầy đủ, chuẩn phong tục |
Chút bận rộn, chút lo lắng, sự hối hả mà vui, mà rực rỡ, mà đắm say lòng người. Trên phố hay các con ngõ, người ta mua bán đào, quất hay hoa tươi lúc cuối ngày nhanh chóng hơn, dễ dàng hơn, vì ai cũng muốn mau chóng được trở về nhà để bầy biện, cắm hoa hay dọn dẹp nốt những công việc cuối cùng cho ngày cuối năm. Chút bâng khuâng trước thềm năm mới khi mọi việc đã xong. Lúc này tôi tin rằng ai cũng giống ai, lòng chợt xao xuyến và chút rưng rưng khi nhớ về những người thân đã khuất, khi nhớ về những người thân yêu đi xa, không được ở bên ta, nhớ cả những người thân yêu mà không thể ở bên cạnh ta vì những lý do đặc biệt khác...
Những bà mẹ già ngóng đợi con đi làm ăn xa trở về, những người vợ ngóng chồng,những người thân ngóng chờ nhau... Bồn chồn nhắc tên nhau, những người đàn bà vừa dọn dẹp nhà cửa, vừa ra ngóng vào trông. Rồi tất cả bỗng vỡ oà niềm vui khi tiếng bước chân của người đi xa vừa kịp chạm ngõ trở về nhà vào chiều ba mươi Tết. Vẫn còn những đứa trẻ phải sống ở xa cha mẹ và chúng đang dài cổ để ngóng quà Tết của cha mẹ đi làm xa nhà đang trở về. Cha mẹ chúng còn sốt ruột hơn nhiều khi chưa kịp trở về nhà bởi những lý do công việc đặc biệt nào đó. Dù thế nào thì chiều ba mươi Tết họ cũng cố gắng về tới nhà và mang theo những món quà cho con cái và người thân dù là những món quà nhỏ bé nhất.
Ảnh minh họa: Minh Phương |
Nhiều gia đình có thói quen ra mộ thắp hương cho người thân trước Tết âm lịch để mời vong linh tổ tiên, ông bà, cha mẹ...về ăn Tết cùng con cháu và gia đình. Họ nói những lời cầu nguyện, tâm sự, dãi bầy những điều riêng tư với người thân của mình...Họ làm điều đó bằng sự tự nguyện tâm linh từ trái tim và thành tâm tin rằng người thân của họ ở thế giới bên kia sẽ nhận được những thông điệp ấy. Chiều ba mươi Tết âm lịch năm nào cũng vậy, dù bạn là ai, già hay trẻ, giàu hay nghèo, dù bận đến đâu thì cũng mong được nhanh chóng trở về sum họp bên gia đình của mình và người thân. Phải chăng đó là nét văn hoá truyền thống của người Việt khi Tết đến xuân về? Người đi xa quê hương lâu ngày càng nhớ đến quay quắt cái hương vị Tết ở nơi quê nhà với hoa đào, hoa mai, bánh chưng và những mùi vị rất đặc trưng ở Tết ở Việt Nam mà không ở đâu có được.
Dọn dẹp nhà cửa, quét vôi tường, treo tranh Tết, lau chùi đồ thờ cúng, sắp xếp và trang hoàng bàn thờ Tổ Tiên, bầy biện đó cúng lễ, bày mâm ngũ quả, bánh chưng, rượu, bánh trái, mứt Tết...và thắp hương hay đốt trầm...để mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết cùng gia chủ. Hương vị Tết ta đã dâng lên trong căn nhà của bạn vào ngày cuối cùng của năm với mùi gà luộc, giò xào, bánh dầy, bánh chưng và hương vị ngào ngạt của các món ăn đang toả hương trên bàn thờ.
Mùi hương của Tết Việt còn quyến luyến và tràn ngập hơn nữa khi trong căn bếp lan toả hương thơm ngào ngạt từ nồi nước tắm của thứ hoa mùi già. Đặc biệt là các gia đình nông thôn hay có phong tục này. Ngày mẹ chồng tôi còn sống, năm nào bà cũng đun một nồi đồng to nước cây hoa mùi già để con cháu về rửa mặt và tắm cuối ngày ba mươi Tết. Sáng sớm mồng một, bà lại gọi con cháu dậy rửa mặt từ sớm, bà bảo để lấy may cho các con cháu. Thứ hương thơm ngào ngạt ấy làm người ta khoan khoái và khỏe ra, nó mang nét đặc trưng làng quê Việt và gợi nhớ gợi thương cho những người con xa quê đến da diết. Nhiều người con xa quê đã mang theo ký ức ấy để nhắc nhớ quê hương làng quê Việt mỗi khi Tết đến và bâng khuâng trong chiều ba mươi!
Ai cũng xốn xang chờ đợi phút giây thiêng liêng trong thời khắc Giao Thừa - phút chuyển giao năm cũ sang năm mới. Mọi điều không vui đều dễ dàng bỏ qua, mọi lỗi lầm đều dễ dàng tha thứ để bước sang năm mới trong sự an nhiên, đầm ấm và vui vẻ. Tết yêu thương, tết đoàn tụ và Tết cổ truyền Việt Nam luôn thiêng liêng đầy bản sắc. Dù bạn đang ở đâu, đang làm việc gì thì chiều ba mươi Tết ai ai cũng nhanh chóng muốn được trở về bên gia đình, quê hương và nơi cội nguồn của mình để sum họp và đoàn tụ sau cả năm trời bận rộn với công việc và muôn vàn thứ áp lực cho sự mưu sinh...
Bữa cơm đoàn tụ chiều ba mươi Tết vẫn là nét đẹp mang tính truyền thống của các gia đình. Các cụ ta vẫn luôn coi trọng bữa cơm chiều ba mươi Tết khi cả gia đình quây quần bên nhau trong sự sum họp sau một năm tất bật với lo toan và mưu sinh. Điều đó mang tính trang trọng và thiêng liêng cho mỗi gia đình Việt, cho mỗi con người Việt. Người xa xứ càng nhớ da diết và coi trọng những phút giây chiều ba mươi Tết quê hương Việt Nam. Đặc biệt hơn không khí Tết chiều ba mươi khi đang ở xứ người. Họ thắp những nén nhang hướng về Tổ Tiên, quê nhà và nguyện cầu những điều tốt đẹp và quê hương là nỗi nhớ da diết trong chiều ba mươi dẫu vật chất và mọi thứ cho Tết Việt cũng đầy đủ, không thiếu thứ gì.
Trong làn khói hương thơm ngát và mờ ảo, trước bàn thờ tổ tiên và nhìn ngắm di ảnh của người thân, chúng ta cầu mong những điều tốt đẹp nhất sẽ đến với gia đình và người thân của mình...Sự linh thiêng ấy thật đặc biệt, ta có thể cảm nhận được không khí ấy, hơi thở ấy, những con người quanh ta ấy. Ngoài sân, hay trong mảnh vườn quanh nhà, cây lá nảy lộc đâm chồi và sự hội tụ khí xuân ngày cuối năm trước đất trời, lòng người và vạn vật vẫn dâng lên, đang sinh sôi nảy nở. Đôi khi ta cảm nhận được cả tiếng chồi non đang bật mầm trong lớp vỏ đầy sương mù cuối năm hay tiếng rì rầm rất nhẹ, rất khẽ của những cơn mưa phùn ẩm ướt mang đẫm hơi thở mùa xuân.
Riêng tôi, chiều ba mươi Tết năm nào cũng thấy nao nao trong lòng, cũng buồn, cũng vui, bâng khuâng và một chút nuối tiếc. Một việc tôi rất thích là tự tay mua, trang trí và cắm vào bình những bông hoa tươi nhiều màu sắc trong ngày cuối năm. Ngoài trang trí quất cây và hoa đào phai truyền thống, thì việc chọn lựa những bình hoa đa dạng nhiều màu sắc cũng là mot lựa chọn rất tuyệt của ngững người yêu hoa.
Hoa cúc vàng rực, hoa hồng thơm, hoa ly vàng hay tím, hoa violet tím, đặc biệt là hoa thược dược các màu cũng tất tuyệt vời vì vẻ đẹp truyền thống mà không cũ, cảm xúc tươi mới về hương sắc mùa xuan rực rỡ và tinh khiết, nồng nàn và đắm say đang sáng bừng lên trên bàn thờ hay trong phòng khách của mỗi gia đình. Khi ta tự tay cắm hoa vào bình và dâng lên bàn thờ tổ tiên, cha mẹ là lòng ta vui lên rất nhiều khi tin rằng người đi xa đã cảm nhận được thứ hương hoa của đất trời...
Mùi khói nhang thơm nồng của chiều cuối năm vào lúc này đang lan toả trong những nếp nhà và trong những căn hộ chung cư nơi thành phố. Bâng khuâng lắm ai ơi, chiều ba mươi Tết đang đến và năm con chuột đã cận kề!
Nhà văn Phạm Phương Thảo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phường đầu tiên của quận Tây Hồ nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51