Bạn có sơ chế thịt đúng cách?
Đáng lo thói quen ăn nhiều thịt của người Việt | |
Chần thịt qua nước sôi: Sai lầm nghiêm trọng, bà nội trợ nào cũng mắc | |
Chuyên gia nói về tác hại khi ăn phải thịt lợn bị tiêm thuốc an thần |
Lo sợ trước tình trạng thực phẩm không đảm bảo chất lượng, các bà nội trợ ngoài việc lo sợ chất lượng của thịt mà khi chế biến còn chần qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết.
Chần thịt qua nước sôi để đảm bảo rằng các chất bẩn trong thịt sẽ ra hết. Ảnh: Internet |
Nhiều người khi mua thịt về chỉ rửa sơ qua hay thậm chí là không hề rửa mà cho vào nước sôi để chần, việc làm này tưởng chừng như đảm bảo an toàn cho bữa ăn song thực chất lại không loại bỏ được những chất bẩn ấy.
BS CK II Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, chia sẻ: Trước khi chế biến, chúng ta thường chần thịt vào nước sôi thực ra nó hoàn toàn không cần thiết. Bởi chần thịt qua nước sôi chỉ có thể làm giảm bớt một số vi khuẩn đang bám trên bề mặt thịt. Nhưng phần lớn vi khuẩn chỉ chết ở nhiệt độ rất cao (trên 100 độ C).
Trao đổi với PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên của Viện Công nghệ thực phẩm, ĐH Bách khoa Hà Nội), ông cho biết: Việc chần thịt qua nước sôi không thể loại bỏ tạp chất trong thịt, thậm chí còn khiến các chất độc nếu có trong thịt sẽ thấm ngược trở lại vào bên trong. Nguyên nhân là do khi cho thịt vào nước đun sôi sẽ làm miếng thịt biến tính co lại làm cho thịt giữ chặt các hóa chất bẩn mà không đào thải ra bên ngoài.
Vậy làm thế nào để loại bỏ bớt các tạp chất trong thịt?
Theo chuyên gia Nguyễn Duy Thịnh, cách hữu hiệu nhất để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt đó là sau khi mua về, chúng ta nên rửa bằng nước sạch nhiều lần. Hoặc bà nội trợ cũng có thể dùng một ít muối hòa tan trong nước ấm để ngâm một lúc và rửa sạch. Bởi nước muối loãng cũng có tác dụng loại bỏ các chất bẩn từ thịt ra.
Để loại bỏ chất bẩn và hóa chất có trong thịt, chúng ta nên rửa bằng nước sạch nhiều lần. Ảnh: Internet |
Cùng với việc chọn mua thực phẩm ở những nơi đảm bảo chất lượng và nguồn gốc thì việc sơ chế thực phẩm cũng là điều hết sức cần thiết để bữa ăn của bạn thêm ngon miệng. Ông Thịnh cho biết thêm hiện tượng thịt nổi bọt khi luộc thực chất là thịt vẫn còn chứa một phần chất bẩn.
PGS Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, từng chia sẻ trên báo chí rằng ngày xưa heo nuôi sạch thường bỏ qua khâu luộc sơ này. Trong nước luộc thịt sơ qua nên cho một ít giấm và muối, đợi nước sôi mới thả thịt vào, để sôi khoảng hai phút thì đổ hết nước, rửa lại miếng thịt một lần nữa. Sau đó nấu lại nồi nước sôi khác và bỏ miếng thịt vào luộc cho đến khi chín. Lần này nên cho chút gia vị để thịt được đậm, kỹ hơn có thể thả vào một củ hành khô đã bóc vỏ, đập dập để nước và thịt được thơm hơn.
Theo Nguyên Hà/Pháp luật Tp HCM
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44