Bạn có biết: Khói và hơi thức ăn là "sát thủ vô hình" của bà nội trợ
Để thực phẩm bảo toàn được vi chất dinh dưỡng | |
5 loại thực phẩm nên nghĩ trước khi ăn! | |
Mua thực phẩm “sạch” như bị… móc túi |
Một cuộc nghiên cứu gần đây cho kết quả, không chỉ có môi trường bên ngoài mới bị ô nhiễm bởi khói bụi, khí thải... Mà ở trong căn nhà bạn đang sống cũng có hiện tượng ô nhiễm không khí. Và nơi ô nhiễm nhất chính là căn bếp.
Có hai nguồn chính gây ra sự ô nhiễm ở bếp. Một là bắt nguồn từ các chất đốt như than, dầu, khí gas... tạo ra các khí độc hại với sức khỏe như cacbon monoxit, cacbon dioxit, oxit nito và các khí độc khác.
Thứ hai chính là bắt nguồn từ khói khi chế biến các món ăn. Một bài viết của các chuyên gia sức khỏe Trung Quốc vừa đăng trên trang Sina cho rằng, chính khói được tạo ra trong quá trình chế biến các món ăn cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm và rủi ro với chính người đứng bếp. Và được ví như “sát thủ vô hình” với người đầu bếp, mà ở đây đa phần là phụ nữ.
Hình minh họa |
Theo các chuyên gia tai mũi họng, trong những năm gần đây, số lượng phụ nữ mắc các bệnh về thanh quản tăng dần theo từng năm. Một mặt bị ảnh hưởng bởi khói thuốc lá từ những người xung quanh. Mặt khác chính là do phải đứng bếp quá lâu, trong thời gian dài nên thường xuyên hít phải lượng lớn khói được sinh ra khi xào nấu thức ăn.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, nguyên nhân cơ bản nhất gây ra bệnh ở đây chính là chất lượng dầu ăn. Thói quen sử dụng dầu mỡ, ưa thích các món ăn phải béo, đậm đà ngày càng phổ biến. Trong khi chất lượng dầu ăn lại ngày càng thấp và không rõ ràng. Và khi dầu được nấu ở nhiệt độ cao sẽ gây ra nhiều nguy cơ gây bệnh.
Dầu thực vật có chứa axit linolenic và axit béo không bão hòa khác, khi nhiệt độ dầu tăng lên đến 60 độ C, rồi 100 hay thậm chí tăng đến 130 độ C thì các oxit bắt đầu phân hủy để tạo thành các hợp chất có thể gây ung thư.
Hầu hết các loại dầu thực vật đều là sản phẩm qua xử lý chiết tách, lọc, khử mùi. Các vitamin và khoáng chất đã mất hoàn toàn trong quá trình xử lý. Chỉ cần đặt lên bếp, nhiệt dầu ăn nóng và tăng rất nhanh, cùng với đó là nhanh biến thành hợp chất oxy hoá rất độc hại và khi hít vào với số lượng lớn bạn sẽ nguy cơ bị ung thư phổi. Có lẽ nhóm nguy cơ cao là nhưng người nấu ăn chuyên nghiệp và các bà nội trợ đứng bếp hàng ngày.
Thêm nữa, khói nấu còn gây hại lâu dài cho mắt, họng, não bộ... Một nghiên cứu của Anh đã tuyên bố, nếu nhà bếp có hệ thống thông gió kém, chỉ cần đứng đốt nấu một giờ tương ứng với việc bạn phải hít hai gói thuốc lá độc hại mỗi ngày.
Vì vậy, một số chuyên gia tư vấn: Nếu các bà nội trợ bị khàn tiếng, đau họng, ho đờm lẫn máu, khó thở hoặc mắc bệnh bướu cổ và các triệu chứng này kéo dài hơn một tuần thì phải ngay lập tức đi đến bệnh viện.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18