Báo động tình trạng đuối nước

Bài 3: Trách nhiệm thuộc về ai?

(LĐTĐ) Mặc dù đã có nhiều biện pháp chỉ đạo sát sao nhưng tình hình đuối nước trẻ em chưa giảm, số trẻ em bị tử vong do đuối nước vẫn có xu hướng tăng. Trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các cơ quan chức năng là điều cần phải làm rõ.  
bai 3 trach nhiem thuoc ve ai Bài 2: Những con số báo động
bai 3 trach nhiem thuoc ve ai Bài 1: Những vụ đuối nước thương tâm
bai 3 trach nhiem thuoc ve ai Tuyên truyền về kỹ năng phòng, chống đuối nước

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Hà, trong thời gian qua Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các cấp, các ngành luôn quan tâm chỉ đạo công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em nói chung đặc biệt là phòng, chống đuối nước trẻ em.

Việt Nam cũng đã có nhiều nỗ lực trong phòng chống đuối nước trẻ em. Hệ thống pháp lý liên quan đến công tác phòng chống đuối nước trẻ em ngày càng hoàn thiện. Luật trẻ em năm 2016 đã quy định trách nhiệm của Nhà nước đảm bảo thực hiện các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em.

bai 3 trach nhiem thuoc ve ai
Dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và tạo một môi trường an toàn cho trẻ em là vô cùng cần thiết. (Ảnh: T. Thủy)

Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 234/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình đã thể hiện sự liên kết của các ngành nhằm tăng cường nỗ lực chung để phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em, phòng, chống đuối nước trẻ em, với mục tiêu giảm tử vong do đuối nước ở trẻ em, dạy các kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em và tạo một môi trường an toàn cho trẻ em; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn quốc tăng cường công tác phòng, chống đuối nước học sinh, trẻ em, đặc biệt quan tâm đến phòng, chống đuối nước cho trẻ em trong dịp hè.

“Việt Nam đã triển khai tích cực các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho trẻ em, các chiến dịch truyền thông triển khai trên toàn quốc đã tác động tích cực đến sự quan tâm, nhận thức của xã hội đối với việc phòng, chống đuối nước trẻ em; các nguy cơ gây đuối nước trẻ em tại gia đình, trường học, cộng đồng được loại bỏ; việc dạy bơi và dạy kỹ năng an toàn cho trẻ được triển khai tại nhiều địa phương với sự tham gia của cộng đồng và các tổ chức quốc tế. Kế hoạch liên ngành về phòng, chống đuối nước trẻ em giai đoạn 2017 - 2020 đã được 9 Bộ, ngành, đoàn thể ký kết, tạo sức mạnh liên ngành với một can thiệp tổng thể về vấn đề đuối nước ở trẻ em”, bà Hà thông tin.

Tuy nhiên, cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn còn nhiều thách thức đối với Việt Nam để hoàn thành mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong trẻ em do đuối nước của Chính phủ vào năm 2020.

“Đó là nhận thức của gia đình, cộng đồng, xã hội về nguy cơ gây đuối nước trẻ em còn hạn chế; trẻ thiếu sự giám sát, trông giữ của cha mẹ, người chăm sóc trẻ; trẻ em chưa biết bơi, thiếu kỹ năng an toàn trong môi trường nước; môi trường xã hội cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây đuối nước trẻ em. Nhiều địa phương còn thiếu cơ sở vật chất và hướng dẫn viên dạy bơi đặc biệt là các vùng nghèo, vùng miền núi khó khăn”, bà Hà nêu khó khăn.

Liên quan tới vấn đề trên, theo bà Ngô Thị Minh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, nếu muốn giảm tỷ lệ tử vong trẻ em do đuối nước trong thời gian tới, cần làm rõ hơn trách nhiệm của địa phương trong kiến thiết, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em, tạo sân chơi cho trẻ em được học bơi, học kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Trong đó, phải đặc biệt nhấn mạnh tới trách nhiệm, vai trò của ủy ban nhân dân các cấp.

“Chúng ta cần làm rõ vai trò, trách nhiệm của địa phương nhất là ủy ban nhân dân các cấp trong vấn đề đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ được đào tạo các kỹ năng bơi, kỹ năng ứng phó với sự cố trong môi trường nước. Tùy điều kiện của địa phương, chính quyền các cấp cần xây dựng các kế hoạch mở thêm các trung tâm dạy bơi, dạy kỹ năng cho trẻ khi ở trong môi trường nước. Với những nơi điều kiện tinh tế còn khó khăn, có thể cân nhắc tận dụng những địa điểm tự nhiên để dạy bơi hoặc kêu gọi thêm sự vào cuộc của các tổ chức xã hội”, bà Ngô Thị Minh cho hay.

Cũng theo bà Minh, trách nhiệm về đảm bảo an toàn cho trẻ, hướng tới mục tiêu giảm tỷ lệ trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam còn ở chính nhà trường và gia đình nơi nuôi dưỡng các em.

“Nhà trường phải thường xuyên tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho trẻ khi hoạt động trong môi trường nước để trẻ biết cách đối phó với các hiểm nguy tiềm ẩn. Tuy nhiên, các trường cũng không nên cứng nhắc trong việc tuyển dụng các giáo viên dạy bơi phải có tiêu chuẩn quá cao cho trẻ vì như thế sẽ làm phình biên chế, không cần thiết. Về mặt gia đình, các vị cha mẹ nếu đã biết bơi có thể dạy cho con trẻ, đó là phương pháp gần gũi, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Tôi muốn nhấn mạnh lần nữa, gia đình có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc định hướng kỹ năng sinh tồn cho trẻ, trong đó có kỹ năng an toàn trong môi trường nước”, bà Minh khẳng định.

(Bài cuối: Làm thế nào để không còn những vụ trẻ em đuối nước thương tâm?)

H. Phong - C. Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 4/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, sáng sớm có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có dông. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3.
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ

(LĐTĐ) Khoảng gần sáng 4/11, đợt không khí lạnh mạnh tăng cường xuống miền Bắc; từ đêm Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội trời ít mây, đêm không mưa, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 2/11 sáng sớm có sương mù vài nơi, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 31 độ.
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 1/11, ít mây, đêm không mưa, ngày nắng. Gió bắc cấp 2-3. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách

(LĐTĐ) Sau thời gian dọn dẹp, chăm sóc, từ một khu vực nhếch nhác, lụp xụp, "bãi đất" dưới chân cầu Long Biên đã trở thành một không gian thoáng đãng, điểm "check in" của đông đảo người dân, du khách.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 31/10, khu vực Hà Nội, đêm và sáng sớm trời lạnh, ngày nắng, nhiệt độ từ 20 - 32 độ C.
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2024, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị (BQL dự án hạ tầng đô thị) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) được giao hơn 16.087 tỷ đồng nhưng tính đến ngày 28/10/2024 "siêu ban" này chỉ mới giải ngân được 1.148 tỷ đồng, đạt 7,14%.
Xem thêm
Phiên bản di động