Bài 3: Cần phải định hướng lại
Bài 2: Phim Việt hóa “đè” phim Việt | |
Bài 1: Phim Việt có còn bản sắc Việt? |
Phim Việt có khởi sắc…
Nhìn lại các sáng tác điện ảnh trong những năm qua: Năm 2015 có 41 phim (trong đó 7 phim nhà nước và 34 phim tư nhân). Năm 2016 có 35 phim, không có phim nhà nước. Năm 2017 có 39 phim và không có phim nhà nước.
Theo NSND, đạo diễn Đào Bá Sơn, điều đáng mừng là năm 2017 có sự cạnh tranh khốc liệt giữa phim tư nhân Việt và bom tấn thế giới trên các rạp chiếu ở Việt Nam. Trong hai năm qua, điện ảnh thị trường có thể nói là lên ngôi vua, những phim hài nhảm, câu khách rẻ tiền… gần như không còn nhưng lại quá thiếu những phim mang tính định hướng chính trị, xã hội, về văn hóa thời cuộc con người Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch, NSND Vương Duy Biên trao giải Cánh Diều Vàng cho phim điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn”. |
Tuy biết thị trường là yếu tố sàng lọc quyết định nhưng theo ông, ông nhìn thấy các nhà làm phim tư nhân đang vượt qua thương mại thông thường để hướng tới cái nhân văn, giá trị khác. Đạo diễn Đỗ Minh Tuấn cho rằng phim dự thi giải Cánh Diều 2017 tạo nên nhiều xúc cảm cho ông. Các phim thị trường và phim nghệ thuật đã quện vào nhau, khiến phim hấp dẫn hơn. Ông cho rằng các phim năm nay đa dạng về thể loại, “tới bến”, “tới số” và “tới tầm” đẩy tính cách và cốt truyện tới cuối cùng, đạt được nhiều cảm xúc của người xem.
NSND Lê Hồng Chương – Phó cục trưởng Cục điện ảnh: Hiện nay, thị trường của chúng ta ổn, các nhà sản xuất phát triển rất nhanh, điều đó thể hiện ở cách những nhà làm phim biết cách lựa chọn phim để tham dự giải thưởng điện ảnh, lựa chọn cách quảng bá trên các kênh thông tin truyền thông, khi trước đây phim nhà nước không làm được. Đây là điều đáng mừng, tuy nhiên vấn đề phát huy thế mạnh thế nào, thì chúng ta phải có những phim như “Bao giờ cho đến tháng 10”, “Cánh đồng hoang”… những phim dấu ấn đặc biệt của điện ảnh cách mạng Việt Nam thời kỳ trước. Bởi vậy, cái khó là chúng ta phải làm thế nào để điện ảnh của chúng ta xây dựng được những tác phẩm điện ảnh đặc biệt, để làm được điều đó không thể thiếu vai trò của nhà nước. |
Còn các nhà chuyên môn, năm nay, các phim truyền hình được đầu tư khá chỉn chu về nội dung và kỹ thuật. Các phim tập trung khai thác sâu về tính cách con người và bối cảnh xã hội. Điểm đặc biệt của Cánh diều 2017 là sự góp mặt của nhiều phim làm về đề tài hình sự. Có nhiều phim mang tính thời sự cao, đào sâu tâm lý nhân vật rất tốt, gay cấn, hấp dẫn.
Đây là điều đáng mừng cho điện ảnh nước nhà khi đã từ lâu đề tài hình sự của phim Việt không đáp ứng được nhu cầu của khán giả nước nhà. So với năm 2016, năm nay phim truyện điện ảnh đã có sự xuất hiện phim nghệ thuật, nhân văn và nói về dân tộc, cội nguồn. Các phim này đề cập rõ nét về giá trị nhân vật, có sự sáng tạo về nghệ thuật, âm nhạc có sự đồng hành với hình ảnh, làm cho bộ phim chân thực và hấp dẫn hơn. Tuy nhiên, còn xuất hiện nhược điểm đó là chưa có phim nói về vấn đề quan trọng bức thiết của xã hội Việt Nam.
... nhưng thiếu định hướng
NSND Đặng Xuân Hải, Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam cho biết, năm nay có 55 cơ sở gửi phim đến, 117 tác phẩm dự thi các thể loại. Số lượng đa dạng thể loại, đề tài, đó là điều đáng mừng. Nhưng đáng tiếc rằng phim đề tài lịch sử vắng bóng ở mảng phim truyện và nhìn lại những năm trở lại đây cũng vắng bóng tác phẩm của những cơ sở làm phim truyền thống của ngành điện ảnh, các cơ sở làm phim lâu năm, các cơ sở đã từng đóng góp để tạo nên diện mạo điện ảnh Việt Nam ngày hôm nay. Đó là điều đáng phải suy ngẫm.
NSND, đạo diễn Nhuệ Giang cho rằng, với số lượng phim “xem được” chỉ chiếm 1/3, dẫn đến hạn chế về giáo dục thẩm mỹ cũng như tính giáo dục trong phim, đặc biệt là không bám sát với thực tế xã hội. Như vậy, nếu đưa ra thị trường sẽ có hại nhiều hơn có lợi, vì phim không giáo dục được thẩm mỹ cho nhân dân, cũng không đưa được cho nhân dân những vấn đề của xã hội Việt Nam. Những vấn đề mà các phim tư nhân đưa ra chỉ là cảnh ở những thành phố lớn va xoay quanh những cô bé, cậu bé giầu có.
Giải thưởng điện ảnh Cánh Diều 2017 vừa diễn ra tối ngày 15/4/2018 với giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện truyền hình “Thương nhớ ở ai” của Trung tâm sản xuất phim truyền hình VFC. Giải Cánh Diều Vàng dành cho phim truyện điện ảnh “Cô Ba Sài Gòn” do hãng phim tư nhân VAA của Ngô Thanh Vân sản xuất. |
Theo NSND Nhuệ Giang, khán giả đến rạp chỉ để vui vẻ và thưởng thức những cảnh hài, những câu chuyện ở đâu đâu không gắn bó gì với đất nước. Điều này rất nguy hiểm về mặt giáo dục thẩm mỹ, bởi đa số phim tư nhân chỉ quan tâm đến doanh thu chứ không đặt nặng vấn đề giáo dục. Có vài nhà sản xuất bỏ tiền ra làm phim còn quan tâm đến vấn đề văn hóa như phim “Dạ cổ hoài lang”, nhưng rất hiếm.
Trong 2 năm vừa rồi không có bóng dáng phim nhà nước tham gia các giải thưởng điện ảnh, điều đó cho thấy rằng nhà nước đang buông bỏ mặt trận văn hóa nghe nhìn và dòng phim đã rất thành công trong quá khứ. “Nếu như nhà nước bỏ tiền ra làm những tác phẩm điện ảnh về con người Việt Nam, đất nước Việt Nam, tôi tin rằng những dòng phim ấy rất hấp dẫn người xem”, NSND Nhuệ Giang chia sẻ.
Ở góc độ khác, NSND Lê Hồng Chương – Phó Cục trưởng Cục điện ảnh đưa ra quan điểm, hiện nay các hãng phim tư nhân đang rất tích cực để đưa ra những tác phẩm điện ảnh đáng xem, tuy nhiên bên cạnh đó có những bộ phim khiến ông phải thốt lên: Làm phim như thế này thì thu tiền thế nào?. Cũng cùng với sự trăn trở của NSND Nhuệ Giang, NSND Lê Hồng Chương cũng băn khoăn với vai trò của nhà nước đối với thị trường phim Việt.
Theo NSND Lê Hồng Chương, không có một nước nào trên thế giới, trừ Mỹ, là không có vai trò của nhà nước để định hướng, để xây dựng nền văn hóa của mình, xây dựng nền điện ảnh của mình. Ta có thể thấy các nền điện ảnh châu Âu như Pháp, Thụy Điển… và một số nước khác… đều phải có định hướng của nhà nước. Bởi nếu muốn xây dựng nền văn hóa điện ảnh của mình thì phải có định hướng.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể quay về cách làm của ngày xưa, sử dụng tiền của nhà nước để làm phim mà không tính đến hiệu quả, đầu ra. Vì thế, chúng ta cần phải phối hợp giữa nhà nước và tư nhân, nhà nước vẫn định hướng vai trò của điện ảnh nhưng phải theo cách của thị trường như việc sử dụng kinh phí thế nào, cơ chế ra sao, chính sách thuế… Theo NSND Lê Hồng Chương, “thiếu sự định hướng của nhà nước chắc chắn là không ổn”.
Còn NSND Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam thì cho rằng, bên cạnh sự trông đợi nguồn kinh phí của nhà nước thì cần thiết phải khích lệ, động viên, theo chiều hướng tốt đẹp đối với các nhà làm phim tư nhân.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Tuần phim kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Điện ảnh 10/12/2024 11:55
Hôm nay bắt đầu phát sóng bộ phim "Không thời gian"
Điện ảnh 25/11/2024 12:44
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ
Điện ảnh 12/11/2024 20:26
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31