Bài 2: Phim Việt hóa “đè” phim Việt
Bài 1: Phim Việt có còn bản sắc Việt? |
Phim Việt hóa áp đảo lượng người xem
Gần đây, các nhà sản xuất Việt đổ xô săn lùng kịch bản phim ăn khách từ Hàn Quốc, Thái Lan... về làm lại (re-make). Trào lưu này bùng phát dữ dội sau khi các phim: "Yêu", "Em là bà nội của anh", "Bạn gái tôi là sếp”, "Yêu đi, đừng sợ!", "Sắc đẹp ngàn cân”, "Cô nàng ngổ ngáo"… thành công phòng vé. Ngoài hàng loạt kịch bản điện ảnh được công bố, phim truyền hình Việt hóa cũng tiếp tục được đẩy mạnh sản xuất.
Về mảng phim truyền hình, "Người phán xử" thu hút hơn 7.000 lượt like (thích) trên fanpage mỗi bài đăng với hàng ngàn lượt bình luận. Bằng tình tiết hấp dẫn xoay quanh gia đình ông trùm xã hội đen Phan Quân và các hoạt động phi pháp của Công ty Phan Thị do gia đình Phan Quân và tay chân thân tín của Phan Quân điều hành cộng thêm diễn xuất ấn tượng của các diễn viên, phim được khán giả mong chờ từng ngày.
NSDN Đào Bá Sơn trong Hội thảo “Nhìn lại sáng tác điện ảnh, phim truyền hình năm 2017” (Ảnh: B.T). |
Hay phim “Sống chung với mẹ chồng” lên sóng giữa năm 2017, khán giả - đặc biệt là những nàng dâu trẻ dường như nhìn được một phần bản thân mình trong câu chuyện éo le của Vân, của Trang, đồng cảm với họ trước mâu thuẫn muôn thuở giữa hai người phụ nữ trong gia đình. Điều này cũng lý giải cho việc phim đã gây một cơn sốt khắp các mạng xã hội, báo chí khi trailer chỉ lên sóng 2 hôm đã đạt tới hơn 6 triệu lượt view, hàng trăm bình luận cùng hàng chục ngàn lượt chia sẻ. Những con số mà bất kì dự án nào cũng ao ước đạt được.
Nhiều người trong giới nhận định ở góc độ kinh doanh, phim điện ảnh, truyền hình Việt hóa thu hút công chúng là tín hiệu tốt. Các thành công trên chứng tỏ đội ngũ sản xuất phim Việt có trình độ làm phim không thua kém so với mặt bằng chung trong khu vực, nếu có kịch bản hay, họ cũng sản xuất được phim hay tương xứng.
Trưởng ban lý luận phê bình, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Nguyễn Thanh Vân: Về những phim Việt hóa, dường như các phim làm lại có kịch bản chặt chẽ, thú vị hơn, không bị mắc những lỗi sơ đẳng về kịch bản như câu chuyện dài dòng, phát triển lung tung như một số phim kịch bản Việt. Tìm một kịch bản phim truyện Việt tốt là rất khó kiếm, trong khi phim Việt hóa có sự ổn định về kịch bản. |
Đạo diễn điện ảnh, NSND Đào Bá Sơn cho rằng, việc khai thác kịch bản nước ngoài sẽ trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Sở dĩ các nhà sản xuất, nhà đầu tư mua kịch bản nước ngoài bởi đơn giản vì nó thú vị, có nhiều cái mới lạ, rất cần thiết cho khán giả của chúng ta. Các nhà đầu tư và các nhà sản xuất hiện nay mua kịch bản gốc của nước ngoài rất nhiều. Bản thân ông cũng từng hai lần làm đạo diễn phim Việt hóa kịch bản.
Nỗi lo ẩn chứa
Bên cạnh niềm vui đó, thực trạng phim làm lại phát triển ẩn chứa nỗi lo lớn cho tương lai phim Việt. Bởi nền điện ảnh chẳng thể phát triển bền vững nếu các nhà sản xuất chỉ chăm chăm săn lùng kịch bản ngoại làm lại để đạt doanh thu cao. Điều này khiến đội ngũ biên kịch trong nước vốn ít, yếu kém ngày càng thu hẹp và không phát triển tay nghề, quan trọng hơn là tạo ra nền điện ảnh thiếu bản sắc.
Phim Việt hóa bán vé được, nhà làm phim vui mừng đổ xô làm nhưng về lâu dài không có lợi vì nó khiến sự phát triển của điện ảnh dân tộc bị thui chột, giới biên kịch Việt không phát triển được, dần thoái trào. Dù nỗ lực Việt hóa nhưng với những quy định thỏa thuận theo ý phía nắm bản quyền khiến các chất liệu văn hóa dân tộc khó được đưa vào phim một cách trọn vẹn.
Bà Nguyễn Thị Hồng Ngát - Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam nhìn nhận rằng, làm phim re-make đang là xu hướng chung của nhiều nhà làm phim Việt Nam hiện nay. Đây là cách làm an toàn, đảm bảo doanh thu... Để phù hợp với xu hướng, BTC Cánh diều 2017 không hạn chế phim re-make tham dự nhưng không trao giải chung cho phim. Tuy nhiên, phim re-make vẫn được trao giải cho cá nhân để ghi nhận những đóng góp xứng đáng của các nghệ sĩ, diễn viên Việt.
Phim Việt hóa “Người phán xử” trở thành cơn sóng “nhấn chìm” những chương trình cùng phát sóng trên truyền hình. |
NSND Thanh Nhã cho biết, khảo sát trên một phim truyền hình dài tập dự giải Cánh Diều, có thể thấy một hiện tượng đặc biệt, đó là bên cạnh các phim được làm từ kịch bản trong nước, thì các phịm việt hóa cũng lừng lững xuất hiện với sức hút không hề nhỏ. Trong 5 phim, có 2 phim việt hóa là “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử”. Ở thời điểm hai phim này lên sóng, sức hút và sự quan tâm của khán giả là không thể phủ nhận.
Tuy nhiên, đáng nuối tiếc khi cả hai bộ phim khép lại với những cái kết thiếu nhân văn. Điều này cho thấy dù kịch bản đầy ắp những tình tiết gay cấn nhưng cái mong muốn được nhìn thấy sự tha thứ hay một lối thoát nhân văn cho nhân vật luôn là điều khán giả Việt mong được thấy. Ở khía cạnh này có thể thấy quá trình việt hóa của hai bộ phim không thực sự hoàn hảo.
Theo NSND Đào Bá Sơn, những phim Việt hóa là phim khai thác kịch bản gốc của nước ngoài nhưng đã biên tập và sửa chữa lại để mang cốt cách - tâm hồn Việt. Những phim này rất đáng chấm giải bởi nó chỉ khai thác kịch bản gốc thôi còn lại đã được làm mới, có sự sáng tạo của đạo diễn lẫn nghệ sĩ. Ưu điểm của những phim Việt hóa là giúp làm mới nền điện ảnh Việt, và đặc biệt giúp khán giả có thêm những món ăn, khẩu vị phong phú.
Nhưng có những phim không thể trao giải đó là phim re-make, tức phim phiên bản. Phim làm lại nhưng phải giữ kịch bản đúng như nguyên tác và bắt chước từ góc máy, cách tạo hình nhân vật và thậm chí cả lời thoại. Những phim như thế không có sự sáng tạo. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim re-make có thể ví như bản photo.
Theo NSND Đào Bá Sơn, những phim Việt hóa là phim khai thác kịch bản gốc của nước ngoài nhưng đã biên tập và sửa chữa lại để mang cốt cách - tâm hồn Việt. Những phim này rất đáng chấm giải bởi nó chỉ khai thác kịch bản gốc thôi còn lại đã được làm mới, có sự sáng tạo của đạo diễn lẫn nghệ sĩ. Ưu điểm của những phim Việt hóa là giúp làm mới nền điện ảnh Việt, và đặc biệt giúp khán giả có thêm những món ăn, khẩu vị phong phú. Nhưng có những phim không thể trao giải đó là phim re-make, tức phim phiên bản. Phim làm lại nhưng phải giữ kịch bản đúng như nguyên tác và bắt chước từ góc máy, cách tạo hình nhân vật và thậm chí cả lời thoại. Những phim như thế không có sự sáng tạo. Mặc dù khán giả có nhiều lựa chọn hơn nhưng về mặt học thuật thì phim re-make có thể ví như bản photo. |
Bảo Thoa
Còn nữa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24
Chợ dự án phim HANIFF 2024: Gần 70 dự án phim quốc tế hội tụ tại Hà Nội
Điện ảnh 07/11/2024 16:26