Ba tết đi không bằng một... tết lại

(LĐTĐ) Trong thời tiết se lạnh giữa tháng Giêng, đến với vùng đất Sóc Sơn, đâu đâu cũng vang lên tiếng cười nói rộn ràng của người đi trẩy hội.
ba tet di khong bang mot tet lai Lấy lợi ích đoàn viên, người lao động làm trung tâm
ba tet di khong bang mot tet lai LĐLĐ huyện Sóc Sơn tổ chức khánh thành trao nhà mái ấm công đoàn

Ba ngày Tết đi không bằng một ngày Tết lại

Tôi có một anh bạn, trước sống ngay giữa trung tâm Hà Nội vậy mà đùng một cái quyết định đưa cả gia đình lên Sóc Sơn xây trang trại nhà vườn rồi ở lại hẳn. Hồi đó tôi vẫn không hiểu vì sao, đang là trai phố, nhà cửa khang trang, anh lại quyết tâm gắn bó với vùng đất “hẻo lánh” này. Nhiều lần gặng hỏi, anh chỉ bảo anh mến mảnh đất, con người ở đây vì sự nồng hậu, bình dị và những tục lệ độc đáo của họ.

Sau bao lần nghe kể, cuối cùng vào một ngày giữa tháng Giêng, khi ngọn mưa xuân lất phất đã làm nhạt đi sắc hồng của những cánh đào, tôi cũng quyết định đến Sóc Sơn một lần để trải nghiệm cái “Tết lại” độc đáo, một trong những nguyên nhân góp níu giữ chân anh.

ba tet di khong bang mot tet lai
Cờ người, trò chơi dân gian không thể thiếu trong mỗi độ xuân về

Tục Tết lại đã được truyền từ bao đời nay ở nhiều nơi thuộc Sóc Sơn, nhưng mỗi nơi tổ chức một ngày riêng, rải rác khắp các ngày từ mùng 8 đến 23 tháng Giêng Âm lịch. Tại xã Minh Phú, dù ngày 19 mới là Tết lại của làng Minh Phú, nhưng không khí Tết đã tràn về từ 2 hôm trước. Nhà anh Phạm Quang Sơn (thôn Thanh Trí) đã tất bật luộc bánh chưng, mổ gà, mổ lợn làm cỗ từ hôm 17, 18. Anh bảo: “Theo quan niệm của người làng, Tết càng nhiều khách đến nhà chơi thì tài lộc đến càng nhiều, năm nào nhà tôi cũng mời hết thảy anh em bạn bè nên thành ra đông khách lắm, phải chuẩn bị trước 2 ngày mới kịp”.

Năm nay, khác với mọi năm, do điều kiện kinh tế có phần khấm khá hơn, nhà anh gói hơn 20 cái bánh chưng, thịt 4 con gà, bày khoảng 20 mâm cỗ ăn Tết lại. Con lợn nhà nuôi hơn một năm, anh để dành tận Tết lại mới đem ra ngả cỗ, mời khách. “Tết lại ở đây còn to hơn Tết đi. Tết đi nhà nào cũng có, nhưng Tết lại mỗi làng tổ chức một ngày, nên nó là cơ hội để làng này mời làng kia ăn uống, giao lưu”, anh chia sẻ.

Đặc biệt, trong dịp Tết này trẻ con trong làng cũng được phép mời bạn bè của mình về nhà ăn cỗ. Chúng được sắp xếp ngồi một mâm riêng, ăn uống linh đình như những người lớn thực thụ. Lạ lùng thay, ngày Tết lại, khách đến ăn Tết dù quen hay lạ, hàng chục người hay chỉ có một người, chủ nhà vẫn dọn cơm, mời chào nhiệt tình. Chủ - khách cùng ngồi chung một mâm, uống với nhau chén rượu, hỏi thăm gia cảnh, tâm sự chuyện làm ăn, nhà cửa… như những người bạn lâu năm. Người dân Sóc Sơn bảo, Tết lại là dịp kết bạn giữa các làng cũng vì lẽ đó.

Lệ tục từ nghìn đời xưa truyền lại

Giữa tháng Giêng, vùng đất Sóc Sơn vui như trẩy hội, nhà nào nhà nấy tất bật hối hả chuẩn bị đón cái Tết lớn nhất năm. Lân la hỏi thăm lớp trẻ trong làng, chẳng ai biết nguồn gốc của Tết lại có từ đâu, họ chỉ biết đó là tục lệ từ thời ông cha để lại, từ lâu đã thành lệ, con cháu cứ thế mà làm. Vài bậc cao niên cho rằng Tết lại bắt nguồn từ sự kiện vua Quang Trung đánh giặc Thanh, giải phóng kinh thành Thăng Long. Trước khi tiến vào giải phóng Thăng Long, vua Quang Trung đã mở tiệc khao quân ở Tam Điệp.

Hôm đó là ngày 30 Tết Kỷ Dậu (25/1/1789). Vua bảo kín với các tướng rằng: “Ta với các ngươi hãy tạm sửa lễ ăn tết Nguyên đán trước đã. Hẹn đến năm mới, mùng 7, thì vào thành Thăng Long, sẽ mở tiệc lớn. Các ngươi hãy ghi nhớ lời ta xem có đúng không?”. Nhưng chỉ đến ngày mồng 5 Tết, vua Quang Trung đã tiến quân vào thành, giải phóng kinh đô. Ngay sau khi giải phóng thành Thăng Long, người dân ổn định lại cuộc sống, thực hiện lời hẹn của mình, vua Quang Trung đã cho binh sĩ và nhân dân ăn Tết lại để có một cái Tết trọn vẹn.

Theo ông Nguyễn Văn Tý (làng Tuyền, Xã Đông Xuân) một cao niên đam mê sưu tầm các tư liệu văn hóa, lịch sử làng, xã, câu chuyện về vua Quang Trung cũng có thể là một cơ sở để giải thích về tục ăn Tết lại. Tuy nhiên, theo ông, Tết lại ở Sóc Sơn đã có từ thời Hùng Vương, cách triều đại vua Quang Trung hàng nghìn năm. “Tết lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại” – ông Tý cho biết thêm.

Lại có cách giải thích khác về phong tục ăn Tết lại là trước đó, người dân thành Thăng Long đã chuẩn bị ăn Tết với đầy đủ các thứ vật phẩm. Nhưng do phải chạy giặc Thanh, họ chỉ đem được rất ít, còn bánh chưng, phần lớn phải vứt xuống ao. Khi kinh thành được giải phóng, họ trở về và thử vớt bánh lên, thấy vẫn còn thơm ngon.

Dân chúng cảm tạ thần linh đã giúp vua Quang Trung đánh tan giặc Thanh, giải phóng Kinh đô, cho họ được mở tiệc ăn Tết tại nhà. Từ đó, ở nhiều nơi, nhiều nhà giữ lại cách thức ngâm bánh chưng xuống ao, xuống giếng nước, sau vớt lên ăn Tết lại. Nếu không thì gói đợt bánh khác để ăn tới tận rằm tháng Giêng, có khi tới tận cuối tháng Giêng, gọi là tục ăn Tết lại.

Tò mò hỏi lý do tại sao mỗi làng có một ngày Tết lại khác nhau mà không phải tất cả cùng ăn Tết lại một ngày thì các cụ cũng lắc đầu, vì câu chuyện cũng chỉ được nghe người đời trước kể lại vậy thôi. Theo ông Nguyễn Văn Tý (làng Tuyền, Xã Đông Xuân) một cao niên đam mê sưu tầm các tư liệu văn hóa, lịch sử làng, xã, câu chuyện về vua Quang Trung cũng có thể là một cơ sở để giải thích về tục ăn Tết lại.

Tuy nhiên, theo ông, Tết lại ở Sóc Sơn đã có từ thời Hùng Vương, cách triều đại vua Quang Trung hàng nghìn năm. “Tết lại là Tết bà con trong, ngoài làng gặp gỡ, giao lưu, cùng nhau ăn bữa cơm, thăm hỏi chuyện gia đình, đồng áng, cùng chúc nhau một năm nhiều tài lộc, may mắn… là kết tinh văn hóa, ẩm thực, thể thao ngàn xưa truyền lại” – ông Tý cho biết thêm.

Do điều kiện lịch sử trong suốt nhiều năm tết này bị mai một, nhưng hiện nay Tết ở Sóc Sơn được phục hồi gần như cũ và đầy đủ hơn về mặt vật chất. Tuy nhiên, hình ảnh những con người mộc mạc xưa cũ, những trò chơi dân gian vốn được ưa chuộng một thời đang dần dần vắng bóng, điều này khiến cho những người nhiều hoài niệm như ông cảm thấy có phần tiếc nuối.

T.Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động