APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi

Trước thềm Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 từ ngày 6-11.11, Chủ tịch Nước Trần Đại Quang đã có bài viết quan trọng với nhan đề: "APEC Việt Nam 2017 - Vun đắp tương lai chung trong một thế giới đang chuyển đổi". Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Người dân Đà Nẵng dọn vệ sinh, khắc phục hậu quả mưa bão, đón APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi APEC: Báo chí Argentina đánh giá những thành tựu của Việt Nam
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Chủ tịch UBND Đà Nẵng gửi thư kêu gọi nhân dân chung tay khắc phục mưa bão để kịp đón APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Đà Nẵng thí điểm ứng dụng Chatbot phục vụ du khách nhân dịp APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Bộ Công an: Đảm bảo tuyệt đối an ninh Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi Việt Nam đã sẵn sàng đón tiếp lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC
apec viet nam 2017 vun dap tuong lai chung trong mot the gioi dang chuyen doi
Chủ tịch Nước Trần Đại Quang. Ảnh: Chinhphu.vn

Cách đây 28 năm, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được thành lập. Từ đó đến nay, APEC ngày càng vươn lên mạnh mẽ, khẳng định vai trò là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực. Trong một thế giới toàn cầu hóa đầy biến động và một Châu Á - Thái Bình Dương phát triển năng động, APEC đang đứng trước những thời cơ, thuận lợi cũng như phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức mới.

Trên cương vị chủ nhà APEC 2017, Việt Nam có trọng trách cùng các thành viên biến quyết tâm của các nhà lãnh đạo APEC thành những kết quả cụ thể, đưa APEC đến gần hơn với người dân và cộng đồng doanh nghiệp, qua đó hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược về một cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.

APEC trong thập niên phát triển thứ ba: Thành tựu và dấu ấn

Sự ra đời của APEC năm 1989, đúng vào thời điểm thế giới đang trải qua những biến chuyển sâu sắc, mở ra một trang mới trong lịch sử hợp tác kinh tế của Châu Á - Thái Bình Dương, đưa khu vực từ chỗ bị chia cắt thành một thị trường ngày càng gắn kết, hướng tới mục tiêu chung nâng cao mức sống của người dân và sự phát triển thịnh vượng.

Với tinh thần hợp tác đồng thuận, tự nguyện, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau, APEC là khuôn khổ hợp tác thiết thực để các nền kinh tế thành viên tăng cường đối thoại, hiểu biết lẫn nhau, góp phần quan trọng duy trì môi trường hòa bình, ổn định và phát triển của Châu Á - Thái Bình Dương. Bởi vậy, các nền kinh tế thành viên, dù phát triển hay đang phát triển, luôn coi khu vực và Diễn đàn này là ưu tiên hàng đầu trong chiến lược toàn cầu của mình.

Trải qua những thăng trầm của kinh tế thế giới, APEC đã không ngừng chứng tỏ sức sống mạnh mẽ và tính tự cường, cũng như vai trò là động lực then chốt của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu. Sức sống đó không chỉ bắt nguồn từ lực lượng lao động trẻ dồi dào và nguồn tài nguyên phong phú. Quan trọng hơn, đó là quyết tâm chính trị và nỗ lực tự thân của các thành viên trong thúc đẩy đổi mới và cải cách.

Những thành tựu đó cùng các bước tiến APEC đạt được trong tiến trình tự do hóa thương mại và đầu tư, mà việc thực hiện các Mục tiêu Bô-go là một điển hình, đã góp phần khẳng định vai trò của APEC là cơ chế hợp tác kinh tế hàng đầu khu vực, đóng góp gần 60% GDP và 50% thương mại toàn cầu.

APEC còn chứng tỏ vai trò tiên phong trong việc khởi xướng ý tưởng và nỗ lực định hướng, điều phối các liên kết kinh tế khu vực. Nhiều liên kết kinh tế quy mô lớn đã bắt nguồn từ APEC và các thành viên APEC. Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Khuôn khổ Đối tác toàn diện kinh tế khu vực (RCEP) là những minh chứng sống động.

Các thành viên APEC cũng đang triển khai các kế hoạch chung về kết nối, tạo thuận lợi trong việc đi lại của doanh nhân, tăng cường đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng… Liên kết kinh tế APEC nhờ đó ngày càng sâu rộng và đóng góp thiết thực hơn vào việc củng cố các giá trị và vai trò của hệ thống thương mại đa phương.

Có thể nói, qua gần ba thập niên hình thành và phát triển, APEC đã từng bước khẳng định vai trò không thể thiếu trong cấu trúc kinh tế toàn cầu, góp phần cùng các cơ chế hợp tác đa phương khác, trong đó có Cộng đồng ASEAN, các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, các sáng kiến kết nối, chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu ở khu vực, kiến tạo hòa bình, phát triển và thịnh vượng của Châu Á - Thái Bình Dương.

APEC trước thời cơ và thách thức của một thế giới đang chuyển đổi

Châu Á - Thái Bình Dương hiện đứng trước những thời cơ to lớn để phát triển và liên kết kinh tế nhờ tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đặc biệt là công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, Internet kết nối vạn vật… Sự tùy thuộc lẫn nhau và gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia trong khu vực, cũng như nhu cầu xử lý các thách thức toàn cầu, mở ra những cơ hội mới để các nền kinh tế thành viên tăng cường hợp tác, liên kết.

Tuy nhiên, xu thế chậm lại của tiến trình liên kết kinh tế quốc tế; những rủi ro trung và dài hạn mà kinh tế thế giới đang phải đối mặt dù đà phục hồi ngày càng vững chắc cùng với sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ thương mại, khoảng cách giàu nghèo, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống… làm cho môi trường an ninh và phát triển của khu vực bất định và khó dự báo hơn bao giờ hết.

Trong tình hình đó, thách thức đặt ra hiện nay mà Việt Nam và các nền kinh tế thành viên khác đang đối mặt là phải tiếp tục kiên định các mục tiêu, giá trị và cam kết mà APEC theo đuổi. Đó là tiếp tục thúc đẩy tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư; ủng hộ các giá trị của hệ thống thương mại đa phương mở, hợp tác trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và tôn trọng lẫn nhau; nỗ lực hơn nữa vì một Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định và thịnh vượng, trong đó mọi người dân và các thành phần kinh tế đều có cơ hội bình đẳng để đóng góp và thụ hưởng thành quả của tăng trưởng và liên kết kinh tế.

Bên cạnh các thách thức nêu trên là những thời cơ, thuận lợi mới. Trên nền tảng những thành tựu đạt được từ khi thành lập, APEC đang có những điều kiện tốt nhất để có thể đóng góp tích cực hơn vào việc duy trì Châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.

Nhiều thành viên chủ chốt của APEC đã, đang và sẽ tiếp tục là những trung tâm kinh tế, thương mại và công nghệ hàng đầu thế giới trong những thập niên tới.

Hơn 150 hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương mà các thành viên APEC đang tham gia và triển khai, gồm cả nỗ lực hướng tới hình thành Khu vực thương mại tự do Châu Á - Thái Bình Dương (FTAAP), hứa hẹn mở ra những tiềm năng to lớn về thị trường, công nghệ, nguồn lực tài chính cho khu vực.

APEC cũng có thuận lợi để phát huy vai trò trong cục diện quốc tế đa tầng nấc nhờ các nguyên tắc hợp tác linh hoạt, không ràng buộc và thực thi trên cơ sở tự nguyện, giúp các thành viên dễ tìm được tiếng nói và đồng thuận chung, cả trên một số vấn đề còn có khác biệt.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, việc chuyển hóa được các thách thức và tranh thủ hiệu quả các thời cơ còn phụ thuộc vào quyết tâm và nỗ lực của các thành viên APEC.

APEC Việt Nam 2017: Chung tay vun đắp tương lai APEC

Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế diễn ra trong khuôn khổ Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng - thành phố biển tươi đẹp, hiện đại, năng động và mến khách - có sứ mệnh quan trọng tạo động lực mới cho hợp tác, liên kết và tăng trưởng của APEC.

Đây cũng là dịp để các thành viên APEC làm sâu sắc hơn và nâng tầm quan hệ hợp tác, hướng tới xây dựng một Quan hệ đối tác Châu Á - Thái Bình Dương phát triển bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.

Trên tinh thần xây dựng, hợp tác cùng có lợi và với chủ đề “Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”, lãnh đạo các nền kinh tế APEC sẽ thảo luận các định hướng cho Diễn đàn trên những vấn đề then chốt sau:

Thứ nhất, khơi dậy động lực mới cho tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm của các nền kinh tế APEC. Các động lực đó cần gắn với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư; trang bị cho người lao động những kỹ năng làm việc trong môi trường số; đẩy mạnh cải cách cơ cấu; khai phá tiềm năng sáng tạo, khởi nghiệp và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.

Các thành viên cũng cần hướng tới xây dựng một cộng đồng APEC tự cường và bao trùm, phát triển đô thị - nông thôn bền vững, bảo đảm an ninh lương thực, nước và năng lượng, giảm thiểu rủi ro thiên tai, tăng quyền năng kinh tế cho phụ nữ và tạo thuận lợi hơn cho các nhóm người dễ bị tổn thương. Những nỗ lực này sẽ góp phần đưa chất lượng tăng trưởng của APEC lên một tầm cao mới.

Thứ hai, đẩy mạnh tự do hóa thương mại, đầu tư và tăng cường kết nối khu vực. Đẩy nhanh hoàn tất các Mục tiêu Bô-go vào năm 2020, tăng cường liên kết, kết nối khu vực sâu rộng và hướng tới hình thành FTAAP để gắn kết chặt chẽ hơn các nền kinh tế và doanh nghiệp APEC với dòng chảy thương mại và đầu tư Châu Á - Thái Bình Dương. APEC cũng cần tiếp tục thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương mở, minh bạch, không phân biệt đối xử và mang tính bao trùm.

Thực tiễn thương mại thế giới cũng đòi hỏi các thành viên tăng cường hợp tác trên các vấn đề chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, thương mại điện tử…, tiếp tục nâng cao năng lực và hài hòa chính sách. Đây là những tiền đề quan trọng để Diễn đàn tiếp tục khẳng định vai trò đầu tàu liên kết kinh tế trong cục diện quốc tế đa tầng nấc.

Thứ ba, đóng góp vào việc củng cố vai trò lãnh đạo của APEC trong quản trị kinh tế toàn cầu và ứng phó với các thách thức chung. Nâng cao khả năng thích ứng trước những biến động của thời cuộc, đi đầu cải cách, đổi mới, sáng tạo và nâng cao hiệu quả hợp tác để mang lại lợi ích thiết thực hơn cho người dân và các doanh nghiệp trong khu vực.

APEC cũng cần góp phần tích cực triển khai các cam kết toàn cầu, đặc biệt là các Mục tiêu đến năm 2030 của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững và Thỏa thuận Parí về biến đổi khí hậu.

Thứ tư, để chuẩn bị cho APEC bước vào thập niên phát triển thứ tư, chúng ta cũng cần thảo luận các bước đi để xây dựng Tầm nhìn chiến lược cho Diễn đàn sau năm 2020. Tầm nhìn đó cần gắn với việc đưa APEC đi đầu trong việc thúc đẩy liên kết, kết nối, tăng trưởng chất lượng, bền vững và bao trùm; đẩy mạnh cải cách cơ cấu, kinh tế số, kinh tế mạng, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, thu hẹp khoảng cách phát triển… Đây chính là những nhu cầu phát triển nội tại của các nền kinh tế thành viên và xu thế chung của hợp tác quốc tế trong thế kỷ 21.

Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của sự gắn bó giữa Việt Nam với APEC, trong suốt gần 20 năm qua, Việt Nam đã luôn nỗ lực đóng góp tích cực và có trách nhiệm vào các quan tâm chung của Diễn đàn. Bước vào giai đoạn đổi mới đồng bộ và toàn diện, với việc đăng cai tổ chức Năm APEC 2017, Việt Nam mong muốn tiếp tục khẳng định chủ trương đa dạng hóa, đa phương hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, là bạn và đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế, phấn đấu cùng các nền kinh tế thành viên vun đắp cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương hòa bình, ổn định, năng động, gắn kết và thịnh vượng.

GS. TS. Trần Đại Quang

Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Nước CHXHCN Việt Nam

Chủ tịch Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25

Theo B.Q.T/Lao động

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Chú trọng các phong trào thi đua hướng về đoàn viên, người lao động

Chú trọng các phong trào thi đua hướng về đoàn viên, người lao động

Thời gian qua, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Chương Mỹ đã triển khai tích cực, hiệu quả các phong trào thi đua, nhiều đoàn viên, người lao động hăng hái lao động sản xuất và có những sáng kiến, sáng tạo đem lại giá trị làm lợi lớn cho đơn vị, doanh nghiệp.
Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Người trong cuộc kể lại thời khắc lịch sử sau nửa thế kỷ thống nhất đất nước

Ngày 9/4, tại Hội trường Bảo tàng Hà Nội, đã diễn ra chương trình giao lưu gặp mặt nhân chứng lịch sử với chủ đề "Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng" kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
LĐLĐ huyện Thạch Thất: Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

LĐLĐ huyện Thạch Thất: Linh hoạt, sáng tạo vì lợi ích người lao động

Xác định chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là yếu tố then chốt để giữ chân người lao động, từ đầu năm đến nay, các cấp Công đoàn huyện Thạch Thất đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động phúc lợi cho người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, thúc đẩy lao động, sản xuất phát triển bền vững.
LĐLĐ quận Hoàng Mai tuyên dương CNVCLĐ tiêu biểu tại Quảng trường Ba Đình

LĐLĐ quận Hoàng Mai tuyên dương CNVCLĐ tiêu biểu tại Quảng trường Ba Đình

Ngày 9/4, tại Quảng trường Ba Đình, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai tổ chức Lễ báo công dâng Bác; tuyên dương 99 “Công nhân giỏi”, 33 “Lao động giỏi”, 21 “Sáng kiến sáng tạo” và 27 “Nhà giáo Hoàng Mai tâm huyết sáng tạo”. Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội Lê Đình Hùng tham dự buổi lễ.
Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Tạo cơ hội phát triển hơn nữa cho văn hóa, du lịch của Thủ đô

Thời gian qua, Hà Nội đã và đang tập trung triển khai nhiều giải pháp nhằm quảng bá văn hóa, du lịch của Thủ đô. Việc thành lập các khu phát triển thương mại và văn hóa; trung tâm công nghiệp văn hóa sẽ phát huy được lợi thế, có thêm nhiều thuận lợi để Hà Nội phát triển các sản phẩm làng nghề. Hoạt động du lịch trên địa bàn được tổ chức bài bản hơn vừa góp phần quảng bá hình ảnh, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.
Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ra mắt kênh tiếp nhận đề xuất các sản phẩm, giải pháp mới về công nghệ, chuyển đổi số

Ngày 9/4, Bộ Khoa học và Công nghệ chính thức công bố, ra mắt Cổng thông tin điện tử sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Đây là một sự kiện quan trọng nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, góp phần thúc đẩy hệ sinh thái khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Tin khác

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Đề xuất “nới lỏng” chính sách cho nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch đã đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định về trở lại quốc tịch Việt Nam. Theo đó, tất cả các trường hợp đã mất quốc tịch Việt Nam có đơn xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì có thể được xét trở lại quốc tịch Việt Nam.
Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 1/5/2025

Sáng 9/4, tại phiên họp thường kỳ tháng 3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã nghe và cho ý kiến vào dự thảo Đề án hợp nhất Báo Nghệ An và Đài Phát thanh - Truyền hình Nghệ An.
TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

TP.HCM: Xin cấp phép bắn pháo hoa dịp lễ 30/4

Dự kiến Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức bắn pháo hoa trong chuỗi các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Sửa Luật Cán bộ, công chức: Đề xuất bỏ quy định về ngạch công chức

Theo dự thảo Luật, hệ thống vị trí việc làm của công chức được xếp theo thứ bậc căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ, chức danh, bản mô tả công việc và cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Đặt tên đơn vị hành chính mới: Không chỉ là danh xưng

Một trong những vấn đề được người dân quan tâm là sau khi bỏ cấp quận, huyện, thị xã; sáp nhập xã, phường thì các tên phường, xã mới sẽ đặt như thế nào? Và theo tiêu chí nào?
Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương

Sáng 7/4 (10/3 âm lịch), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng (thành phố Việt Trì, Phú Thọ), Chủ tịch nước Lương Cường cùng lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, các địa phương tham gia Lễ dâng hương, hoa, lễ vật Giỗ Tổ Hùng Vương.
TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

TP.HCM: Sẽ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ Kỷ niệm, diễu binh, diễu hành và các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn cơ quan Thi hành án dân sự

Cho rằng việc sắp xếp tinh gọn bộ máy lần này là dịp để cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Thứ trưởng Mai Lương Khôi yêu cầu các cơ quan Thi hành án dân sự địa phương phải có đánh giá một cách toàn diện, từ đó chủ động đưa ra các phương án sắp xếp kiện toàn.
Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Hà Nội: Sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã phải bảo đảm không gian phát triển

Về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong cho biết, Ban Chỉ đạo Thành ủy đã giao Đảng ủy UBND Thành phố chủ trì công việc này, phương án sắp xếp phải bảo đảm vừa đúng chỉ đạo của Trung ương, vừa giữ được những đặc trưng văn hóa, lịch sử của Thủ đô, đồng thời, bảo đảm không gian phát triển tốt nhất gắn với quy hoạch cho từng địa phương.
Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội thông tin dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội Trần Đình Cảnh đã báo cáo Dự thảo Phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn Thành phố. Dự thảo do Sở Nội vụ tiến hành xây dựng, căn cứ văn bản chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và thực hiện chỉ đạo của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội.
Xem thêm
Phiên bản di động