“Áp lực” khi làm một game show tử tế
Ca sĩ Quang Linh, Cẩm Ly sẽ ngồi “ghế nóng” trong game show nhí | |
Game show trong cuộc chiến giành rating |
Tiếu lâm tứ trụ. Ảnh: NSX |
Khi nghệ sĩ không thể “ngồi chung mâm”
Chiếm 50% thành công hầu hết các chương trình hiện nay, đó là vị trí giám khảo, ban bình luận, hay khách mời - một yếu tố không thể thiếu để lôi kéo khán giả, và cũng là công thức ăn sâu trong tất cả các chương trình, game show mang tính giải trí dành cho khán giả trong suốt thời gian qua. Cân nhắc chọn một nghệ sĩ vào ghế giám khảo có sự ảnh hưởng cực kỳ lớn đến cả quy trình làm nên ý tưởng chung cho từng mùa giải. Tiêu chí, ý tưởng và định hướng theo mùa của game show đã mang đến áp lực chọn lựa nghệ sĩ tham gia.
Năm 2016, “Giọng hát Việt” có 4 huấn luyện viên đó là ca sĩ Thanh Lam, Hồ Quỳnh Hương, Tùng Dương và nhạc sĩ Dương Khắc Linh, khán giả dễ dàng hình dung một cuộc thi nghiêng hẳn về dòng nhạc sở trường của 3 ca sĩ hàng đầu này. Năm nay, “Giọng hát Việt” thật khó, khi quân bình đội ngũ huấn luyện viên cùng với nhu cầu đổi mới. Định hướng trẻ trung, mới mẻ đã tạo áp lực cho việc lựa chọn này, ít nhiều giải thích lý do tại sao có bộ ba gương mặt trẻ là Noo Phước Thịnh, Đông Nhi và Tóc Tiên bên cạnh đàn chị kỳ cựu Thu Minh. Ngay khi công bố dàn HLV, giám đốc âm nhạc Hồ Hoài Anh đã khẳng định ngay là “Giọng hát Việt” mùa 2017 gần như không có chỗ cho những thí sinh có sở trường dòng nhạc Bolero.
Trong đội hình giám khảo của chương trình “Bạn là ngôi sao”, có hai giám khảo chính là Hồ Quỳnh Hương và Dương Khắc Linh, một giám khảo tạm gọi là “linh hoạt” là ca sĩ Hồ Ngọc Hà, và thế vào vị trí đó khi ca sĩ Hồ Ngọc Hà vắng mặt là các giám khảo khách mời. Câu hỏi đã được đặt ra cho BTC là liệu có phù hợp, hay tạo ra sự chênh lệch về chuyên môn khi Hari Won cùng ngồi ghế giám khảo với nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp. Áp lực làm sao cân bằng được tính chuyên môn và giải trí trong một chương trình - đòi hỏi cực kỳ cao hiện nay. Rõ ràng, những điều khán giả số đông thích chưa hẳn phù hợp, và tiêu chí chuyên môn đưa ra ở một chương trình không hẳn chỉ có giải trí.
Ở vị trí của các nghệ sĩ, người nổi tiếng khi được chọn “đặt để” gần nhau không chỉ phụ thuộc họ là ai, thuộc lĩnh vực nào mà còn là thích hay không thích hoàn toàn ở tâm lý cá nhân. Ngay sau vụ thương lượng ghế giám khảo bất thành trong mùa 2 của “Gương mặt thương hiệu – The Face” giữa Hồ Ngọc Hà, nhà sản xuất và diễn viên Minh Hằng, chính là lùm xùm về vị trí giám khảo của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong chương trình “Tôi có thể”. Phía BTC “Tôi có thể” chia sẻ thông tin rằng do không thể hoàn tất được hợp đồng với ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nên đã thay thế bằng giám khảo là diễn viên Kim Lý. Tuy nhiên, ở hậu trường, lại có không ít dư luận cho rằng, Phương Thanh và Đàm Vĩnh Hưng đã không thể ngồi chung với nhau ở vị trí này ngay từ ban đầu, vì cả hai đã có scandal không hề nhỏ.
Hay tính “hợp cạ” và “ăn ý” trong quá trình dẫn dắt đưa đến thành công của một game show tạo áp lực lên việc chọn không chỉ 1 nghệ sĩ, có khi rất nhiều nghệ sĩ. Ví dụ, sự thay đổi từ cặp đôi Hoài Linh – Việt Hương thành Hồng Đào – Vân Sơn trong chương trình “Người bí ẩn” cũng là một ví dụ... Tất cả đều cùng mong muốn làm sao, game show đáp ứng được 2 tiêu chí chính là chuyên môn và giải trí. Vừa thỏa mãn tính hiếu kỳ của khán giả, đồng thời, đảm bảo sự thuyết phục khi đưa ra một kết quả chung cuộc, quyết định thành bại của chương trình.
Nhà tài trợ còn đủ sức chi phối?
Cùng với cuộc chạy đua ý tưởng mới, chính là cuộc chạy đua ngầm về kinh phí sản xuất của một chương trình giải trí hiện nay. Đó là con số giải thưởng ấn tượng, giám khảo phải hoành tráng, đủ các tên tuổi lớn trên thị trường, đầu tư sân khấu càng hoành tráng càng tốt. Vì vậy, một nhà tài trợ xuất hiện ngay trên sân khấu các game show là điều dễ hiểu, có khi là cơ hội sóng còn của không ít nhà sản xuất chương trình. Nhưng với áp lực từ phía khán giả ngày càng cao, vị trí của một nhà tài trợ còn đủ sức chi phối đến đâu, giới hạn của họ như thế nào đã thể hiện khá rõ qua hàng loạt các game show thành công cũng như thất bại trong suốt thời gian vừa qua.
Hai trong số những nhà sản xuất chương trình lớn, mới nổi trong khoảng 5 năm trở lại đây là Khang Media và Điền Quân. Hai nhà sản xuất nắm giữ hàng loạt các chương trình như: Ngôi sao Phương Nam, Tình Bolero, Solo cùng Bolero, Hát cùng mẹ yêu, Thách thức danh hài, Hát mãi ước mơ, Mặt nạ ngôi sao, Thần tượng tương lai... Liệu nhà tài trợ có quyết định giám khảo trong hầu hết các chương trình mà nhà sản xuất thực hiện hay không, cũng như có không sự can dự để làm sao quảng cáo sản phẩm ngay trong các tiết mục trình diễn? Dễ dàng nhận ra, nhà tài trợ chỉ còn đủ sức áp lực lên tiêu chí chung toàn chương trình, tức là mang tinh thần phù hợp với slogan của thương hiệu hơn là giới thiệu thương hiệu cụ thể trong tiết mục như cách làm trước đây.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, áp lực về việc sự xuất hiện của những gương mặt đại diện thương hiệu trong chương trình là vẫn còn tồn tại. Điều này phần nào trả lời cho câu hỏi, tại sao siêu mẫu Thanh Hằng lại không xuất hiện trong “The Face” như mong đợi của khán giả, hay Tóc Tiên tham gia khá nhiều chương trình mỗi khi hãng điện thoại mà cô làm gương mặt quảng cáo cho một dòng sản phẩm trở thành nhà tài trợ chính. Đương nhiện, đây là quyền lợi mà một nhà tài trợ hoàn toàn có quyền đòi hỏi ở chương trình mà họ tham gia, nhưng ngược lại, việc chi phối của các nghệ sĩ danh tiếng cũng không hề nhỏ đã làm nên nhiều scandal trong suốt thời gian vừa qua.
Và một hướng đi gần như khác hẳn của các nhà tài trợ chính là xây dựng thương hiệu từ sự thành công của một chương trình mà họ tham dự hơn là can dự vào kết quả chung cuộc. Đây chính là mấu chốt giúp cho nhiều nhà sản xuất thoáng hơn trong cách xây dựng ý tưởng, từng tiết mục và lựa chọn người trao giải quán quân vừa được lòng khán giả vừa đảm bảo về mặt chuyên môn.
Trong một cuộc chơi lớn, đã có vài nhà sản xuất gần như không có một logo nhà tài trợ nào trong chương trình của mình, đó chính là Jet Studio với hàng loạt game show thành công như: Hãy nghe tôi hát, Sao nối ngôi, Tiếu lâm tứ trụ...và sắp tới đây lên sóng phiên bản Tiếu lâm tứ trụ nhí, cho thấy áp lực từ nhà tài trợ không còn đủ lớn để chi phối kết quả, hay làm “biến chất” một chương trình dành cho khán giả. Điều quan trọng, chính ở sự lựa chọn làm sao phù hợp nhiều yếu tố để ngày một nâng cao chất lượng chương trình truyền hình hiện nay.
Theo
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Văn hóa 23/11/2024 15:18
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01