Xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm

Ẩn họa từ những bãi tập kết vật liệu… “chui”

Thời gian qua, hoạt động tại các bãi trung chuyển, tập kết vật liệu xây dựng (VLXD) trái phép ở bến Lời, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm  khiến  môi trường khu vực này ô nhiễm, gây mất an ninh trật tự (ANTT) địa bàn.
Tổng kiểm tra xe quá tải, xe vi phạm kiểm định
Nghệ An mở đợt cao điểm kiểm soát tải trọng xe các tuyến đường bộ
Hà Nội kiên quyết xử lý xe chở vượt tải trọng đi trên đê
Loạn bến xe “dù”
Xử lý xe quá tải, quá khổ: Cần mạnh tay hơn nữa

Xe quá tải phục vụ bến “chui”

Dải đất ven sông Đuống khu vực bến Lời nhiều năm qua, đã trở thành các bãi tập kết, trung chuyển VLXD với quy mô lớn. Nhiều bãi hoạt động rầm rộ ngày đêm. Tuy nhiên, không phải bãi nào cũng được cơ quan chức năng cấp phép hoạt động. Qua tìm hiểu, tại khu vực này, hiện có 3 doanh nghiệp (DN) được Nhà nước cho thuê đất để làm nơi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng gồm: Công ty TNHH kinh doanh vật tư và vận chuyển Hà Trang, Công ty TNHH đầu tư xây dựng An Thịnh, Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng Gia Lâm. Để phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, các công ty còn tiến hành đổ đất lấn ra lòng sông để xây dựng các mố cẩu nhằm mục đích bốc, dỡ các loại hàng hóa từ thuyền lên bến bãi. Sau khi lấy hàng xong, các xe tải từ bến Lời theo đường Ỷ Lan, hoặc đường đê sông Đuống (đoạn qua địa bàn xã Đặng Xá) chuyển đến các địa phương. Hai đoạn đường này đều được các cơ quan chức năng cắm biển hạn chế tải trọng.

Ẩn họa từ những bãi tập kết vật liệu… “chui”
Một bãi tập kết vật liệu tại bến Lời
Tại bến Lời, không chỉ xảy ra tình trạng bến chui, xe quá tải gây bức xúc dư luận địa phương mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất ANTT. Cuối tháng 11/2015, phóng viên đã từng chứng kiến một vụ tranh chấp bến bãi tại bến Lời. Tại đây, hai hộ gia đình đã tranh chấp trong việc mua bán, chuyển nhượng lại một phần diện tích đất của Cty An Thịnh để làm bãi tập kết, trung chuyển VLXD. Nhiều đối tượng tự xưng là thương binh và một số đối tượng xã hội đen đã tập trung đòi quyền sử dụng bến.

Theo ghi nhận của phóng viên, các xe lấy hàng từ bến Lời chủ yếu là các loại xe lớn có tải trọng lên tới vài chục tấn. Rất nhiều xe đã cơi nới thùng hàng để chở quá tải. Mặc dù vậy, các xe vẫn ung dung đi vào hai tuyến đường trên bất chấp các biển hạn chế tải trọng. Điều đáng nói, trên tuyến đường Ỷ Lan, có nhiều trường học và là nơi đông dân cư sinh sống. Việc các loại xe quá tải đi vào tuyến đường này tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông gây bức xúc dư luận.

Về vấn đề này, lãnh đạo UBND xã Đặng Xá cho biết: “Một số DN sử dụng bến Lời để vận chuyển nhiều loại hàng hóa khác không chỉ riêng VLXD. Trong một số kỳ tiếp xúc cử tri, người dân cũng phản ánh tình trạng xe quá tải chạy thường xuyên làm ảnh hưởng đến cuộc sống của họ”. Ngày 11/9/2015, UBND xã Đặng Xá đã có văn bản gửi UBND huyện Gia Lâm và một số cơ quan chức năng về việc xử lý xe quá khổ, quá tải trên địa bàn xã... Hiện nay trên tuyến đường Ỷ Lan và đê hữu tuyến sông Đuống đoạn qua địa bàn xã Đặng Xá, tình trạng xe quá khổ, quá tải chạy quá tốc độ thường xuyên hoạt động làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông, an toàn về đê điều và vệ sinh môi trường gây bức xúc trong nhân dân.

Để đảm bảo an toàn giao thông, an toàn đê điều và vệ sinh môi trường trên địa bàn xã Đặng Xá, UBND xã Đặng Xá đề nghị UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các phương tiện vi phạm theo đúng quy định.

Doanh nghiệp “phớt lờ” chỉ đạo của huyện?

Theo UBND huyện Gia Lâm, tại khu vực bến Lời hiện có 6 vị trí của 3 công ty đang được sử dụng làm bãi chứa, trung chuyển vật liệu xây dựng, trong đó có 4 vị trí đã có hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giấy đăng ký kinh doanh, giấy phép bến thủy nội địa. Cụ thể, một điểm của Công ty Hà Trang, một điểm của Công ty Gia Lâm và 2 điểm của Công ty An Thịnh. Hai vị trí khác của Công ty Hà Trang chưa có hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, chưa có bản cam kết bảo vệ môi trường, giấy phép bến thủy nội địa.

Đối với 4 vị trí đã có hợp đồng thuê đất với cơ quan Nhà nước và giấy phép bến thủy nội địa, yêu cầu chủ đầu tư sử dụng đất đúng các nội dung trong hợp đồng, tuân thủ các quy định về chất tải, không được vận chuyển vật liệu xây dựng bằng xe quá tải. Đối với hai vị trí phù hợp với quy hoạch nhưng chưa hoàn thiện các thủ tục pháp lý về bến bãi và các giấy phép đảm bảo điều kiện hoạt động (của Công ty Hà Trang), yêu cầu UBND xã Đặng Xá đình chỉ hoạt động trước ngày 15/15/2015 để chủ đầu tư hoàn thiện các thủ tục theo quy định.

Về việc kiểm tra, xử lý tình trạng xe quá tải trọng, UBND huyện Gia Lâm thừa nhận có tình trạng xe vận chuyển hàng quá khổ, quá tải xuất phát từ bến Lời chạy trên các tuyến đường này để đi ra Quốc lộ 5. Từ đầu năm, UBND huyện đã chỉ đạo CA huyện Gia Lâm làm việc với các công ty, doanh nghiệp, chủ sở hữu xe có tải trọng lớn hoạt động ở bến Lời ký cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị khi tham gia giao thông. Trong thời gian qua, UBND huyện đã có nhiều văn bản chỉ đạo công an huyện kiểm tra xử lý xe quá khổ, quá tải chạy trên địa bàn xã Đặng Xá, đặc biệt là tuyến đường Ỷ Lan - bến Lời. Kết quả, từ ngày 29/7 đến 16/11/2015 các lực lượng chức năng đã kiểm tra, lập biên bản xử lý 35 trường hợp xe ô tô chở hàng vượt quá tải trọng cho phép, 8 trường hợp xe ô tô đi vào đường cấm, 7 trường hợp xe ô tô chở hàng, vật liệu xây dựng để rơi vãi khi tham gia giao thông với tổng số tiền phạt gần 150 triệu đồng.

Trong thời gian tới, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo công an huyện cùng các lực lượng chức năng phối hợp với UBND xã Đặng Xá thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các kế hoạch đã đề ra để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông tại bến Lời và các tuyến đường trên địa bàn. Đồng thời, giao phòng Tài nguyên Môi trường phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra bến bãi là nơi tập kết, trung chuyển vật liệu xây dựng tại bến Lời, kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các bến bãi đang hoạt động không đủ điều kiện theo quy định.

UBND huyện Gia Lâm đã có văn bản báo cáo UBND TP. Hà Nội và Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng theo người dân địa phương, những vi phạm tại khu vực bến Lời này vẫn đang tiếp diễn. Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc.

Liên quan đến tình trạng xử lý các bến, bãi chứa VLXD dọc sông Hồng, chiều 18/12, Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Hà Nội Vũ Hồng Khanh đã đi kiểm tra thực tế tình hình khai thác cát tại khu vực ven đê sông Hồng, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín. Tại buổi kiểm tra, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh đã yêu cầu huyện Thường Tín phối hợp với các sở, ngành của thành phố rà soát, kiểm tra ngay các bến cảng, bãi chứa VLXD ven đê, trong hành lang thoát lũ Sông Hồng để có biện pháp quản lý phù hợp đảm bảo các quy định pháp luật.

Đối với các bến bãi đã được cấp phép hoạt động, yêu cầu chủ đầu tư có biên bản cam kết không vi phạm các quy định pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai, đồng thời phải tiến hành hạ tải khối lượng VLXD theo quy định. Những bến bãi nằm trong quy hoạch, nhưng chưa được các cấp có thẩm quyền của thành phố cấp phép, phải dừng hoạt động, hoàn trả hiện trạng ban đầu để làm thủ tục xin phép mới cho hoạt động trở lại. Đặc biệt, đối với những bến, bãi VLXD nằm ngoài quy hoạch chung của thành phố, có những vi phạm về chiều cao, phạm vi mốc giới, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh yêu cầu UBND huyện Thường Tín có những biện pháp xử lý kịp thời và quyết liệt vấn đề này.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch cũng yêu cầu Sở Tài nguyên & Môi trường phối hợp với các ngành, các tỉnh thành giáp ranh xử lý nghiêm tình trạng khai thác cát trái phép dưới lòng sông gây ảnh hưởng đến hành lang đê điều, công trình thủy lợi.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hữu Hùng (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) hỏi: Bộ luật Hình sự quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay 24/12, giá dầu thế giới giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch thưa thớt trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh do lo ngại về tình trạng dư cung vào năm tới. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,6 USD/thùng, tăng 0,2%, giá dầu Brent ở mốc 73,06 USD/thùng, tăng 0,14%.
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025

(LĐTĐ) Tại các cảng hàng không trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán 2025 theo kế hoạch, Cục Hàng không Việt Nam sẽ áp dụng biện pháp tăng cường cấp độ 1 tại tất cả các cảng hàng không.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?

(LĐTĐ) Thông tin về tình hình thực hiện một số dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố, trong đó có Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Cục Thống kê thành phố Hà Nội cho biết, hơn 1 năm sau ngày khởi công hiện dự án đã giải ngân 11,6% kế hoạch vốn.
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi

(LĐTĐ) Trước tình hình dịch sởi diễn biến phức tạp, đã có 30 tỉnh thành trên cả nước xin bổ sung vắc xin và mở rộng độ tuổi là từ 6 - 9 tháng tuổi. Hiện, Bộ Y tế đang tiếp tục xây dựng kế hoạch tiêm vắc xin sởi cho trẻ trong độ tuổi này, nhằm phòng bệnh chủ động, hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Noel trong tôi

Noel trong tôi

(LĐTĐ) Tháng 12 với những cơn gió đông về, mưa rây đầy trời, mưa thả những hạt li ti và lạnh đến sắt se, ấy là ngày Noel sắp đến.

Tin khác

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

Cuối năm, tăng cường xử lý vi phạm về giao thông

(LĐTĐ) Mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Hà Nội và Công an các địa phương trên địa bàn thành phố đã đồng loạt ra quân triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, bảo đảm an ninh, trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

Xây mới, cải tạo chợ trên địa bàn Hà Nội: Công khai, minh bạch để người dân biết và giám sát

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Hà Nội sẽ đầu tư xây mới, xây dựng lại 34 chợ dân sinh và cải tạo, sửa chữa, nâng cấp 71 chợ. Thành phố yêu cầu các dự án xây mới hoặc cải tạo lại chợ phải giải quyết cơ bản được vấn đề dân sinh bức xúc, giảm khiếu nại, khiếu kiện trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về chợ. Phải công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến hoạt động đầu tư, xây dựng chợ.
Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

Công an Thanh Trì ra quân trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự dịp Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Công an huyện Thanh Trì vừa tổ chức Lễ ra quân tấn công, trấn áp tội phạm, đảm bảo an ninh trật tự trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025; ra mắt mô hình lực lượng 141 trong tình hình mới.
Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

Công an thành phố Hà Nội đảm bảo an ninh trật tự dịp cuối năm

(LĐTĐ) Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (Công an thành phố Hà Nội) đã tổ chức lễ ra quân nhằm triển khai cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm và đảm bảo an ninh trật tự, trật tự đô thị trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025. Đây là một phần quan trọng trong chiến dịch toàn diện nhằm duy trì an toàn xã hội và xây dựng hình ảnh một Thủ đô văn minh, hiện đại.
TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

TP.HCM: Kiểm tra, xử lý các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời sai quy định

(LĐTĐ) Thời gian qua trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) xuất hiện các trường hợp xây dựng sân thể thao ngoài trời, công trình có lắp dựng mái che trên đất không đúng mục đích sử dụng đất nhằm phục vụ kinh doanh dịch vụ thể thao.
Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

Vẫn khó việc quản lý con người và bố trí địa điểm kinh doanh

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến người dân về dự thảo quyết định việc sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, xe thô sơ để kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa. Tuy nhiên, đến thời điểm này không ít lãnh đạo UBND phường vẫn chưa biết quản lý con người, sắp xếp địa điểm đón trả khách ra sao như dự thảo đề cập tới.
Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

Hà Nội khảo sát, nghiên cứu cho thuê vỉa hè tại 123 tuyến phố

(LĐTĐ) Với dự thảo lần 3, đề án quản lý lòng đường, vỉa hè, thành phố Hà Nội đã đưa ra những phương hướng rõ ràng hơn trong việc lựa chọn tiêu chí và mô hình cho thuê vỉa hè.
Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

Bảo đảm trật tự đô thị dịp cuối năm

(LĐTĐ) Hà Nội là đô thị có lưu lượng người và các phương tiện tham gia giao thông đông đúc, kéo theo những vi phạm về trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Những tháng cuối năm, các địa phương trên địa bàn Thủ đô đã tăng cường công tác tuyên truyền tới người dân và quyết liệt kiểm tra, xử lý những trường hợp vi phạm.
Phát triển không gian xanh tại các đô thị

Phát triển không gian xanh tại các đô thị

(LĐTĐ) Ngày 29/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Cục Hạ tầng Kỹ thuật, Bộ Xây dựng tổ chức hội thảo: “Thiết kế công viên thuận tiện, an toàn cho mọi người và tăng khả năng chống chịu cho các đô thị Việt Nam”.
Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

Bình Dương: Sẽ bố trí hơn 34.500 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm

(LĐTĐ) Trong năm 2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương sẽ bố trí 34.515 tỷ đồng cho 236 dự án trọng điểm trên địa bàn; trong đó phân bổ ngay hơn 18.110 tỷ đồng cho các dự án đủ điều kiện theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động