Ăn gì để thức đêm xem World cup 2018 không bị mệt?
Không mua được bản quyền, VTV sẽ đưa gì về World Cup 2018? | |
Giá bản quyền World Cup 2018 ở các nước đắt hay rẻ? |
Mặc dù có rất nhiều cảnh báo về tác hại của việc thức đêm muộn như: suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, mất ngủ, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, ảnh hưởng đến thị lực và sức khỏe của làn da... Hầu hết mọi người đều ý thức được tác hại của điều này nhưng vì công việc hoặc vui chơi giải trí mà không tránh khỏi việc thức khuya.
Để những người thức khuya hoặc làm việc ban đêm có sức khỏe tốt, bền bỉ, vấn đề dinh dưỡng là quan trọng hàng đầu. Dinh dưỡng đúng cách đảm bảo cho người lao động tái tạo được sức lao động, đồng thời có tinh thần tỉnh táo, nhanh nhẹn khi hoạt động, nhất là khi mùa World Cup 2018 đang đến gần.
1. Ăn uống đủ chất và đủ calo
Đối với người hoạt động vào ban đêm, do phải tiêu hao nhiều năng lượng nên ngoài các bữa chính là sáng, trưa, tối, cần phải bổ sung bữa ăn đêm, đặc biệt là cần cung cấp hợp lý các thực phẩm giàu carbohydrate lành mạnh (yến mạch...) và thực phẩm chứa protein chất lượng cao như thịt nạc, tôm, cá, các loại trứng và các chế phẩm từ đậu, sữa. Protein trong thức ăn có nguồn gốc động vật chứa nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể.
2. Bổ sung vitamin và khoáng chất
Hầu hết những người thức khuya, làm ca đêm đều có thói quen ăn uống lung tung. Không ít người lựa chọn thức ăn nhanh để "đối phó" với cơn đói trong đêm, tuy nhiên đây cũng chính là nguyên nhân gây ra các chứng bệnh béo phì, tiêu hóa, tim mạch, thậm chí là ung thư.
Lời khuyên của các chuyên gia, đó là nếu phải làm đêm, thức khuya - bạn hãy dùng bữa tối trước 8h tối. Từ nửa đêm trở đi, nếu bạn quá đói, hãy dùng các bữa ăn nhẹ nhiều chất xơ và protein như chút trái cây nhẹ nhàng, tránh tuyệt đối món nhiều đường, giàu chất béo.
Bổ sung nguồn dinh dưỡng hợp lý khi thức khuya. Ảnh: WikiHow |
Thêm vào đó, khi thức vào ban đêm, mắt thường bị mỏi, do vậy cần bổ sung thêm vitamin A- loại vitamin có tác dụng tham gia vào quá trình điều tiết chất cảm quang của võng mạc mắt, có thể nâng cao khả năng thích nghi của đôi mắt với các tia sáng trong bóng tối.
Vitamin A có nhiều trong những thực phẩm có nguồn gốc động vật, đặc biệt trong gan, lòng đỏ trứng gà, cá, dầu gan cá, đậu vàng và sữa bò. Các thực phẩm là thực vật như cà rốt, rau hẹ, rau chân vịt, bí đỏ, đậu vàng, khoai lang, cà chua có chứa nhiều chất carotene, chất này sau khi được tiêu hóa cũng có thể chuyển thành vitamin A.
Ngoài ra, nhu cầu đối với vitamin nhóm B cũng tương đối cao. Thiếu vitamin B1 (có nhiều trong các loại ngũ cốc, các loại vỏ hoa quả) có thể dẫn đến hiện tượng chán ăn, nôn mửa, dễ mệt mỏi, mất tập trung. Các thực phẩm giàu vitamin B (trong thịt, cá), chất xơ như rau lá màu xanh đậm, trà xanh, sữa chua... sẽ giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nguy hại của việc thức khuya. Và bạn đừng quên ăn nhiều cá, đặc biệt là cá giàu axit béo omega-3 vì đây là nguồn protein dồi dào, là chìa khóa cho sức khỏe não bộ.
-Bổ sung thêm vitamin C để tăng sức đề kháng, tránh tình trạng mệt mỏi, bực bội, xuất hiện hiện tượng chảy máu chân răng, giảm cân. Để bổ sung vitamin C, nên ăn nhiều loại rau xanh và trái cây. Ăn trái cây và rau quả còn cung cấp lượng chất xơ dồi dào, có lợi cho hệ tiêu hóa. Đặc biệt vitamin E và vitamin A trong trái cây và rau củ có thể giúp những người làm ca đêm ngăn chặn sự dao động lên xuống của nồng độ glucose trong máu.
3. Uống nước đầy đủ và hạn chế uống các chất kích thích
Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại vì công việc hoặc vì lý do nào đó bạn không thể chống lại điều đó. Theo Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM nên hạn chế các chất kích thích để chống cơn buồn ngủ, vì nó không hề tốt cho sức khỏe của bạn, nhất là vào ban đêm.
4. Đảm bảo chất lượng của giấc ngủ
Theo các chuyên gia, dù với mục đích gì mà buộc phải thức khuya, bạn cũng cần phải đảm bảo mình phải ngủ được ít nhất 4 - 5 tiếng mỗi ngày. Và trong 4 tiếng này, đó chắc chắn phải là 1 giấc ngủ liền mạch, giấc ngủ sâu, không đứt đoạn, mộng mị. Bởi nếu không đáp ứng được điều này, não không thể thư giãn được tối đa, dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Theo bác sĩ Nguyễn Mai Hương- phụ trách khoa thần kinh- Bệnh viện Hữu Nghị tư vấn trên Kênh 14 rằng: "Nếu bạn buộc phải đi ngủ lúc 2 giờ sáng, bạn có thể thức dậy lúc 7h - 7h30 sáng, và tặng cho mình 1 giấc ngủ trưa khoảng 30 phút nữa".
5. Duy trì bầu không khí lành mạnh
Tạo không khí lành mạnh để ít tác động đến cơ thể hơn khi thức khuya. Ảnh: Wikihow |
Theo Wikihow, để tỉnh táo bạn nên duy trì nhiệt độ phòng mát mẻ, thông thoáng để tránh buồn ngủ và khó chịu. Nếu cần thiết hãy đi ra ngoài vận động để tăng cường khả năng miễn dịch, đồng thời hít thở không khí trong lành để tăng cường sức khỏe.
Theo Hạ Quyên/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00