Ấm tình làng xóm với tục “xin đỏ”
Đến làng Triều Khúc xem rước kiệu, múa trống | |
Chùa Hương đón 180 nghìn lượt khách ngày khai hội | |
Tăng cường công tác quản lý tổ chức lễ hội |
Theo các cụ cao niên trong làng, đình làng An Định thờ Đức Cao Sơn Đại Vương, một trong bốn vị thần của "Thăng Long tứ trấn”, đã có công trấn giữ phía Nam Kinh thành Thăng Long. Lễ hội dược dân làng tổ chức để tưởng nhớ đến công lao to lớn của Ngài.
Tục “lấy đỏ” thực chất là buổi lễ “giã hội” của hội làng An Định được tổ chức hàng năm diễn ra từ ngày mùng 7 Tết đến hết ngày 11 tháng Giêng. Trong thời gian diễn ra lễ hội, các hoạt động chính được tổ chức vào ngày mùng 8. Đến đêm ngày 11, các cụ có chức sắc trong làng sẽ đem toàn bộ mũ mã, hương, tiền vàng... được nhân dân và khách thập phương phúng lên đình trong dịp Tết đốt và phân phát cho mọi người.
Người dân đổ xô xin lửa mang về nhà với mong muốn gặp nhiều may mắn |
Khi đó người dân trong làng sẽ cầm sẵn thẻ hương, tập trung lại để đợi chia lộc Thánh, lấy đỏ đầu năm. Chỉ sau khi nghi lễ được thực hiện trong đình kết thúc, thanh niên, trai gái, già trẻ trong làng cầm hương đổ xô đến để lấy lửa mang về nhà, cắm lên bát hương thờ gia tiên. Người dân làng An Định quan niệm, lửa đình tượng trưng cho sự may mắn, nếu mang lửa về nhà hay còn gọi là “lấy đỏ” sẽ gặp nhiều may mắn, gia đình dồi dào sức khoẻ, làm ăn tốt, vui vẻ hoà thuận.
Lễ được tiến hành vào đúng 21 giờ đêm ngày 11 tháng Giêng. Chủ tế của lễ là cụ Lê Đình Lực (70 tuổi), người duy nhất được bước vào bên trong hậu cung để lấy lửa chuẩn bị tán lộc cho dân làng. Theo cụ Lực chia sẻ, đây không chỉ là lễ hội mang lại may mắn cho mọi người mà còn thể hiện sự hướng đạo trong lòng người dân Việt Nam. Ngọn lửa thể hiện cho trí tuệ của nhà Thánh để dẫn đường chỉ lối cho nhân dân làm những điều thiện, cuộc sống gia đình trong ấm ngoài êm, mang lại phước lành cho nhân loại.
Niềm vui thể hiện trên nét mặt của mọi người dân trong làng khi xin được lửa |
Do năm nay, ngày giã hội diễn ra vào ngày thường nên những người con xa quê không trở về để xin lửa lấy may được nên số lượng người đến dự hội cũng không đông như những năm trước. Mặc dù không nhiều người đến xin lửa, ai cũng mong muốn nhanh chóng lấy được lửa mang về nhưng người làng vẫn rất hòa thuận, nhường nhịn, lễ phép không có chuyện chen lấn, tranh giành. Lễ hóa vàng mã chỉ diễn ra trong vòng 15 phút nên những người đến sau chỉ được thắp hương trong đình làng chứ không còn lửa để xin về nhà. Vì vậy những người khác sẽ chia sẻ lửa mình lấy được cho những người chưa có. Hành động nhỏ nhưng thể hiện tình làng nghĩa xóm, ấm áp lòng người nơi quê nhà.
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51