9 lần vỡ đường ống nước sông Đà: Người dân có thể khởi kiện Vinaconex
Cơn ác mộng cúp vàng
Trong buổi họp gần đây nhất với lãnh đạo thành phố Hà Nội người ta chỉ thấy vị lãnh đạo của Vinaconex nói về những khó khăn của mình khi phải đối mặt với các sự cố đường ống. Còn những sự cố, những thiệt hại của người dân, với tư cách đại biện cho bên B đang hàng tháng phải trả tiền mua nước cho Vinaconex lại không được nhắc tới. Có lẽ, nếu như không có lần vỡ đường ống mới đây thì rất ít người biết rằng Vinaconex đang có quyết tâm tiến hành thi công tuyến đường ống thứ 2 với tổng kinh phí lên tới 4.000 tỷ đồng. Đó mới chỉ là quyết tâm bởi dự án vẫn chưa được phê duyệt chính thức. Nhưng có một điều khiến dư luận không khỏi quan tâm khi đại diện đơn vị này khẳng định sẽ dùng đường ống kim loại để đảm bảo chất lượng. Điều đó đồng nghĩa với việc đường ống nhựa sợi thủy tinh composite đang sử dụng để dẫn nước sạch không đảm bảo chút nào.
Về trách nhiệm của nhà sản xuất ống composite, nhiều người đặt ra câu hỏi, khi không có các thí nghiệm về chỉ tiêu cơ lý minh chứng cho độ bền dài hạn của ống theo tiêu chuẩn, tại sao chủ đầu tư là Vinaconex vẫn lựa chọn?. Khi đơn vị tổng thầu không đưa ra đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thi công, lắp đặt tuyến ống nhưng vẫn được lựa chọn tham gia thực hiện dự án thì rõ ràng nó đã lộ ra lỗ hổng về quản lý của chủ đầu tư và điều này đã được Bộ Xây dựng chỉ ra.
Nhìn lại các vụ vỡ đường ống trước đây cho thấy Cty CP nước sạch Vinaconex chỉ biết khắc phục sự cố, còn cơ quan chủ quản của đơn vị này là TCty Vinaconex lại vào cuộc hết sức chậm chạp. Theo đại diện của Công ty CP Nước sạch Vinaconex, tiền sửa chữa mỗi lần ít nhất hơn 1 tỷ đồng. Như vậy, sau 9 lần xảy ra sự cố, đường ống tiếp tục ngốn trên cả chục tỷ đồng.
Thông báo mới đây từ phía Bộ Xây dựng cũng chỉ rõ Vinaconex sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về công tác quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình thi công đường nước sông Đà, và khẳng định tiếp tục tìm hiểu để phân định trách nhiệm cụ thể. Cách đây gần một tháng, đánh giá sự cố vỡ ống nước, một chuyên gia thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải - người từng tham gia Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc khẳng định tại Km25 nền đất được xử lý tốt, nguyên nhân các lần vỡ ống nước không phải do nền đất yếu mà có thể do công nghệ thi công có vấn đề hoặc do chất lượng đường ống, nhất là khi đường ống đó được đưa về từ Trung Quốc.
Công trình đưa vào sử dụng từ năm 2008, với nhiệm vụ “giải tỏa cơn khát” cho người dân Thủ đô, nhưng đến nay công trình đạt “Cúp vàng chất lượng xây dựng Việt Nam” (năm 2010) với số vốn đầu tư lên tới 1.500 tỷ đồng lại trở thành “cơn ác mộng” trong đời sống sinh hoạt của hơn 70.000 hộ dân với trên 1 triệu dân.
Khi cúp vàng được trao cho Vinaconex, ban tổ chức mong muốn rằng đơn vị này sẽ cung cấp cho người dân dịch vụ xứng danh với giải thưởng. Giờ đây mới thấy đó là sự mạo hiểm khi nguồn nước liên quan đến cuộc sống của gần triệu dân lại được trao cho một đơn vị duy nhất quản lý. Sự độc quyền này đã dẫn đến sự đủng đỉnh rồi gần như bế tắc trước hàng loạt sự cố vỡ đường ống. Nhẽ ra phải có một lời khẳng định cho nguyên nhân vỡ đường ống từ rất lâu nhưng đến giờ tất cả vẫn chỉ là dấu chấm hỏi. Ai dám chắc rằng sau lần thứ 9 sẽ không còn lần thứ 10 rồi thứ n đường ống sẽ vỡ?. Ai sẽ chịu trách nhiệm trước 7 vạn hộ dân mỗi khi mất nước?. Nếu chỉ lặp đi lặp lại điệp khúc hỏng thì sửa, chắc chẳng ai thấy áp lực đè lên mình.
Luật sư Hoàng Văn Hướng, Trưởng văn phòng luật Hoàng Hưng phân tích: “ Người sử dụng nước từ đường ống sông Đà hoàn toàn có căn cứ khởi kiện Vinaconex vì mỗi lần mất nước người dân phải gánh theo bao chi phí phát sinh như mua nước sạch, di tản đến nhà người thân, sinh hoạt và sản xuất bị gián đoạn…Khi người sử dụng không đóng đủ tiền nước, họ sẽ bị cắt nước, còn khi đơn vị cấp nước không cấp được nước thì lại vô can cho dù từ lắp đặt đến điều hành họ là người chủ động. Rõ ràng ngay cả về chế tài quản lý thì người sử dụng luôn phải nắm công lý đằng lưỡi”.
Không để doanh nghiệp đùa với cuộc sống người dân
Sau hàng loạt sự cố vỡ đường ống dẫn nước từ Sông Đà về Hà Nội do Vinaconex làm chủ đầu tư, mới dây, UBND TP.Hà Nội đã có cuộc họp khẩn với các sở, ban ngành. Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nhấn mạnh: “Không thể để người dân phải phụ thuộc đường ống nước của một công ty, một tuyến đường ống luôn xảy ra sự cố vỡ như vậy…Thành phố hết kiên nhẫn với Tổng Công ty CP Vinaconex, không thể chờ được đơn vị này khởi công tuyến ống mới; đồng thời không thể để đơn vị này tiếp tục "đùa" với cuộc sống của người dân”.
Liên tiếp vỡ đường ống, Vinaconex tự đánh mất niềm tin trong mắt người dân và lãnh đạo thành phố Hà Nội.
Cũng trong cuộc họp, thành phố quyết định đầu tư khẩn cấp tuyến ống thứ hai để bảo đảm cấp nước ổn định cho nhân dân, đồng thời khẳng định, sẽ không có sự lãng phí, chồng chéo vì tuyến ống khẩn cấp trước mắt để bảo đảm an toàn cấp nước cho thành phố. Sau này khi có tuyến số 2 của Vinaconex, có thể sử dụng để truyền tải 80.000m3 công suất còn thừa hiện nay của Nhà máy Nước sông Đà và sử dụng cho Nhà máy Nước mặt sông Hồng đang chuẩn bị đầu tư.
Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục cho biết, tuyến ống dẫn nước sông Đà dài 47km trong đó 20km đầu từ nhà máy về đến Quốc lộ 21 có địa hình ổn định nên không có sự cố. Về phương án thi công, theo Công ty Nước sạch Hà Nội, với phương án sử dụng ống gang, chôn tối thiểu ở độ sâu 1m, bình quân mỗi ngày một đội thi công có thể làm 500m. Như vậy, toàn tuyến 30km có thể làm xong trong 60 ngày.
Trước thông tin Hà Nội sẽ lắp đường ống mới dài 30km trong 60 ngày nhiều kĩ sư xây dựng hết sức hoan nghênh sự quyết đoán vì dân của thành phố. Tuy nhiên không ít người băn khoăn trước lộ trình trên bởi đơn vị thi công sẽ phải đối mặt với hệ thống ngầm như hệ thống thoát nước ngang, thoát nước dọc trên đường, hệ thống cống hộp với hàng trăm chiếc, các hầm chui, cầu vượt… phải thiết kế hệ thống đóng cọc vượt qua các con sông như sông Tích, sông Đáy như thế nào…? Trong khi đó dự án nâng cấp Nhà máy nước sạch sông Đà và việc xây dựng tuyến đường ống số hai của nhà máy này, Công ty Vinaconex sẽ vẫn tiếp tục triển khai bình thường. |
Gia Bảo
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Sự kiện 22/11/2024 21:31
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Sự kiện 22/11/2024 15:25
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sự kiện 22/11/2024 14:19
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Sự kiện 22/11/2024 09:49
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược
Sự kiện 21/11/2024 16:55