6 nỗi sợ của du lịch Việt: Trách nhiệm không thể chung chung

Sau 55 năm phát triển, du lịch Việt đã thu hút hàng chục triệu khách quốc tế đến Việt Nam. Trong khi tích cực xúc tiến quảng bá thu hút du khách từ các thị trường mới, chúng ta dường như quên mất việc quan trọng không kém là làm thế nào để họ quay trở lại.
Pháp quảng bá du lịch “sống khỏa thân”
Khai trương quần thể du lịch FLC Sầm Sơn
Chụp giật, “chặt chém” ngáng chân du khách
6 tháng đầu năm, lượng du khách giảm 11,3% so cùng kỳ

Trên các diễn đàn về du lịch, các blog du lịch hay dịch vụ du lịch trực tuyến như Agoda, Tripadvisor… có rất nhiều bình luận nhận định của du khách về du lịch Việt Nam sau kỳ nghỉ.

Có những bình luận bày tỏ sự hài lòng nhưng cũng có rất nhiều ý kiến phàn nàn. Đó là chuyện thiếu các cơ sở lưu trú, phương tiện du lịch cao cấp, dịch vụ tồi, bị người bán hàng rong chèo kéo, đeo bám trên phố, thiếu các hoạt động thích hợp cho các gia đình có thành viên ở các độ tuổi khác nhau... Đặc biệt tình trạng cướp giật, “chặt chém”, lừa gạt du khách, mất vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… đang có chiều hướng diễn biến xấu.

Trong khi theo thống kê có tới 70% du khách chọn điểm đến du lịch qua phương thức truyền miệng thì những nhận xét, đánh giá tại các diễn đàn du lịch trực tuyến có sức nặng hơn nhiều các chương trình xúc tiến, quảng bá Roadshow hoa mỹ vì tính thực tiễn của nó.

Tất nhiên, một chuyến đi khó có thể đủ để thưởng thức hết những gì Việt Nam có thể mang đến cho du khách. Và những vấn đề của ngành Du lịch không phải tồn tại ở mọi địa phương. Hội An, Đà Nẵng là những minh chứng rất tích cực. Song không thể phủ nhận môi trường du lịch Việt Nam đang xấu đi, không an toàn, thân thiện và hấp dẫn như chúng ta vẫn quảng bá. Chính Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã từng bày tỏ lo ngại của mình qua việc liệt kê 6 nỗi sợ của du khách đi đến Việt Nam.

6 nỗi sợ của du lịch Việt: Trách nhiệm không thể chung chung

Theo thống kê có tới 70% du khách chọn điểm đến du lịch qua phương thức truyền miệng. Ảnh: VGP/Nguyệt Hà

Thứ nhất, là tình trạng “làm giá”, “chặt chém”; thứ hai là giao thông không an toàn; thứ ba là nỗi sợ tình trạng ăn xin và ăn cắp vặt; thứ tư là mất vệ sinh an toàn thực phẩm; thứ năm là môi trường ở Việt Nam, từ vấn đề rác thải đến nhà vệ sinh, cuối cùng là có những nơi, có người không thể hiện sự tôn trọng khách.

Nhắc tới 6 nỗi sợ này, nhiều người sẽ lắc đầu nói “biết rồi khổ lắm nói mãi”. Nhưng đáng tiếc là sau bao nhiêu năm chuyện “biết rồi” vẫn mang tính thời sự rất cao, và độ nóng của nó tỷ lệ nghịch với mức độ phát triển của ngành Du lịch.

Trách nhiệm không thể chung chung

Mới đây, Thủ tướng đã ban hành Chỉ thị 14/CT-TTg Về việc tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch.

Chỉ thị nêu đích danh trách nhiệm quản lý Nhà nước của từng bộ, ngành, địa phương khi để xảy ra 6 tệ nạn trên, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò trách nhiệm của UBND các tỉnh. Yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh phải tăng cường quản lý 3 nhiệm vụ trọng tâm về: giá cả, đảm bảo trật tự an toàn; ứng xử văn minh với du khách và đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường.

Ông Nguyễn Quốc Trí, Giám đốc Chương trình Phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do EU tài trợ phân tích: “Địa phương là nơi được hưởng lợi chính từ sự phát triển du lịch. Không chỉ từ nguồn thu trực tiếp (khách sạn, nhà hàng, mua sắm) mà từ những lợi ích không lượng hóa được đầy đủ rõ ràng như tạo công ăn việc làm, kích thích giao thông vận tải phát triển, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp địa phương và thu hút nhà đầu tư”.

Còn Giám đốc Sở VHTT&DL Đà Nẵng Trần Trí Cường thẳng thắn nói xử lý 6 nỗi sợ của du khách là trách nhiệm chính quyền địa phương từ thấp nhất như chủ tịch xã, phương đến cao nhất là chủ tịch, Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy.

“Ông quản lý nhân sự, hoạt động kinh doanh, an toàn trật tự, vệ sinh thực phẩm. Tất cả đều trong phạm vi quản lý của ông. Một người đến tạm trú không khai báo ông cũng biết ngay, tình trạng chặt chém, cướp giật mất an toàn không có lý gì ông không biết. Do đó vấn đề chỉ là ông có muốn làm hay không”, ông Cường nhấn mạnh.

Có những địa phương chưa thật chủ động, quyết liệt trong triển khai các giải pháp cải tạo môi trường du lịch, đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch; cơ chế phối hợp có nơi còn lỏng lẻo, mang tính hình thức, chế độ thông tin, báo cáo chưa thực hiện đầy đủ, công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc chưa thường xuyên.

Cách đây gần 2 năm, Thủ tướng cũng đã ban hành Chỉ thị 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách du lịch. Sau khi triển khai, có 21/63 địa phương thiết lập đường dây nóng phục vụ 24/24 giờ những nhu cầu của du khách; 7 trung tâm hỗ trợ du khách được thành lập, 8 địa phương đang chuẩn bị thành lập trên tổng số 31 tỉnh/thành có lượng khách du lịch từ 1 triệu lượt khách/năm trở lên.

Như vậy, văn bản chính sách không thiếu, vấn đề chỉ ở khâu thực thi.

Theo quan điểm Tổng Giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ, câu chuyện đảm bảo an toàn môi trường du lịch không thể dùng mệnh lệnh hành chính, vì thực tế là cùng làm du lịch như các địa phương khác nhưng chính quyền Hội An, Đà Nẵng đã làm rất tốt. Điều này cho thấy tất cả đều nằm ở nhận thức. Chừng nào chưa thấy hết được vai trò trách nhiệm của mình, chưa đánh giá hết sự đóng góp và vị thế của ngành Du lịch vào phát triển kinh tế trên địa bàn, thì chính quyền địa phương vẫn sẽ bỏ lửng hoặc làm đối phó.

Hy vọng Chỉ thị 14 của Thủ tướng sẽ được các địa phương nhận thức đầy đủ, đúng đắn để vào cuộc thực sự trong cuộc chiến với 6 nỗi sợ dai dẳng đã tồn tại bấy lâu nay.

Theo VGP

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.

Tin khác

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

Tình hình tai nạn lao động vẫn còn đáng lo ngại

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên toàn quốc đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn một số tồn tại, như số vụ tai nạn lao động, số người mắc bệnh nghề nghiệp, sự cố nghiêm trọng vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại.
Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

Nâng tầm Cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" thành Chương trình truyền thông

(LĐTĐ) Qua 3 năm diễn ra thành công, năm 2024, Cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng” do báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid) và Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức đã được nâng tầm thành Chương trình truyền thông “Những cống hiến thầm lặng” để tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thông điệp vì cộng đồng.
Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

Hoa đồng tiền rực rỡ trên vùng quê Đan Phượng

(LĐTĐ) Đồng Tháp là một xã thuộc huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Nơi đây được coi là “thủ phủ” của hoa đồng tiền. Với trên 25ha chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã (HTX) Hoa Đồng Tháp đã mang lại thu nhập cao cho nhiều hộ dân ở nơi đây.
Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

Video hàng nghìn công nhân chào cờ, hát Quốc ca nhận mưa lời khen

(LĐTĐ) Hai ngày qua, đoạn video quay lại cảnh hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Wooin Vina (đóng tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) mặc áo cờ đỏ sao vàng đứng chào cờ, hát Quốc ca trong ngày đầu tiên đi làm trở lại sau Tết (19/2) đã làm cho nhiều người thích thú, khen ngợi.
Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

Gần 2.000 lượt ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước vận hành xuyên Tết

(LĐTĐ) Trong suốt các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã huy động 1.959 lượt cán bộ, nhân viên ứng trực đảm bảo hệ thống thoát nước Thủ đô luộn thông thoáng, đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.
Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

Tết vẫn miệt mài làm việc nơi phố thị

(LĐTĐ) Tết Giáp Thìn 2024, trong khi nhiều người vẫn đang sum họp với gia đình hay đi du Xuân, lễ hội thì nhiều lao động với những ngành nghề đặc thù khác nhau ở Thủ đô Hà Nội vẫn miệt mài làm việc trên các tuyến phố…
Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

Thưởng Tết Nguyên đán 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng

(LĐTĐ) Tiền thưởng Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024 bình quân của người lao động là 6,83 triệu đồng, xấp xỉ mức thưởng dịp Tết Âm lịch năm 2023 (6,86 triệu đồng/người).
Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

Dầm mưa, xuyên đêm ngày cận Tết trên công trường ga ngầm Dự án Nhổn - Ga Hà Nội

(LĐTĐ) Ngày cận Tết Nguyên đán Giáp Thìn, trên công trình xây dựng dự án ga ngầm S12, thuộc dự án đường sắt đô thị (Metro) Nhổn - ga Hà Nội, dẫu trong giá rét, không khí lao động vẫn nhộn nhịp, khoảng 40 cán bộ và công nhân vẫn nỗ lực, khẩn trương thi công các hạng mục đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng đề ra.
Cuối năm về với chợ quê

Cuối năm về với chợ quê

(LĐTĐ) Do tập trung công việc đồng áng để kịp thời vụ, người dân ở các vùng quê thường đi sắm Tết rất muộn. Cùng với đó, những người con đi công tác, làm ăn xa nhà, gần ngày Tết trở về sum vầy cũng rất háo hức, mong được đi chợ quê để tìm lại tuổi thơ theo bà, theo mẹ đi chợ. Chính vì vậy càng ngày giáp Tết, chợ quê càng đông vui tấp nập kẻ bán, người mua.
Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

Công nhân môi trường bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết

(LĐTĐ) Khác với những công việc khác, công nhân môi trường đô thị bận rộn hơn trong những ngày giáp Tết vì khối lượng công việc phát sinh rất nhiều. Vất vả và khó khăn, song họ vẫn cố gắng khắc phục để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.
Xem thêm
Phiên bản di động