6 mẹo giúp làn da khô trở nên mềm mại
![]() | 4 lợi ích của cà chua với làn da |
![]() | Những loại thực phẩm cực tốt cho làn da vào mùa hè |
Hãy thử 6 mẹo sau đây để làm mềm mại làn da khô:
1. Dùng nước ấm, không dùng nước nóng
Vòi hoa sen thì tốt nhưng nước nóng không phải là một ý kiến hay cho làn da khô của bạn. Nước nóng sẽ làm mất lớp màng chắn do các tuyến dầu tiết ra chất nhờn để giữ ẩm cho da. Cho nên, bạn hãy giảm nhiệt độ và đừng tắm quá lâu. Nên tắm nước ấm không quá 5 đến 10 phút. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm cho cơ thể.
![]() |
Các loại xà bông dịu nhẹ, không bọt giúp dưỡng ẩm cho da rất hiệu quả. Hình minh họa. |
2. Làm sạch da nhẹ nhàng
Dùng xà phòng không bọt khi tắm. Các loại xà phòng dịu nhẹ không mùi là lựa chọn tốt. Các sản phẩm có chất khử mùi và diệt vi khuẩn có thể gây hại cho da. Bạn cũng có thể cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm chứa ceramide – là các phân tử chất béo tạo nên lớp bảo vệ da bên ngoài, giúp giữ ẩm cho da. Một số sản phẩm có chứa ceramide, thay thế lượng ceramide bị mất do tuổi tác.
Sử dụng vừa phải các nước hoa hồng, kem lột làm sáng da, các chất làm se da. Khi bạn tẩy tế bào chết, đừng chà quá nhiều và quá mạnh làm da bị rát.
3. Cạo râu đúng cách
Khi cạo râu bạn có thể làm mất màng dầu tự nhiên bên ngoài da. Thời điểm tốt nhất để cạo râu là sau khi tắm vì lúc đó lông tóc đã trở nên mềm mại hơn. Nên sử dụng kem hoặc gel khi cạo, và cạo theo hướng râu mọc để bảo vệ da. Dao cạo phải sắc, vì dao cùn sẽ gây kích ứng cho da. Thay lưỡi dao thường xuyên và sát trùng bằng cồn đối với lưỡi dao đã sử dụng.
![]() |
Ngoài việc bôi kem chống nắng, làn da cũng cần phải được che chắn kỹ càng để tránh bị khô và nhăn. Hình minh họa. |
4. Che chắn cho da
Ánh nắng mặt trời là nguyên nhân chính gây khô và nhăn da. Bạn nên bôi một lớp kem chống nắng với chỉ số SPF 30. Đối với môi nứt nẻ vào mùa đông, bạn nên sử dụng son dưỡng môi có chỉ số SPF 15 và che kín môi bằng khăn quàng cổ hay mũ có mạng che mặt. Vào mùa hè mặc áo sơ mi dài tay, mỏng, rộng khi đi ra ngoài nắng và đội mũ rộng vành để che mát cho cổ, tai và mắt.
5. Dưỡng ẩm đúng cách
Các sản phẩm dưỡng ẩm đơn giản nhất có làm mềm mại da như dầu khoáng, kem dưỡng da. Nếu bạn thích sản phẩm giàu chất dưỡng ẩm, hãy tìm loại có dầu shea, ceramide, axit stearic hoặc glycerin
Cho dù dùng loại nào, bạn phải dùng đều đặn và đúng cách:
- Làm sạch da bằng các nước rửa không chứa xà phòng, ưu tiên các sản phẩm có chứa ceramides.
- Thấm khô trong 20 giây.
- Thoa một lớp dày kem dưỡng ẩm lên da trong vài phút sau khi tắm.
- Dưỡng ẩm bàn tay mỗi khi rửa để cơ thể không lấy đi nước từ những vùng da vốn đã khô khác để bù đắp cho bàn tay
- Cuối cùng, dùng kem chống nắng có chỉ số SPF 30 hoặc cao hơn. Bạn có thể dùng dạng thuốc bôi, kem, gel hay xịt nhưng loại kem được khuyên dùng nhất.
6. Làm ẩm không khí trong mùa đông
Khí hậu lạnh, khô là nguyên nhân phổ biến gây khô và kích ứng da. Tăng nhiệt độ lên sẽ làm bạn ấm nhưng nó cũng làm mất độ ẩm trong không khí khiến da khô hơn. Để bù đắp lượng nước bị thiếu một cách nhanh chóng, bạn có thể sử dụng máy giữ độ ẩm trong phòng ngủ và giữ độ ẩm khoảng 50%.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khánh Hòa sắp có tiểu đô thị sinh thái núi rừng

Đồng hành với học sinh trên hành trình chọn nghề

Khánh Hòa: Cảnh báo ma túy “núp bóng” thực phẩm, xâm nhập giới trẻ

Google phát hành bản bảo mật khẩn cấp cho Chrome để xử lý lỗ hổng zero-day

Nghệ An: Xe chở học sinh tai nạn trên đường cao tốc

Những chính sách quan trọng có hiệu lực trong tháng 4/2025

U17 Việt Nam tiếp tục đánh bại U17 Oman: Sẵn sàng chinh phục sân chơi châu lục
Tin khác

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58

Đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho học sinh từ 30% lên 50%
Y tế 27/03/2025 12:16

Tiếp tục sử dụng phôi thẻ BHYT cũ đến hết ngày 31/5/2025
Y tế 27/03/2025 10:31