5 đồ uống không nên dùng để "chào ngày mới"
9 đồ uống nổi tiếng thế giới phải thử một lần trong đời | |
Bia, rượu - tác nhân chính gây ra 7 loại bệnh ung thư |
Sữa bò
Trong sữa bò có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn uống sữa bò vào thời điểm sáng sớm sẽ không tốt. Vì uống sữa bò lúc đang đói làm dạ dày tiêu hóa không kịp, ruột non hấp thu không kịp, không phát huy được giá trị dinh dưỡng, ở một số người còn xảy ra phản ứng không có lợi như đầy hơi, chướng bụng…
Nước ép trái cây
Nhiều người cho rằng buổi sáng uống nước trái cây là rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên đây là một nhận thức sai lầm. Trong các loại nước ép trái cây như nước cam, nước chanh, nước ép táo,... đều chứa hàm lượng axit khá cao, không chỉ gây hại cho dạ dày vào buổi sáng mà còn cản trở quá trình hấp thụ canxi từ bữa sáng của bạn.
Đặc biệt, nước ép trái cây không có tác dụng cấp nước cho cơ thể mà còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và không tốt cho sức khỏe.
Nước muối loãng
Sáng sớm là thời điểm huyết áp của chúng ta cao hơn mức bình thường. Vì vậy uống nước muối cũng không có lợi cho những người có vấn đề về huyết áp.
Nghiên cứu sinh lí cho thấy rằng, cứ qua một giấc ngủ sâu cơ thể chúng ta không uống giọt nước nào nên không có nước cung cấp cho hệ hô hấp, cho hoạt động đổ mồ hôi, và để tạo thành nước tiểu. Chính vì vậy cơ thể chúng ta mất rất nhiều nước. Nếu uống nước muối vào buổi sáng sẽ làm cho miệng bị khô
Nước uống có ga
Những loại nước có gas đều có chứa cacbonat, chất này sẽ làm cho quá trình đào thải canxi trong máu diễn ra nhanh hơn. Hơn nữa, nó làm cho quá trình trao đổi chất diễn ra không bình thường, khiến cơ thể mất đi lượng canxi trong máu.
Nếu bạn thường xuyên uống các loại nước có ga vào buổi sáng có thể là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể bị thiếu canxi.
Nước đun sôi để lâu
Trong nước đun sôi có các hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, nếu để lâu sẽ tiếp tục được chuyển thành nitrite.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nước đun sôi để lâu ngày khó tránh khỏi các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm, tốc độ phân giải của các chất càng nhanh. Hơn nữa, nitrite trong nước kết hợp với hemoglobin, có thể ảnh hưởng đến chức năng vận chuyển oxy trong máu. Vì vậy, không nên uống nước đun sôi để lâu quá 24 giờ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05