Phát triển kinh tế song hành cùng bảo vệ môi trường
Việt Nam luôn coi trọng, ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản | |
Thông qua NQ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội |
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tình trạng ô nhiễm môi trường, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường diễn ra nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và gây bất ổn xã hội.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội nghị. |
Thời gian qua có nhiều điểm nóng môi trường ở nhiều khu vực, tình trạng ô nhiễm môi trường bùng phát là do đã tích tụ từ lâu, trong nhiều năm, sau nhiều năm phát triển. Ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất đai ngày càng nghiêm trọng, nhất là ở các khu cụm công nghiệp, làng nghề, lưu vực sông khu đô thị và ngay cả khu vực nông thôn.
Thủ tướng lo ngại tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra trên diện rộng chứ không chỉ trong một lĩnh vực. Trong khi đó, đã xảy ra nhiều vụ khiếu kiện đông người về môi trường diễn ra gay gắt ở nhiều nơi, xuất hiện nhiều điểm nóng môi trường, mà nếu không kịp thời xử lý, giải quyết, sẽ gây mất an ninh trật tự.
Trước thực trạng đó, Thủ tướng cho rằng, cần phải thay đổi tư duy phát triển, theo hướng tăng trưởng kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và nhất là kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường, bảo vệ lợi ích và cuộc sống bình yên của người dân.
Cũng theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thời gian qua, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo xử lý tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng Thủ tướng cũng cho rằng, do nhiều nguyên nhân, thực trạng quản lý môi trường vẫn còn yếu kém, chưa có giải pháp tập trung ở nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là các địa phương, là cơ quan trực tiếp cấp phép các dự án đầu tư và quản lý các lưu vực sông.
Do vậy, phải làm rõ trách nhiệm của cơ quan cấp phép, đặc biệt là vai trò của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Sở Tài nguyên và Môi trường các địa phương cùng trách nhiệm của các cơ quan chức năng.
Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng nêu lên thách thức, khó khăn trong công tác bảo vệ môi trường, khi Việt Nam là nước đang phát triển, có nhiều vấn đề đặt ra về kinh phí, công nghệ, tìm ra nguyên tắc kết hợp giữa vấn đề môi trường với phát triển sao cho phù hợp nhất.
Do đó, cần bàn những giải pháp trước mắt và lâu dài, đặc biệt là quan điểm xử lý những vấn đề môi trường đặt ra. Và dù giải pháp nào thì Thủ tướng cũng lưu ý, phải thực hiện tốt Luật Bảo vệ Môi trường và bảo vệ đời sống của người dân.
Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm nước ta có hơn 2.000 dự án thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM). Cả nước hiện có 283 khu công nghiệp với hơn 550.000m3 nước thải/ngày đêm; có 615 cụm công nghiệp, trong đó chỉ khoảng 5% số này có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Trong hơn 500.000 cơ sở sản xuất đang hoạt động thì có nhiều loại hình sản xuất gây ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu. Ngoài ra, có 787 đô thị với 3 triệu mét khối nước thải/ngày đêm, nhưng hầu hết chưa được xử lý. Bên cạnh đó, với 43 triệu môtô và trên 2 triệu ôtô đang lưu hành, cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Lo ngại hơn, mỗi năm cả nước sử dụng hơn 100.000 tấn hóa chất bảo vệ thực vật, phát sinh hơn 23 triệu tấn rác thải sinh hoạt, hơn 7 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp và hơn 630.000 tấn chất thải nguy hại.
Cũng theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, tình trạng chuyển đổi đất rừng, khai thác khoáng sản, xây dựng thủy điện, khai thác tài nguyên đa dạng sinh học, đã dẫn đến thu hẹp diện tích các hệ sinh thái tự nhiên, chia cắt các sinh cảnh, suy giảm đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, mặc dù các doanh nghiệp FDI đang đóng góp 70% tốc độ tăng trưởng của nước ta, nhưng các doanh nghiệp này đang có xu hướng dịch chuyển dòng vốn vào các ngành tiêu tốn năng lượng và tài nguyên, nhân lực, không thân thiện với môi trường, như luyện kim, sửa chữa tàu biển, dệt may, da giày, khai thác và tận thu khoáng sản không gắn với chế biến sâu…
Một số dự án FDI vi phạm pháp luật ô nhiễm môi trường như Công ty Vedan, Miwon, Formosa, khói bụi ô nhiễm của Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2, Công ty Lee&Men…
Kết luận hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh: “Vừa qua, chúng ta có tình trạng môi trường xấu bắt nguồn từ mô hình phát triển lấy tăng trưởng kinh tế làm trọng tâm dựa trên nền tảng công nghệ tiêu tốn năng lượng, lạm dụng quá mức tài nguyên, không gian môi trường. Thực sự chúng ta chưa lường hết yếu tố phức tạp về loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất tiềm ẩn rủi ro, sự cố môi trường”.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới. Theo đó, bảo vệ môi trường phải được xác định là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân.
Không thu hút đầu tư bằng mọi giá, chú trọng tiêu chí môi trường trong lựa chọn dự án đầu tư. Kiên quyết không vì tăng trưởng kinh tế mà đánh đổi môi trường. Không cho phép đầu tư các dự án, các loại hình sản xuất ô nhiễm môi trường, công nghệ sản xuất lạc hậu, nhất là dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường ở các địa bàn nhạy cảm
Đồng thời, thực hiện nghiêm túc nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Các đồng chí Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm về vấn đề môi trường trong phạm vi quản lý được giao.
Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm toàn diện về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Chính phủ coi đây là nhiệm vụ cần tập trung, ưu tiên trong chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế -xã hội ở địa phương. Ở đâu xảy ra môi trường ô nhiễm nặng, Chủ tịch UBND ở đó phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước Chính phủ.
Thủ tướng chỉ đạo, Bộ TNMT phải chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra giám sát thực thi luật pháp về bảo vệ môi trường. Bộ Công an, Bộ TNMT, các cơ quan chức năng nghiên cứu, có đề xuất cụ thể các giải pháp để phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng cảnh sát môi trường.
Các Bộ Tài chính, TNMT, KHĐT, các cơ quan có chức năng đề xuất cơ chế đột phá thể chế hóa các chính sách để đi liền với thu hút đầu tư, cho phép doanh nghiệp được khai thác nguồn thu trực tiếp từ người dân theo nguyên tắc “gây ô nhiễm môi trường phải trả tiền”, người được hưởng lợi từ môi trường phải trả chi phí.
Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp bảo vệ môi trường, phải có đánh giá tác động, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cụ thể…
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các tỉnh, rà soát quy hoạch xây dựng các khu xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại tại các địa phương, các khu vực kinh tế trọng điểm nơi có dự án lớn.
Bộ NNPTNT phải đưa ra tiêu chí môi trường cụ thể trong xét duyệt công nhận địa phương đạt chuẩn nông thôn mới. Bộ TNMT nghiên cứu, tiến tới triển khai việc đánh giá, xếp hạng công tác bảo vệ môi trường các địa phương từ năm 2017.
Tăng cường quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Quy chế Ứng phó sự cố môi trường. Bộ Tư pháp, Bộ TNMT tiến hành rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định của các luật đã ban hành từ Luật Bảo vệ Môi trường, đầu tư, xây dựng, khoa học công nghệ theo hướng đồng bộ, nâng cao hiệu lực, hiệu quả bảo vệ môi trường.
Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bộ TNMT tiếp thu ý kiến của các đại biểu, hoàn thiện Dự thảo Chỉ thị về Đẩy mạnh bảo vệ môi trường trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành vào đầu tuần tới.
PV
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
37 tỉnh, thành giảm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, 373 đơn vị cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 01/11/2024 21:41
Luân chuyển, chỉ định Phó Bí thư Huyện ủy các huyện Yên Thành, Quế Phong
Sự kiện 01/11/2024 21:39
Huy động 256.250 tỷ đồng để đầu tư phát triển văn hóa
Sự kiện 01/11/2024 17:28
Đại biểu đề nghị quy định về phòng cháy tại nhà chung cư cao tầng
Sự kiện 01/11/2024 13:57
Đảm bảo sự ổn định, vững chắc của hệ thống y tế
Sự kiện 31/10/2024 20:34
Đề nghị nâng mức hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
Sự kiện 31/10/2024 18:55
Gỡ vướng về đấu thầu để đẩy nhanh tiến độ mua sắm thuốc, đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh
Sự kiện 31/10/2024 13:27
TP.HCM: Dự kiến thu gần 33.000 tỷ đồng từ tiền sử dụng đất
Sự kiện 31/10/2024 08:53
Tạo khung pháp lý chung để quản lý hoạt động của tàu bay không người lái
Sự kiện 30/10/2024 22:44
Tổ chức chính quyền đô thị Hải Phòng tinh gọn, hiệu quả
Sự kiện 30/10/2024 21:15