16 ca mắc Covid-19: Khẩn trương dập "ổ dịch" tại Bệnh viện Bạch Mai
Sáng 29/3, Bộ Y tế cho biết, tính tới 6h ngày 29/3, đã ghi nhận thêm 5 trường hợp mắc mới, nâng tổng số người mắc Covid-19 của Việt Nam lên 179. Đáng chú ý, trong số 5 ca nhiễm mới, có đến 4 ca liên quan Bệnh viện Bạch Mai, đều làm việc tại Công ty Trường Sinh cung cấp dịch vụ cho Bệnh viện Bạch Mai và đều tiếp xúc với nhiều người. Như vậy, liên quan đến Bệnh viện Bạch Mai, hiện ghi nhận 16 bệnh nhân mắc Covid-19.
Đến nay, chỉ có bệnh nhân số 86, 87 và con của bệnh nhân số 86 là tìm thấy nguồn lây (lây tại Bệnh viện và gia đình bệnh nhân); các ca bệnh còn lại hiện chưa rõ ai lây cho ai, nguồn lây từ đâu.
Phun tiêu độc khử khuẩn Bệnh viện Bạch Mai ngay trong đêm 28/3 (Ảnh: Hữu Minh). |
Tại cuộc họp triển khai công tác phòng, chống dịch chiều 28/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết, hiện tất cả y, bác sỹ, nhân viên, bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai đã được cách ly, xét nghiệm. Tuy nhiên, Bệnh viện Bạch Mai là cơ sở y tế lớn, mỗi ngày có từ 10.000 - 15.000 người qua lại, không loại trừ nguy cơ lây nhiễm không chỉ từ bệnh nhân, cán bộ y tế, mà còn cả từ người đến thăm, người đến khám bệnh. Vì vậy, nguy cơ lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai cũng như các bệnh viện khác là rất lớn.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho hay, thời điểm này đã lần lượt kiểm soát các nguồn lây bệnh. “Bộ Y tế đề nghị nhân dân cung cấp thông tin về tất cả những người đã qua lại Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ ngày 12/3 để tiến hành khai báo y tế và kiểm soát. Các cán bộ, nhân viên y tế đang cách ly tại Bệnh viện Bạch Mai vẫn tiếp tục điều trị các bệnh nhân còn ở trong Bệnh viện. Bộ Y tế sẽ tiếp tục cung cấp thuốc men, vật tư y tế, trang thiết bị điều trị để bảo đảm các bộ, nhân viên y tế có thể hoàn thành nhiệm vụ điều trị cho bệnh nhân”, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.
Theo, PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam cho hay, 2 tuần nay, các chuyên gia dịch tễ học đã theo dõi rất sát và phân tích ngày đêm để cố tìm ra đường lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai. Ban đầu, các chuyên gia tập trung vào hướng lây nhiễm từ nhân viên y tế nhưng sau khi xét nghiệm thì thấy chưa thuyết phục. Hướng thứ hai, là dấu hiệu lây nhiễm từ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Tuy nhiên, điều tra dịch tễ tiếp theo cho thấy có nguồn lây nguy hiểm hơn nữa là từ nhân viên của các công ty cung cấp dịch vụ ăn uống, hậu cần trong Bệnh viện. Cụ thể, công ty cung cấp dịch vụ tại Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều người nhiễm. Ngoài ra, các chuyên gia dịch tễ đang tiếp tục điều tra nguồn lây bệnh từ những người chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp.
Ông Trần Đắc Phu cho rằng, nguy cơ lây nhiễm từ nhân viên các công ty cung cấp dịch vụ trong Bệnh viện, đội ngũ chăm sóc bệnh nhân chuyên nghiệp là rất nguy hiểm vì những người này di chuyển qua nhiều Bệnh viện. Tới đây, không chỉ Bệnh viện Bạch Mai mà các ệnh viện khác phải đặc biệt chú ý hai nguồn này.
Theo các chuyên gia y tế, một công việc vô cùng quan trọng để khoanh vùng và ngăn chặn dịch lây lan là phải lập được danh sách những người đến Bệnh viện Bạch Mai trong khoảng thời gian từ ngày 12/3 đến nay từ các nguồn: Danh sách bệnh nhân, nhân viên y tế, sinh viên y thực tập, các cán bộ y tế học tập trao đổi kinh nghiệm… do Bệnh viện Bạch Mai lập; những thu nhận truy vết từ hệ thống y tế cơ sở của Hà Nội và các tỉnh, thành; những đơn vị, cá nhân cung cấp dịch vụ vào bệnh viện. Sau đó kết hợp với điều tra dịch tễ học để phân loại các nhóm cần cách ly tập trung và xét nghiệm ngay, nhóm cách ly tại gia đình và được theo dõi y tế… tránh để lây nhiễm rộng ra cộng đồng.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 nhấn mạnh, Bệnh viện Bạch Mai là tuyến cuối, mỗi ngày có hàng chục nghìn người qua lại và trong những ngày qua UBND TP Hà Nội đã rất chủ động, tích cực, trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để chỉ đạo Bệnh viện Bạch Mai thực hiện các biện pháp cần thiết.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu phải quyết liệt hơn, lên danh sách toàn bộ những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay. Tỉnh, thành phố nào có người đến Bệnh viện Bạch Mai đều phải vào cuộc quyết liệt chứ không chỉ TP Hà Nội. Các lực lượng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để dập bằng được "ổ dịch" này.
Từ sáng 28/3, ngay sau khi tuyên bố dừng tiếp nhận bệnh nhân mới, "nội bất xuất, ngoại bất nhập", lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã hoàn tất lấy mẫu xét nghiệm 5.000 cán bộ nhân viên, bệnh nhân và thân nhân còn ở lại bệnh viện.
Cũng từ sáng 28/3, Bệnh viện Bạch Mai không tiếp nhận bệnh nhân mới, các cán bộ, nhân viên y tế đang ở trong Bệnh viện được cách ly tập trung tại viện. Các bệnh nhân đang nằm trong Bệnh viện sẽ tiếp tục được điều trị, trường hợp được điều trị khỏi phải bảo đảm đầy đủ các điều kiện về dịch tễ mới được xuất viện.
Các bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo cũng được tiếp tục điều trị. Bệnh viện Bạch Mai sẽ hướng dẫn và có quy chế đối với các bệnh nhân này để họ tự cách ly tại nơi cư trú trong thời gian có dịch, thực hiện khai báo y tế bắt buộc theo quy định của TP Hà Nội để giám sát việc di chuyển, đảm bảo tránh mọi nguy cơ bị lây nhiễm hoặc để lây nhiễm trong cộng đồng.
UBND TP Hà Nội đề nghị tạm dừng các dịch vụ hiện có tại Bệnh viện Bạch Mai, trừ dịch vụ tang lễ. Nếu có bệnh nhân tử vong tại Bệnh viện thì thực hiện tang lễ theo đúng quy định trong thời điểm có dịch, mỗi đám tang không nên có quá 20 người tham dự.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp một số điện thoại 8889 để những ai đến Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 12/3 đến nay nhắn tin thông báo, hoặc bất kể ai biết thông tin về những người đã đến Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian nêu trên có thể nhắn tin phản ánh. Số 8889 đi vào hoạt động từ 7h00 sáng 29/3/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44