10 sự kiện nổi bật của Quốc hội trong năm 2017

Trong năm 2017, năm thứ hai của nhiệm kỳ khóa XIV, cùng với các cơ quan trong bộ máy nhà nước, Quốc hội tiếp tục thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, phấn đấu xây dựng một Quốc hội đoàn kết, sáng tạo và hành động vì lợi ích của nhân dân. Tinh thần này được thể hiện rõ trong các hoạt động của Quốc hội, đặc biệt là tại Kỳ họp thứ 3 và Kỳ họp thứ 4, đánh dấu một năm hoạt động tích cực, hiệu quả, đổi mới của Quốc hội.
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017 “Hai cái nhất” của một kỳ họp Quốc hội
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017 Kết thúc tốt đẹp, hoàn thành chương trình đề ra
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017 Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quy hoạch
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017 Đảm bảo tiến độ dự án cao tốc Bắc - Nam
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017 Chậm nhất 2020 phải áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới
10 su kien noi bat cua quoc hoi trong nam 2017
Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV. (Ảnh: Trần Hải)

Nhân kỷ niệm 72 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6-1-1946 – 6-1-2018) và nhân dịp đầu năm mới 2018, Văn phòng Quốc hội tổng kết những sự kiện nổi bật trong năm 2017 của Quốc hội như sau:

1. Ban hành nhiều đạo luật, nghị quyết quan trọng, mang tính đột phá

Trong năm 2017, Quốc hội đã xem xét, thông qua 18 dự án luật nhằm tiếp tục thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, hoàn thiện hệ thống pháp luật về thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, phòng, chống tham nhũng, lãng phí... Đặc biệt trong đó có nhiều đạo luật quan trọng, có tính đột phá trong các lĩnh vực như khoa học, công nghệ, quy hoạch, quản lý nợ công, quản lý tài sản công, quản lý ngoại thương, tư pháp, cơ cấu lại tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phát triển lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, thúc đẩy hoạt động đối ngoại.

Đồng thời, để bảo đảm chất lượng của các dự án luật, năm 2017, Quốc hội cũng đã quyết định xem xét, thông qua một số dự án luật theo quy trình thông qua tại ba kỳ họp như: Luật Quy hoạch; Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật Tố cáo (sửa đổi). Lần đầu tiên Ủy ban Thường vụ Quốc hội mở thêm hội nghị trong thời gian diễn ra kỳ họp Quốc hội để thảo luận về một dự án luật. Đây là nỗ lực của Quốc hội, thể hiện sự thận trọng, trách nhiệm cao trong hoạt động lập pháp nhằm nâng cao chất lượng của các đạo luật được Quốc hội ban hành.

2. Quốc hội tiến hành hoạt động giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm và về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước

Trong năm 2017, Quốc hội đã tiến hành giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước giai đoạn 2011- 2016. Đây là nội dung có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình cải cách thể chế, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nước. Trên cơ sở kết quả giám sát, ngày 24-11-2017, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nội dung của Nghị quyết đã kịp thời thể chế hóa các quy định của Nghị quyết số 18-NQ/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6, khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tạo cơ sở cho quá trình tiếp tục đổi mới, cải cách của đất nước ta trong thời gian sắp tới.

Trong năm 2017, Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát tối cao về việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2011 - 2016 và thông qua Nghị quyết về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm giai đoạn 2016 - 2020. Đây là nội dung thu hút sự quan tâm đặc biệt của các đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước, đặt ra các nhóm giải pháp tổng thể nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém, đẩy mạnh thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm.

3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ký, ban hành Nghị quyết liên tịch về giám sát và phản biện xã hội

Nhằm cụ thể hóa Điều 27 và 34 của Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chiều 15-6-2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức lễ ký Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết các hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Đây là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý quan trọng, góp phần tiếp tục cụ thể hóa quy định về hình thức giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, góp phần để hoạt động này thực sự trở thành một kênh quan trọng trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, sáng tạo của nhân dân, tạo đồng thuận xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

4. Thông qua nhiều nghị quyết về các vấn đề quan trọng của đất nước

Trong năm 2017, Quốc hội đã thảo luận, cân nhắc thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện các yếu tố và thông qua nhiều nghị quyết quan trọng, trong đó, có những chính sách đột phá, tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến bắc - nam phía đông giai đoạn 2017 - 2020; Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng Hàng không quốc tế Long Thành; Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Hồ Chí Minh.

5. Số lượng đại biểu Quốc hội tham gia chất vấn, tham gia tranh luận tại các phiên họp toàn thể của Quốc hội cao nhất từ trước đến nay

Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của Quốc hội trong năm 2017 là việc tăng cường tính đối thoại và tranh luận trong các phiên họp toàn thể của Quốc hội. Chỉ tính riêng trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3 đã có hơn 196 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 58 lượt đại biểu Quốc hội tham gia tranh luận; tại kỳ họp thứ 4 đã có 191 lượt đại biểu đặt câu hỏi chất vấn và 37 lượt đại biểu tham gia tranh luận. Các đại biểu Quốc hội không chỉ tranh luận với các bộ trưởng, trưởng ngành mà còn tranh luận với các đại biểu Quốc hội khác về những ý kiến được phát biểu tại Hội trường. Việc tranh luận diễn ra công khai, dân chủ để các đại biểu có thể nói rõ quan điểm, lập luận, chính kiến của mình. Qua đó, các cơ quan có thẩm quyền có thêm cơ sở để cân nhắc, quyết định các vấn đề quan trọng một cách chắc chắn, đầy đủ và chính xác hơn.

6. Số lượng các phiên họp toàn thể của Quốc hội được phát thanh, truyền hình trực tiếp nhiều nhất từ trước tới nay

Để tạo điều kiện cho cử tri và nhân dân cả nước theo dõi, nắm bắt kịp thời những nội dung quan trọng được Quốc hội xem xét, thông qua, trong chương trình nghị sự kỳ họp thứ 4, Quốc hội đã bố trí 11 ngày trong tổng số 26 ngày làm việc được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Trong đó có những nội dung lần đầu tiên được bố trí thảo luận tại Hội trường và được phát thanh, truyền hình trực tiếp như báo cáo của các ngành tư pháp, báo cáo phòng, chống tham nhũng, báo cáo về việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới và báo cáo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân. Lần đầu tiên phiên thảo luận về ngân sách nhà nước được truyền hình trực tiếp và được bố trí thảo luận chung với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.

Đây là một trong những điểm nhấn của kỳ họp thứ 4 được dư luận cử tri đánh giá cao. Điều này cho thấy tính dân chủ, cởi mở trong hoạt động của Quốc hội ngày càng được thể hiện rõ nét và từng bước đáp ứng nhu cầu tham gia của người dân vào các hoạt động quan trọng của đất nước.

7. Công tác nhân sự được tiến hành chặt chẽ, đúng trình tự, thủ tục luật định và đạt sự đồng thuận cao

Trong năm 2017, nhiều quyết định về công tác nhân sự đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành một cách chặt chẽ, nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục luật định, có sự phối hợp chặt chẽ với quy trình nhân sự của Đảng, Nhà Nước và tạo sự đồng thuận cao. Theo đó, xét đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội đã tiến hành phê chuẩn việc miễn nhiệm, bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Giao thông Vận tải và Tổng Thanh tra Chính phủ.

Cũng trong năm 2017, lần đầu tiên trong hoạt động của Quốc hội, chỉ trong một năm Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã quyết định cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu đối với một trường hợp và tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội đối với hai trường hợp khác do bị thi hành kỷ luật hoặc có vi phạm bị khởi tố bị can, bắt tạm giam phục vụ công tác điều tra.

8. Tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề IPU về Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp

Trong các ngày từ ngày 10 đến ngày 13-5-2017, Quốc hội Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị chuyên đề của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững”.

Hội nghị đã nhấn mạnh Quốc hội các nước cần hành động mạnh mẽ và đồng bộ hơn nữa để ứng phó biến đổi khí hậu, thông qua việc tăng cường vai trò lập pháp và giám sát của Quốc hội, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên quy mô toàn cầu, thúc đẩy hỗ trợ người nghèo, người yếu thế, phụ nữ, trẻ em và những khu vực bị tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu. Đồng thời, cần tăng cường giám sát, bảo đảm phân bổ ngân sách và các nguồn lực cần thiết để thực hiện các cam kết quốc gia và các mục tiêu phát triển bền vững ưu tiên.

Trong khuôn khổ Hội nghị, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) phối hợp Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) tổ chức công bố Bộ tiêu chí tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững dành cho các Nghị viện. Đây là lần đầu tiên Quốc hội các nước có những tiêu chí toàn diện, cụ thể, hiệu quả để có thể tự đánh giá tiến độ và chất lượng triển khai thực hiện những cam kết nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững.

9. Quốc hội Việt Nam giữ chức Chủ tịch APPF nhiệm kỳ 2017 - 2018

Ngày 11-5-2017, tại Hội trường Thống Nhất, thành phố Hồ Chí Minh, Lễ chuyển giao chức Chủ tịch Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF) giữa Quốc hội Fiji và Quốc hội Việt Nam đã diễn ra trong không khí trang trọng, ấm tình hữu nghị, đoàn kết. Qua buổi lễ này, Chủ tịch Quốc hội nước ta đã chính thức đảm nhận chức Chủ tịch APPF nhiệm kỳ 2017 – 2018.

Hiện nay, Quốc hội Việt Nam đang gấp rút, tích cực chuẩn bị cho Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á- Thái Bình Dương (APPF-26) sẽ được tổ chức từ ngày 18-1 đến ngày 21-1-2018 tại Hà Nội. Với chủ đề: “Quan hệ đối tác nghị viện vì Hòa bình, Sáng tạo và Phát triển bền vững”, Hội nghị thường niên APPF-26 là hành động thiết thực của các Nghị sĩ ủng hộ Tuyên bố Đà Nẵng về “Tạo động lực mới cùng vun đắp tương lai chung” mà Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25 đã thông qua. APPF và APEC sẽ tiếp tục song hành, góp phần thúc đẩy vai trò của châu Á - Thái Bình Dương là động lực của tăng trưởng và liên kết kinh tế toàn cầu.

10. Chuyển giao Kênh truyền hình Quốc hội về Văn phòng Quốc hội

Sau gần ba năm thành lập, Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam đã hoạt động ổn định, hiệu quả, không ngừng phát triển, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để tăng cường hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền về hoạt động của Quốc hội, góp phần xây dựng Quốc hội công khai, minh bạch, gần gũi với dân, trên cơ sở đề nghị của Văn phòng Quốc hội, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 427/2017/UBTVQH14, giao Văn phòng Quốc hội tiếp nhận nguyên trạng Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam từ Đài Tiếng nói Việt Nam, đổi tên thành Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Trên cơ sở Nghị quyết này, ngày 20-10-2017, tại trụ sở Đài tiếng nói Việt Nam, Văn phòng Quốc hội và Đài Tiếng nói Việt Nam đã tổ chức Lễ bàn giao Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam chính thức về Văn phòng Quốc hội.

Theo Báo Nhân dân

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

"Chỉ bàn làm, không bàn lùi" để thúc đẩy giải ngân trên 95% vốn đầu tư công

(LĐTĐ) Biểu dương những nơi làm tốt và phê bình nghiêm khắc những bộ, ngành, địa phương chưa làm tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh "5 quyết tâm", "5 bảo đảm" để phấn đấu giải ngân trên 95% kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2024 đã được giao (gần 670 nghìn tỷ đồng).
TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

TP.HCM: Giải ngân hơn 711 tỷ đồng vốn ODA

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), trong 6 tháng đầu năm 2024, Thành phố đã giải ngân được 711,162 tỷ đồng vốn ODA, đạt 13,24% so với kế hoạch năm 2024.
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

Thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở các tòa chung cư lớn để lắng nghe nguyện vọng nhân dân

(LĐTĐ) Nhiệm kỳ 2024 - 2029, thành phố Hà Nội cần xem xét thí điểm thành lập Ban Công tác Mặt trận ở những tòa chung cư lớn để góp phần lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các hộ gia đình trên địa bàn. Đó là gợi mở của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam Đỗ Văn Chiến với thành phố Hà Nội.
TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

TP.HCM: Bàn giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) khóa X, (nhiệm kỳ 2021 - 2026) tổ chức Kỳ họp thứ 17 với nhiều nội dung quan trọng, trong đó có nội dung họp bàn các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội những tháng còn lại của năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động