Y tế thông minh, bệnh nhân hưởng lợi

(LĐTĐ) Hiện các bệnh viện từ Trung ương tới địa phương đã ứng dụng triển khai khám bệnh thông qua hệ thống công nghệ thông tin như “telehealth” hay “telemedicine”, được hiểu là khám chữa bệnh từ xa. Việc áp dụng tư vấn khám, chữa bệnh từ xa đóng vai trò là cánh tay nối dài của hệ thống y tế, phát huy hiệu quả cao nhất việc chăm lo sức khỏe cho nhân dân.
Hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong khám chữa bệnh Kích hoạt Trung tâm tư vấn, khám chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Nối gần khoảng cách y tế tuyến trên và tuyến dưới

Y tế là lĩnh vực tiên phong triển khai ứng dụng các nền tảng số dùng chung quốc gia, với mong muốn đưa công nghệ tới gần y, bác sĩ, người dân. Qua đó, mở ra cơ hội cho các bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa được tiếp cận với các chuyên gia đầu ngành và các y, bác sĩ tuyến dưới cũng được nâng cao tay nghề, tiến tới thu hẹp khoảng cách giữa y tế các tuyến.

Y tế thông minh, bệnh nhân hưởng lợi
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình cùng các đồng nghiệp đang hỗ trợ chuyên môn điều trị một ca bệnh ung thư qua hội chẩn từ xa

Phát biểu tại Hội thảo thảo về ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh do Bộ Y tế tổ chức vừa qua, Giáo sư, Tiến sĩ Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: "Trong lĩnh vực y tế, rất nhiều ứng dụng công nghệ đã được triển khai trên thế giới. Thực tế đã cho thấy, nơi nào công nghệ thông tin phát triển, nơi đó sẽ hiện đại hơn, ưu việt hơn, thuận tiện hơn và có điều kiện tốt hơn để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh".

Theo thứ trưởng Bộ Y tế, hơn hai năm qua, hệ thống khám, chữa bệnh ở nước ta đã ghi nhận những nỗ lực phi thường, những vất vả gian lao trong phòng, chống dịch Covid-19 và thực hiện nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân. Trong những lúc khó khăn đó, Việt Nam đã triển khai thành công đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" và khai trương 1.000 điểm cầu trên cả nước. Đến nay, Đề án đang được các địa phương tích cực triển khai với hàng vạn lượt người bệnh được tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và lan tỏa ra khắp mọi miền Tổ quốc.

"Để thực hiện thành công các nhiệm vụ trên, cùng đồng hành hỗ trợ với những người thầy thuốc chính là đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin cùng các phương tiện, máy móc, đường truyền... Chúng ta đã làm việc rất hiệu quả, tích cực như những người lính, giúp kết nối giữa các bệnh viện tuyến trên với tuyến dưới và người bệnh", Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho hay.

Đơn cử, tại Bệnh viện K, qua ứng dụng telehealth các chuyên gia của Bệnh viện đã tham gia hội chẩn và đưa ra phác đồ điều trị hàng trăm ca bệnh tại tuyến dưới. Trong đó có những ca bệnh được kết nối hội chẩn, đưa ra phác đồ điều trị bởi chuyên gia hàng đầu của thế giới. Chia sẻ với báo chí, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện K chia sẻ: Từ cuối tháng 8/2020, Bệnh viện K triển khai đưa vào hoạt động hệ thống khám, chữa bệnh từ xa. Việc triển khai khám, chữa bệnh từ xa từ thời điểm đó là một trong những giải pháp quan trọng góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên và có nhiều lợi ích cho người bệnh và các cơ sở y tế.

Cụ thể, việc khám chữa bệnh từ xa góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả khám chữa bệnh của các bệnh viện tuyến dưới; hạn chế người bệnh đến cơ sở khám, chữa bệnh trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp. Đặc biệt, một điểm nhấn trong thực hiện khám, chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện K là đơn vị đã kết nối hệ thống telehealth với chuyên gia nước ngoài.

Điều này có nghĩa là các chuyên gia hàng đầu về ung thư của Trung tâm ung thư Curie ở Pari (Pháp), Trung tâm ung thư ở Tokyo, ở Mỹ… có thể hội chẩn trực tuyến với bác sĩ và ca bệnh ở cơ sở điều trị tuyến dưới trong hệ thống khám, chữa bệnh từ xa của Bệnh viện K. “Như vậy, rõ ràng bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa sẽ được hưởng những phác đồ điều trị ở những nơi có nền y học phát triển” - Phó Giáo sư Phạm Văn Bình cho biết.

Đến nay, Bệnh viện đã thực hiện kết nối hội chẩn từ xa hàng trăm trường hợp bệnh nhân. Đối với nhiều ca bệnh phức tạp, Ban Giám đốc Bệnh K và các chuyên gia đầu ngành cùng các y, bác sĩ tuyến dưới cùng trực tiếp hội chẩn để thống nhất đưa ra kết luận, hướng điều trị ca bệnh. Điển hình như trường hợp bệnh nhân hết sức đặc biệt, đó là trong giai đoạn cao điểm của dịch Covid-19, Bệnh viện K có tiếp nhận ca bệnh ung thư cổ tử cung đang mang thai 28 tuần.

Với mong muốn mang lại điều tốt nhất cho thai phụ ung thư này, các chuyên gia của Bệnh viện K đã quyết định hội chẩn trực tuyến qua telehealth với giáo sư hàng đầu về ung thư sản phụ khoa tại Pari và các chuyên gia sản khoa của Bệnh viện Phụ sản Trung ương để cùng trao đổi, thảo luận kỹ lưỡng, qua đó đã tìm ra một phác đồ điều trị tối ưu cho người bệnh.

“Chúng tôi đã nỗ lực giữ bệnh nhân này tiếp tục cố gắng điều trị thêm 8 tuần trong bệnh viện với cách chăm sóc đầy đủ như: Nâng cao thể trạng, truyền máu,… để đạt 2 mục tiêu là giữ thai nhi đến tầm tuổi có thể phẫu thuật được và xây dựng kế hoạch khi phẫu thuật "bắt con" thì tiến hành phẫu thuật điều trị ung thư cổ tử cung cho mẹ luôn. Và chúng tôi đã làm được điều đó với kết quả đạt được hết sức vui mừng đó là cháu bé chào đời, phát triển khỏe mạnh; người mẹ được điều trị ung thư một cách triệt để sau đó được áp dụng các phương pháp điều trị bổ trợ, sức khỏe của mẹ tiến triển tốt…

Phát huy vai trò của khám chữa bệnh từ xa

Hiện nay, hoạt động tại các bệnh viện đã dần trở lại bình thường, không phải thực hiện giãn cách để phòng, chống dịch Covid-19. Tuy nhiên các bệnh viện vẫn phát huy vai trò của khám chữa bệnh từ xa. Theo Phó Giáo sư Phạm Văn Bình: Có thể nói, việc triển khai khám, chữa bệnh từ xa chuyên ngành ung thư nói riêng và toàn ngành Y tế nói chung có rất nhiều hiệu quả. Không chỉ trong giai đoạn phòng, chống dịch mà ngay cả hiện nay vẫn phát huy giá trị về chẩn đoán, trao đổi và chia sẻ thông tin trong điều trị cho người bệnh ở tuyến dưới, cũng như đào tạo, bổ sung kiến thức cho chính các y, bác sĩ tại đó.

Việc ứng dụng công nghệ để khám chữa bệnh từ xa càng thường quy sẽ góp phần giảm tải cho tuyến trên. Lúc đó, tuyến trên tập trung điều trị các ca bệnh khó, chuyên môn sâu còn các trung tâm ung bướu tuyến dưới hoàn toàn điều trị các trường hợp còn lại. Hiện, Bệnh viện K đã triển khai kết nối hệ thống khám, chữa bệnh từ xa với 64 điểm cầu, là các bệnh viện, trung tâm ung bướu trên cả nước. Trong suốt 2 năm qua, mối liên hệ này hết sức chặt chẽ, điều này không chỉ thể hiện trong giai đoạn dịch căng thẳng mà hiện nay việc giao ban chuyên môn, hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa với tuyến dưới vẫn được duy trì.

“Chúng tôi triển khai duy trì khám, chữa bệnh từ xa thông qua chương trình “tâm điểm ung thư” vào chiều các ngày thứ sáu hằng tuần. Với các chủ đề mà qua tổng hợp tuyến dưới và người dân cùng quan tâm như: Ung thư phổi, ung thư vú, ung thư tuyến giáp, ung thư cổ tử cung… hoặc các ung thư phần mềm khác” - Phó Giáo sư Phạm Văn Bình chia sẻ.

Để khám, chữa bệnh từ xa phát huy hiệu quả, theo Phó Giám đốc phụ trách chuyên môn Bệnh viện K có 3 yếu tố cần được chú trọng, trong đó, bản thân đơn vị y tế tuyến trên - tuyến cuối cũng như các bác sĩ, chuyên gia tại đây phải thường xuyên cập nhật các kiến thức mới nhất về khám, chẩn đoán, điều trị bệnh. Việc bồi dưỡng kiến thức liên tục không chỉ làm giàu thêm về kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cho các y, bác sĩ mà còn là để tiệm cận nhanh chóng với nền y tế tiên tiến trên thế giới.

“Đồng thời, cần phải xác định khám, chữa bệnh từ xa không chỉ đơn thuần là hội chẩn ca bệnh, mà một vấn đề không kém phần quan trọng là đào tạo. Do đó, chúng ta phải giữ liên lạc liên tục và trao đổi thường xuyên với các chuyên gia nước ngoài cũng như tuyến dưới nhằm tạo nên sự gắn kết liên tục giữa các tuyến y tế trong hệ thống mạng lưới ung thư” - Phó Giáo sư Phạm Văn Bình nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, vị chuyên gia y tế này cũng đánh giá yếu tố hạ tầng rất quan trọng, để khám, chữa bệnh từ xa thực sự phát huy ý nghĩa, tại các cơ sở y tế cần được đầu tư mạnh mẽ, đồng bộ về hạ tầng, nền công nghệ, đường truyền… để bảo đảm kết nối thông tin được xuyên suốt, thuận lợi cho khám, hội chẩn từ xa./.

Bằng cách ứng dụng công nghệ, giải pháp khám chữa bệnh từ xa đã xóa đi rào cản về địa lý, tạo ra được mạng lưới y tế không còn giới hạn giữa các tuyến, hỗ trợ chuyên môn; đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi số hóa ngành Y. Bên cạnh đó, việc mở rộng hoạt động khám, chữa bệnh từ xa có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình đổi mới của ngành Y tế nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh toàn tuyến, hướng tới sự hài lòng của người dân khi sử dụng dịch vụ y tế.
Minh Khuê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội ngày 22/11, ngày nắng, gió Đông Bắc cấp 2-3, đêm và sáng sớm trời rét.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.

Tin khác

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận và điều trị thành công cho một bệnh nhân sốt xuất huyết nặng. Nam bệnh nhân đã bị mất 1/2 lượng máu trong cơ thể khi bị sốt xuất huyết ở ngày thứ 6.
Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

Khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin

(LĐTĐ) Ngày 21/11, trong khuôn khổ Hội thảo - Triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) đã khai trương Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 21/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án: "Ứng dụng y tế từ xa nhằm tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế cho các nhóm yếu thế tại Việt Nam".
Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

Bảo đảm an toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia

(LĐTĐ) Ngày 21/11, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam phối hợp với Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức hội thảo - triển lãm Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, với chủ đề “An toàn thông tin cho hạ tầng dữ liệu và nền tảng số quốc gia”.
Đượm nồng bếp củi mùa đông

Đượm nồng bếp củi mùa đông

(LĐTĐ) Đêm đầu đông. Trăng chếch ngọn lọt vào song thưa, gió se sẽ mang theo hơi lạnh về áp kề từng làn da mỏng. Nhìn ánh lửa bập bùng bên chái bếp, tỏa ánh sáng rực hồng cả gian nhà tranh nhỏ. Nhìn dáng mẹ lui hui thổi lửa, bàn tay gầy đun đẩy từng thanh củi khô. Bóng dáng quê hương muôn năm cũ bỗng nhiên hiển hiện, thấy ấm lòng một miền thương da diết mãi: bếp củi quê nghèo, bếp củi mẹ nhen!
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh

(LĐTĐ) Đến Trung tâm Điều dưỡng Thương binh tỉnh Nghệ An, thực sự xúc động trước những đau thương, mất mát do chiến tranh của các thương, bệnh binh và thêm trân quý sự tận tình, chăm lo cho các bác thương, bệnh binh của đội ngũ cán bộ, nhân viên nơi đây.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV

(LĐTĐ) Dịch HIV/AIDS tại Việt Nam đang có nhiều diễn biến phức tạp với sự thay đổi rõ rệt trong hình thái lây nhiễm. Trong đó, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM) vẫn là nguồn lây chính của dịch HIV trong năm 2024. Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV mới tại Việt Nam ngày càng trẻ hóa.
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo

(LĐTĐ) Để công nghiệp văn hóa Hà Nội thực sự "cất cánh" và trở thành trung tâm sáng tạo hàng đầu, sự kiện thường niên như Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội đang được xem là "bệ phóng" không thể thiếu trong hành trình phát triển này.
Xem thêm
Phiên bản di động