Xung quanh dự thảo đề xuất quản lý thu, chi tiền công đức
Bộ VH,TT&DL yêu cầu công khai tiền công đức trong mùa lễ hội 2016 Bắt giữ 3 đối tượng chuyên trộm cắp tiền công đức |
Thu từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở quản lý di tích
phải nộp vào Ngân hàng hoặc Kho bạc
Về việc quyên góp, tiếp nhận các khoản công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội, Điều 2 Dự thảo Thông tư quy định: Việc công đức, tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội mang tính tự nguyện, không được ép buộc tổ chức, cá nhân đóng góp; không tiếp nhận tiền công đức, tài trợ kèm theo các điều kiện làm sai lệch bản chất, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống của lễ hội, làm sai lệch kiến trúc di tích;
Tiền công đức không thuộc sở hữu cá nhân và không phản ánh vào ngân sách nhà nước, mà được để lại toàn bộ cho cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, quản lý di tích sử dụng; việc tiếp nhận, quản lý, sử dụng tiền công đức tài trợ cho tổ chức lễ hội, di tích và hoạt động lễ hội phải có sổ sách thu chi nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch, đúng mục đích.
Theo Dự thảo Thông tư, không tiếp nhận tiền công đức, tài trợ kèm theo các điều kiện làm sai lệch bản chất, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa, truyền thống của lễ hội, làm sai lệch kiến trúc di tích. (Ảnh: Minh họa) |
Dự thảo Thông tư cũng quy định cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội, cơ sở quản lý di tích tiếp nhận công đức, tài trợ phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu, chi tài chính cho công tác tổ chức lễ hội, quản lý di tích và hoạt động lễ hội. Đáng chú ý, về vấn đề quản lý tiền công đức, tài trợ cho di tích, Điều 5 Dự thảo Thông tư quy định: Tùy theo lượng tiền tiếp nhận, định kỳ hàng ngày hoặc hàng tuần thực hiện kiểm kê, khi số tiền tiếp nhận được từ 100 triệu đồng trở lên, cơ sở quản lý di tích phải nộp vào tài khoản tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước;
Đối với việc công đức, tài trợ bằng tiền mặt, người làm công đức, tài trợ sẽ bỏ vào hòm công đức, đưa cho bộ phận tiếp nhận tại di tích; đối với công đức, tài trợ bằng giấy tờ có giá trị, người làm công đức, tài trợ chuyển cho cơ sở quản lý di tích…; hòm công đức phải được niêm phong và sử dụng tối thiểu hai loại khóa, chìa của mỗi khóa được giao cho cơ sở quản lý di tích và Trưởng ban quản lý di tích quản lý độc lập…
Về Dự thảo này, một số nhà nghiên cứu pháp luật và quản lý văn hóa cho rằng để áp dụng vào thực tiễn thì có nhiều vấn đề Bộ Tài chính cần phải cân nhắc bởi các cơ sở của tôn giáo (chùa, nhà thờ…) thì đã có những quy định của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo điều chỉnh. Ví dụ, tại Điều 56, 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quy định: Việc quản lý, sử dụng tài sản của cơ sở, tổ chức tôn giáo phải đúng mục đích. Một số chuyên gia cũng cho rằng, chính quyền chỉ nên quản lý về mặt nhà nước đối với các hoạt động của di tích (đền, chùa…) sao cho đúng với Hiến chương của Giáo hội và quy định của pháp luật hiện hành. Việc chính quyền can thiệp vào việc quản lý tiền công đức của di tích là không đúng, sẽ có nhiều bất cập.
Vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn, cần làm sáng tỏ
Liên quan đến việc góp ý cho Dự thảo Thông tư trên của Bộ Tài chính, Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có văn bản gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo các tỉnh, thành phố để cho ý kiến đóng góp về nội dung của Dự thảo Thông tư.
Hiện tại đã có một số văn bản góp ý gửi về Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Bộ Tài chính. Cụ thể, tại văn bản góp ý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh, Hòa thượng Thích Thanh Quyết - Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cho rằng Dự thảo này chỉ phù hợp áp dụng đối với việc quản lý các lễ hội và di tích bình thường, qua đó đảm bảo sự công khai, minh bạch chứ không phù hợp với lễ hội và di tích tôn giáo (như chùa của Phật giáo, nhà thờ của Công giáo…). Do đó, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đề nghị Bộ Tài chính không đưa vào quản lý tiền công đức đối với các di tích là chùa, nhà thờ dù đã được kiểm đếm danh mục di tích.
Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Quảng Ninh cũng cho rằng, các chùa thờ Phật là các cơ sở Phật giáo nếu có giá trị được nhà nước xếp hạng di tích thì các hoạt động Phật giáo tại các chùa đó vẫn diễn ra bình thường (Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo). Việc xếp hạng di tích không đồng nghĩa với việc quốc hữu hóa di tích.
Việc cúng dường vào các thùng công đức tại các tự viện, chùa, cơ sở tự viện Phật giáo của bà con nhân dân, tín đồ Phật tử là sự kính tin, cúng dường Tam Bảo. (Ảnh: Minh họa) |
Cùng đóng góp ý kiến cho Dự thảo Thông tư, Hòa thượng Thích Huệ Thông - Phó Tổng Thư ký kiêm Chánh văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bình Dương cho rằng các cơ sở tự viện Phật giáo được công nhận di tích là giáo sản của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, việc công nhận di tích không làm thay đổi chủ thể sở hữu công trình di tích, mà chỉ để “tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá”. Điều này đã được đề cập trong Luật Di sản văn hóa.
Các sinh hoạt tôn giáo, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo tại các cơ sở tự viện Phật giáo được công nhận di tích đều mang tính nghi lễ tôn giáo, không phải lễ hội mang yếu tố di tích. Việc cúng dường vào các thùng công đức tại các tự viện, chùa, cơ sở tự viện Phật giáo của bà con nhân dân, tín đồ Phật tử là sự kính tin, cúng dường Tam Bảo.
Theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, dù Dự thảo Thông tư có đề cập tương đối về đối tượng áp dụng, tuy nhiên vấn đề này còn mập mờ, mơ hồ về việc quản lý, sử dụng hòm công đức, cũng như việc làm rõ hai yếu tố cơ sở tôn giáo và cơ sở tín ngưỡng đã được quy định tại Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và Nghị định 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo. Do đó, mục đích việc đề nghị là làm rõ vấn đề này, để tránh tình trạng hiểu nhầm, làm mất đi ý nghĩa và truyền thống cúng dường Tam Bảo do các tín đồ Phật giáo có niềm tin với việc ủng hộ, tài trợ tiền công đức cho lễ hội và di tích.
Cũng theo Hòa thượng Thích Huệ Thông, hiện nay có rất nhiều chùa được công nhận di tích lịch sử cấp Quốc gia và cấp tỉnh, những ngôi chùa được công nhận này không có tổ chức lễ hội mang tính dân gian mà chỉ diễn ra các nghi lễ mang tính thuần tuý, truyền thống của tôn giáo mình; việc cúng dường Tam Bảo là biểu hiện niềm tin tôn giáo của tín đồ Phật giáo như cầu an, cầu siêu, cúng dường nuôi dưỡng Tăng Ni,… Do đó, không thể áp dụng theo Dự thảo Thông tư này vì đây chỉ là việc cúng dường thuần tuý như các ngôi chùa không là di tích.
Từ những lý do trên, Hòa thượng Thích Huệ Thông đề nghị Thông tư nên thêm 1 điều khoản: “Các cơ sở thờ tự (chùa) là di tích lịch sử cấp Quốc gia, cấp tỉnh không tổ chức lễ hội, không sử dụng kinh phí và ngân sách nhà nước trong việc tổ chức lễ hội, không đặt hòm công đức liên quan đến di tích thì không áp dụng về quản lý tài chính theo Thông tư này; hoặc trường hợp có đặt hòm công đức, thì nên phân biệt hòm công đức chỉ dành cho việc tổ chức lễ hội, trùng tu di tích và các yếu tố có liên quan thì hòm công đức này sẽ được Ban Quản lý di tích quản lý theo quy định; hòm cúng dường Tam Bảo là để phục vụ các sinh hoạt cho công tác Phật sự, nuôi dưỡng Tăng Ni tại tự viện có di tích, không thuộc sự quản lý trong phạm vi Thông tư này”.
Trao đổi với Lao động Thủ đô về vấn đề trên, Thượng tọa Thích Đức Thiện - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hội đồng Trị sự - Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết sau khi tập hợp các ý kiến của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành, Giáo hội Phật giáo Việt Nam sẽ có văn bản chính thức gửi Bộ Tài chính.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51